Chỉ thị 01/CT-UBND 2025 tổ chức thực hiện Tổng điều tra nông thôn nông nghiệp Hưng Yên

ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/CT-UBND |
Hưng Yên, ngày 18 tháng 02 năm 2025 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN TỔNG ĐIỀU TRA NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Quyết định số 484/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025.
Tổng điều tra có quy mô lớn, tính chất phức tạp, phạm vi điều tra rộng; kết quả điều tra nhằm phục vụ công tác biên soạn các chỉ tiêu thống kê liên quan thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; biên soạn các chỉ tiêu kinh tế - xã hội phục vụ việc đánh giá thực trạng, phân tích xu hướng biến đổi, xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển nông thôn và cải thiện mức sống dân cư nông thôn; phục vụ nghiên cứu đánh giá quy mô, cơ cấu lao động nông thôn và lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; thay đổi kết cấu hạ tầng nông thôn; tình hình thực hiện một số nội dung của các chương trình, mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực nông thôn và nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
Để tổ chức triển khai thực hiện thành công cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 (viết gọn là Tổng điều tra) trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo:
1. Cục Thống kê tỉnh - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo tỉnh khẩn trương chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện tốt Tổng điều tra; chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan chức năng thực hiện các công việc cụ thể sau:
- Chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Phương án Tổng điều tra theo đúng nội dung, yêu cầu. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ và phần mềm thu thập thông tin cho thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ Thường trực Ban Chỉ đạo các cấp, đội ngũ điều tra viên, tổ trưởng, giám sát viên. Đảm bảo thống nhất việc tổ chức thực hiện đồng loạt Tổng điều tra theo đúng kế hoạch.
- Xây dựng kế hoạch triển khai tổ chức Lễ ra quân Tổng điều tra tại địa phương. Lễ ra quân được tổ chức đồng loạt tại các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh. Việc tổ chức Lễ ra quân đảm bảo tiết kiệm, thiết thực, không phô trương hình thức, tạo được sự lan tỏa trong cộng đồng.
- Xây dựng kế hoạch phát động phong trào thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, chỉ đạo thực hiện các quy trình của Phương án Tổng điều tra đảm bảo chặt chẽ ngay từ khâu chuẩn bị đến khi tiến hành Tổng điều tra.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các quy trình của cuộc Tổng điều tra; thường xuyên báo cáo tiến độ công tác chuẩn bị và tiến độ điều tra của tỉnh về Ban Chỉ đạo Trung ương và UBND tỉnh.
2. Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp với Cục Thống kê tỉnh, cung cấp thông tin có liên quan đến nội dung Tổng điều tra nhằm thực hiện hoàn thành công tác Tổng điều tra theo yêu cầu và sự phân công của Ban Chỉ đạo tỉnh.
3. Sở Thông tin và Truyền thông: Hướng dẫn các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở tăng cường tuyên truyền về chủ trương, mục đích, yêu cầu, ý nghĩa và nội dung của cuộc Tổng điều tra để người dân hiểu, tự giác cung cấp các thông tin đảm bảo đầy đủ và chính xác.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Tăng cường chỉ đạo công tác Tổng điều tra trên địa bàn theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo tỉnh.
- Tổ chức tuyên truyền chủ trương, mục đích, yêu cầu, ý nghĩa và nội dung của cuộc Tổng điều tra đến mọi người dân để họ hiểu, tự giác cung cấp các thông tin đảm bảo chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho điều tra viên, tổ trưởng, giám sát viên các cấp hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tuyển chọn điều tra viên và tổ trưởng trên địa bàn điều tra thuộc địa phương quản lý đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, đúng hướng dẫn của Phương án Tổng điều tra.
- Chỉ đạo Ban Chỉ đạo cấp huyện tổ chức tập huấn trực tiếp nghiệp vụ điều tra cho thành viên Ban Chỉ đạo cấp xã hoặc Chủ tịch UBND phường, thị trấn (đối với các phường, thị trấn không đủ điều kiện thành lập Ban Chỉ đạo) và đội ngũ giám sát viên cấp huyện, điều tra viên, tổ trưởng trực tiếp tham gia công tác Tổng điều tra tại địa phương.
- Chỉ đạo kiểm tra, rà soát công tác lập bảng kê danh sách các đơn vị thuộc diện điều tra.
5. Kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ Thường trực Ban Chỉ đạo:
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh thông báo kịp thời bằng văn bản về Cục Thống kê tỉnh khi có thành viên tham gia Ban Chỉ đạo và Tổ Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh đã chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị mới hoặc thay đổi chức vụ mới không thể tham gia Ban Chỉ đạo và Tổ Thường trực tỉnh để kiện toàn kịp thời khi có thay đổi.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn thường xuyên rà soát các thành viên tham gia Ban Chỉ đạo và Tổ Thường trực Ban Chỉ đạo cấp huyện để kịp thời kiện toàn và đảm bảo hoạt động thông suốt của Ban Chỉ đạo và Tổ Thường trực Ban Chỉ đạo.
6. Đề nghị Hội Nông dân, Mặt trận Tổ quốc, Hội liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với UBND các cấp tuyên truyền trong cán bộ, đoàn viên, hội viên tích cực tham gia, hưởng ứng cuộc Tổng điều tra.
7. Giám đốc các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; chủ trang trại và hộ gia đình trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời vào phiếu điều tra theo quy định.
8. Báo Hưng Yên, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: Mở các đợt tuyên truyền, tăng cường phát sóng, đăng tải các phóng sự, tin, bài, hình ảnh, chuyên trang, chuyên mục về các hoạt động trong thời gian chuẩn bị và thực hiện Tổng điều tra.
9. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố quán triệt tầm quan trọng của cuộc Tổng điều tra, coi đây là một trong các công tác trọng tâm của địa phương và của đơn vị từ khâu chuẩn bị đến khi kết thúc cuộc Tổng điều tra; chỉ đạo tổ chức thực hiện và phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo Tổng điều tra các cấp để thực hiện thành công cuộc Tổng điều tra đảm bảo chất lượng, đúng quy định.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Chi-thi-01-CT-UBND-2025-to-chuc-thuc-hien-Tong-dieu-tra-nong-thon-nong-nghiep-Hung-Yen-646430.aspx
Bài viết liên quan:
- Chỉ thị 05/CT-TTg 2025 nhiệm vụ trọng tâm thúc đẩy tăng tưởng kinh tế đạt 8% trở lên
- Chỉ thị 05/CT-UBND 2025 tăng cường công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng Kon Tum
- Chỉ thị 05/CT-UBND 2025 giải pháp đẩy mạnh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công Sơn La
- Chỉ thị 06/CT-UBND 2025 tăng cường tiết kiệm sử dụng hợp lý tài nguyên nước Sóc Trăng
- Chỉ thị 06/CT-TTg 2025 giải pháp trọng tâm thích ứng linh hoạt hiệu quả với tình hình thế giới
- Chỉ thị 06/CT-BCT 2025 giải pháp phát triển thị trường thúc đẩy xuất khẩu quản lý nhập khẩu
- Chỉ thị 15/2011/CT-UBND tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước
- Chỉ thị 08/CT-UBND 2025 chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh
- Chỉ thị 06/CT-UBND 2025 tăng cường giải ngân kế hoạch đầu tư công Đắk Lắk
- Chỉ thị 07/CT-UBND 2025 quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp lĩnh vực trồng trọt Kon Tum
- Chỉ thị 19/CT-UBND 2024 kỷ cương hành chính hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế Hồ Chí Minh
- Chỉ thị 08/CT-UBND 2024 tăng cường hiệu quả chính sách quản lý tài chính thiết bị trường học Lào Cai
- Chỉ thị 04/CT-UBND 2025 điều hành thu chi ngân sách Nhà nước Cần Thơ
- Chỉ thị 03/CT-UBND 2025 tạo thuận lợi trong hoạt động xuất khẩu nhập khẩu Cần Thơ
- Chỉ thị 03/CT-UBND 2025 tăng cường vai trò thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới Kon Tum
- Chỉ thị 13/2012/CT-UBND tăng cường công tác quản lý tần số thiết bị phát sóng
- Chỉ thị 02/CT-UBND 2021 tăng cường công tác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp Huế
- Chỉ thị 03/CT-UBND 2025 tăng cường công tác giám sát đánh giá đầu tư Đắk Lắk
- Chỉ thị 06/CT-UBND 2025 tăng cường công tác phòng trừ sinh vật hại cây trồng Kon Tum
- Chỉ thị 05/2010/CT-UBND bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa