Quyết định 07/2025/QĐ-UBND Quy chế phối hợp hỗ trợ xử lý phòng chống bạo lực gia đình Vĩnh Long

ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2025/QĐ-UBND |
Vĩnh Long, ngày 20 tháng 02 năm 2025 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP HỖ TRỢ, CAN THIỆP, XỬ LÝ VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày 14 tháng 11 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 76/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2023 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp hỗ trợ, can thiệp, xử lý và phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 3 năm 2025.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUY CHẾ
PHỐI HỢP HỖ TRỢ, CAN THIỆP, XỬ LÝ VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC
GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
(Kèm theo Quyết định số: 07/2025/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2025 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế quy định nguyên tắc, nội dung, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hỗ trợ, can thiệp, xử lý và phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh.
2. Đối tượng áp dụng
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc phối hợp hỗ trợ, can thiệp, xử lý và phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Nguyên tắc hỗ trợ, can thiệp, xử lý và phòng, chống bạo lực gia đình
1. Công tác hỗ trợ, can thiệp, xử lý và phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật bảo đảm chủ động, hiệu quả.
2. Việc hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp bạo lực gia đình phải đảm bảo tính kịp thời, nhanh chóng, phù hợp, tuân thủ quy định của pháp luật; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật và phụ nữ.
3. Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hòa giải phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
4. Thông tin về người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình; thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của người bị bạo lực gia đình được bảo vệ, giữ bí mật theo quy định của pháp luật.
5. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình và cộng đồng trong phòng, chống bạo lực gia đình.
Chương II
PHỐI HỢP HỖ TRỢ, CAN THIỆP, XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Điều 3. Nội dung phối hợp hỗ trợ, can thiệp, xử lý các trường hợp bạo lực gia đình
1. Tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
2. Đánh giá ban đầu mức độ tổn hại của người bị bạo lực gia đình và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho người bị bạo lực gia đình.
3. Hỗ trợ, can thiệp người bị bạo lực gia đình.
4. Rà soát, đánh giá sau khi hỗ trợ, can thiệp người bị bạo lực gia đình.
Điều 4. Tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình
1. Địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày 14 tháng 11 năm 2022.
2. Phối hợp xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
Thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11 Nghị định số 76/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2023 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều 5. Đánh giá mức độ tổn hại của người bị bạo lực gia đình và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho người bị bạo lực gia đình
Khi có kết quả xác thực về hành vi bạo lực gia đình, công chức Văn hóa - xã hội cấp xã phối hợp các tổ chức, cá nhân có liên quan đánh giá sơ bộ mức độ tổn hại người của người bị bạo lực gia đình để đề xuất người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn tạm thời hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 23, Điều 24, Điều 25 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình.
Điều 6. Hỗ trợ, can thiệp người bị bạo lực gia đình
1. Xác định nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp của người bị bạo lực gia đình
a) Sau khi đánh giá ban đầu, công chức Văn hóa - xã hội cấp xã phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đánh giá nguy cơ, xác định biện pháp bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình.
b) Trường hợp người bị bạo lực gia đình cần được hỗ trợ, can thiệp thì công chức Văn hóa - xã hội cấp xã phối hợp các tổ chức, cá nhân có liên quan tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện biện pháp hỗ trợ người bị bạo lực gia đình.
2. Hỗ trợ người bị bạo lực gia đình
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phân công, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các biện pháp hỗ trợ người bị bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022.
b) Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình quy định tại Điều 35 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 có trách nhiệm thực hiện việc chăm sóc, tư vấn, bố trí nơi tạm lánh, hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho người bị bạo lực gia đình và trẻ em mà người bị bạo lực gia đình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng.
Điều 7. Rà soát, đánh giá sau khi hỗ trợ, can thiệp
Công chức Văn hóa - xã hội cấp xã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân rà soát, đánh giá việc thực hiện hỗ trợ, can thiệp người bị bạo lực gia đình tại Điều 6 Quy chế; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã kết thúc việc hỗ trợ, can thiệp nếu người bị bạo lực không còn nguy cơ bị xâm hại hoặc trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp tục hỗ trợ, can thiệp nếu người bị bạo lực gia đình vẫn còn nguy cơ bị bạo lực.
Chương III
PHỐI HỢP PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Điều 8. Nội dung phối hợp phòng, chống bạo lực gia đình
1. Thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Thanh tra, kiểm tra về phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều 9. Thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì việc cung cấp thông tin, nội dung, ấn phẩm truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình cho các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan và các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh phối hợp các cơ quan có thẩm quyền để cập nhật những thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về nội dung, quá trình xử lý và kết quả giải quyết các trường hợp bạo lực gia đình, đặc biệt là các vụ việc nghiêm trọng liên quan đến phụ nữ, trẻ em và các đối tượng yếu thế trong gia đình gây bức xúc trong dư luận nhằm chuyển tải cho người dân những thông tin chính thống. Phối hợp các cơ quan có liên quan phát hiện và có giải pháp ngăn chặn các thông tin, hình ảnh trên không gian mạng, báo chí, trò chơi điện tử và các ấn phẩm xuất bản có nội dung kích động bạo lực.
3. Báo Vĩnh Long, Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long phối hợp thực hiện tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo nghề lồng ghép truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình vào chương trình giáo dục, đào tạo của đơn vị.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức thành viên của mặt trận phối hợp thực hiện các hoạt động thông tin, truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình cho đoàn viên, hội viên thuộc phạm vi quản lý.
6. Các sở, ngành, đoàn thể có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chỉ đạo tổ chức các hoạt động thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 10. Tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp nội dung tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình cho người thực hiện tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở.
2. Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Công tác xã hội tỉnh thực hiện tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình cho người bị bạo lực gia đình, người gây bạo lực gia đình và các cá nhân có liên quan; chỉ đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình cho bệnh nhân là người bị bạo lực gia đình và các cá nhân có liên quan.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tại địa phương thực hiện tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều 11. Hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình
1. Sở Tư pháp phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn các giải pháp nâng cao chất lượng hòa giải mâu thuẫn gia đình tại cơ sở; tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ hòa giải mâu thuẫn gia đình cho hòa giải viên cơ sở.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chủ trì, phối hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện hòa giải mâu thuẫn gia đình tại cơ sở theo quy định pháp luật.
Điều 12. Thanh tra, kiểm tra về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì việc thực hiện thanh tra, kiểm tra về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
2. Các sở, ban, ngành tỉnh phối hợp thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra về phòng, chống bạo lực gia đình theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện việc thanh tra, kiểm tra về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc địa bàn quản lý.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
Điều 13. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Là đầu mối hướng dẫn chuyên môn, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện Quy chế.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan xây dựng chương trình kế hoạch triển khai nhiệm vụ về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh. Tăng cường hoạt động kết nối, cung cấp dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực gia đình.
Điều 14. Các sở, ngành và các đơn vị có liên quan
1. Chủ động triển khai thực hiện nội dung Quy chế theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng các chương trình, kế hoạch, nội dung cần phối hợp liên ngành; đề nghị các vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế.
3. Cử đơn vị làm đầu mối về phòng, chống bạo lực gia đình tham gia các hoạt động phối hợp liên ngành theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
4. Khi tiếp nhận người bệnh đến khám, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trong quá trình khám, khai thác tiền sử bệnh nếu nghi ngờ người bệnh có dấu hiệu bạo lực gia đình, bác sỹ và nhân viên y tế cần hỏi sàng lọc để phát hiện nạn nhân bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 24/2017/TT- BYT ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định quy trình tiếp nhận, chăm sóc y tế và thống kê, báo cáo đối với người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 15. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
1. Chủ động triển khai thực hiện Quy chế theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Chỉ đạo các ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân các xã, phường, thị trấn thuộc phạm vi quản lý triển khai thực hiện Quy chế.
3. Triển khai thực hiện cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình khi cơ quan có thẩm quyền ban hành; báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương, đồng thời gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Điều 16. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
1. Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức có liên quan tại địa phương thực hiện Quy chế. Thực hiện hỗ trợ, can thiệp, xử lý các trường hợp bạo lực gia đình xảy ra trên địa bàn quản lý.
2. Chủ động, ưu tiên bố trí nguồn kinh phí để chi cho các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định tại Chương V Nghị định số 76/2023/NĐ-CP .
3. Xây dựng mạng lưới cộng tác viên dân số kiêm công tác gia đình và trẻ em tại các ấp, khóm, khu; phối hợp Trung tâm Công tác xã hội trong việc hỗ trợ, can thiệp các trường hợp người bị bạo lực gia đình có nhu cầu.
4. Xây dựng, củng cố và phát huy vai trò của các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình; câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững; câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc; nhà tạm lánh; đường dây nóng; địa chỉ tin cậy ở địa phương.
5. Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình.
6. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
Điều 17. Điều khoản thi hành
1. Các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc hỗ trợ, can thiệp, xử lý và phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện theo Quy chế và pháp luật có liên quan.
2. Khi các văn bản được dẫn chiếu để áp dụng theo Quy chế được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế văn bản đó.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế, nếu có khó khăn, vướng mắc; các Sở, ngành, đơn vị, địa phương và các tổ chức, cá nhân chủ động báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xem xét sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp.
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-07-2025-QD-UBND-Quy-che-phoi-hop-ho-tro-xu-ly-phong-chong-bao-luc-gia-dinh-Vinh-Long-644443.aspx
Bài viết liên quan:
- Quyết định 17/2025/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn Sở Khoa học Công nghệ Hà Nam
- Quyết định 05/2024/QĐ-UBND nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu tổ chức Sở Du lịch Hà Nội
- Quyết định 08/2023/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ Sở Khoa học Hà Nam
- Quyết định 57/QĐ-KBNN 2025 số lượng phòng tham mưu Kho bạc Nhà nước khu vực IV
- Quyết định 56/QĐ-KBNN 2025 số lượng phòng tham mưu Kho bạc Nhà nước khu vực III
- Quyết định 241/QĐ-TTg 2025 công nhận xã An toàn khu tại thành phố Cần Thơ
- Quyết định 55/QĐ-KBNN 2025 số lượng phòng tham mưu Kho bạc Nhà nước khu vực II
- Quyết định 54/QĐ-KBNN 2025 số lượng phòng tham mưu Kho bạc Nhà nước khu vực I
- Quyết định 17/2025/QĐ-UBND nhiệm vụ quyền hạn Sở Du lịch Hà Nội
- Quyết định 1310/QĐ-BKHCN 2022 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường
- Quyết định 16/2025/QĐ-UBND nhiệm vụ quyền hạn Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh
- Quyết định 26/2023/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu tổ chức Sở Thông tin Hà Tĩnh
- Quyết định 1456/QĐ-BTC 2022 Kế hoạch thi đua xây dựng nông thôn mới 2021 2025
- Quyết định 16/2022/QĐ-UBND sửa đổi chức năng nhiệm vụ Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh
- Quyết định 02/2019/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu tổ chức Sở Khoa học Hà Tĩnh
- Quyết định 37/2015/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn tổ chức Sở Khoa học Công nghệ Hà Tĩnh
- Quyết định 09/2025/QĐ-UBND chỉ tiêu yếu tố ảnh hưởng giá đất Nghị định 71/2024/NĐ-CP Quảng Ngãi
- Quyết định 15/2025/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 03/2025/QĐ-UBND Vũng Tàu
- Quyết định 15/2025/QĐ-UBND nhiệm vụ quyền hạn Sở Nội vụ Hà Tĩnh
- Quyết định 20/2022/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ Sở Nội vụ Hà Tĩnh