Quyết định 18/2025/QĐ-UBND trường hợp không có tính khả thi khôi phục lại tình trạng của đất Ninh Thuận

ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2025/QĐ-UBND |
Ninh Thuận, ngày 19 tháng 02 năm 2025 |
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG CÓ TÍNH KHẢ THI KHÔI PHỤC LẠI TÌNH TRẠNG BAN ĐẦU CỦA ĐẤT TRƯỚC KHI VI PHẠM VÀ MỨC ĐỘ KHÔI PHỤC LẠI TÌNH TRẠNG BAN ĐẦU CỦA ĐẤT ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM HỦY HOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 và Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 553/TTr-STNMT ngày 04 tháng 02 năm 2025 và Báo cáo thẩm định văn bản số 4102/BC-STP ngày 14 tháng 12 năm 2024 của Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định các trường hợp không có tính khả thi khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với hành vi vi phạm hủy hoại đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người sử dụng đất quy định tại Điều 4 Luật Đất đai và các tổ chức, cá nhân khác có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 14 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện); cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về đất đai thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
3. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP và người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm là việc thực hiện các biện pháp để đưa diện tích đất vi phạm hành chính trở lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP .
2. Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm được hiểu là khả năng của đất phục hồi lại các đặc tính sinh thái, hóa học và vật lý vốn có sau khi bị ảnh hưởng bởi hành vi vi phạm hành chính.
3. Trường hợp không có tính khả thi trên thực địa để khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất là trường hợp không thể thực hiện được việc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều này và mức độ khôi phục quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 4. Biện pháp khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm
1. Tùy theo từng loại vi phạm hành chính dẫn đến làm thay đổi tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm thì người vi phạm hành chính bị áp dụng một hoặc một số biện pháp để khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, gồm:
a) Buộc tự thực hiện các biện pháp cải tạo đất; thực hiện các biện pháp chống xói mòn, rửa trôi; thu hồi và xử lý theo quy định của pháp luật về môi trường đối với toàn bộ các loại vật liệu, chất thải, chất độc hại, đất lẫn sỏi, đá hoặc lẫn loại đất có thành phần khác đã đưa vào bề mặt đất vi phạm hành chính; thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường do chất thải, chất độc hại gây ra theo quy định của pháp luật về môi trường.
b) Buộc tự san gạt, san lấp, đào hạ thấp hoặc nâng cao bề mặt địa hình của đất vi phạm hành chính hoặc các giải pháp khác để khôi phục lại địa hình của đất vi phạm hành chính.
2. Khi thực hiện các biện pháp nêu tại khoản 1 Điều này phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Việc thực hiện các giải pháp để khôi phục lại địa hình của đất vi phạm hành chính phải sử dụng loại đất hoặc vật liệu ban đầu nhằm bảo đảm mục đích sử dụng đất ban đầu.
b) Trường hợp diện tích đất vi phạm hành chính ban đầu có các biện pháp chống xói mòn, sạt lở, có hệ thống tưới tiêu, đường ranh cản lửa thì khi khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm phải bảo đảm yêu cầu của các biện pháp này.
c) Trường hợp việc áp dụng các biện pháp nêu tại khoản 1 Điều này mà có thể gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe của con người, có nguy cơ ảnh hưởng đến các thửa đất liền kề, các công trình xây dựng xung quanh thì buộc phải thực hiện các biện pháp và xây dựng các công trình bảo vệ để đưa toàn bộ diện tích đất vi phạm hành chính về trạng thái an toàn.
Điều 5. Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm
Các hành vi hủy hoại đất thuộc các trường hợp sau đây phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đến khi có khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định, bao gồm:
1. Làm giảm độ dày tầng đất đang canh tác;
2. Làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải không thuộc quy định tại khoản 3 Điều này;
3. Làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng đất lẫn cát, sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng;
4. Gây bạc màu, gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp nhưng không làm mất khả năng sử dụng đất đã được xác định;
5. Làm biến dạng địa hình do thay đổi độ dốc bề mặt đất nhưng không làm mất khả năng sử dụng đất đã được xác định;
6. Làm biến dạng địa hình do hạ thấp bề mặt đất nhưng không làm mất khả năng sử dụng đất đã được xác định;
7. San lấp đất có mặt nước chuyên dùng (trừ hồ thủy lợi) có diện tích dưới 300 m2;
8. San lấp nâng cao, hạ thấp bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nhưng không làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.
Điều 6. Các trường hợp không có tính khả thi trên thực địa để khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm của đất bị hủy hoại
1. Làm mất độ dày tầng đất đang canh tác mà dẫn đến làm mất khả năng sử dụng đất đã được xác định;
2. Làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu có tính chất kết dính, không thể bóc tách khỏi lớp đất mặt hoặc bằng chất thải lỏng hoặc chất thải rắn có thể hòa tan và ngấm vào đất;
3. Gây bạc màu, gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp mà dẫn đến làm mất khả năng sử dụng đất đã được xác định;
4. Làm biến dạng địa hình do thay đổi độ dốc bề mặt đất mà dẫn đến làm mất khả năng sử dụng đất đã được xác định;
5. San lấp đất có mặt nước chuyên dùng (trừ hồ thủy lợi) có diện tích từ 300 m2 trở lên;
6. San lấp nâng cao, hạ thấp bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản mà làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.
Điều 7. Quy định chuyển tiếp
Đối với trường hợp Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã ban hành trước khi Quyết định này có hiệu lực thi hành mà có biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm do hành vi hủy hoại đất theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nhưng chưa thi hành xong hoặc chưa thi hành biện pháp khắc phục hậu quả thì tiếp tục thi hành theo nội dung đã nêu trong Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã ban hành.
Điều 8. Tổ chức thực hiện
1. Cơ quan, Người lập biên bản vi phạm hành chính chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra, xác nhận kết quả mức độ khôi phục, biện pháp khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, các trường hợp không có tính khả thi để khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm theo quy định tại Quyết định này.
2. Ủy ban nhân dân các cấp và các Sở, ngành, tổ chức, đoàn thể có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phổ biến, thực hiện nội dung Quyết định này.
3. Trong quá trình thực hiện Quyết định này, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc vấn đề mới phát sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, nghiên cứu, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Điều 9. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2025 và thay thế Quyết định số 75/2023/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận quy định mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với từng loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-18-2025-QD-UBND-truong-hop-khong-co-tinh-kha-thi-khoi-phuc-lai-tinh-trang-cua-dat-Ninh-Thuan-646877.aspx
Bài viết liên quan:
- Quyết định 17/2025/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn Sở Khoa học Công nghệ Hà Nam
- Quyết định 05/2024/QĐ-UBND nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu tổ chức Sở Du lịch Hà Nội
- Quyết định 08/2023/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ Sở Khoa học Hà Nam
- Quyết định 57/QĐ-KBNN 2025 số lượng phòng tham mưu Kho bạc Nhà nước khu vực IV
- Quyết định 56/QĐ-KBNN 2025 số lượng phòng tham mưu Kho bạc Nhà nước khu vực III
- Quyết định 241/QĐ-TTg 2025 công nhận xã An toàn khu tại thành phố Cần Thơ
- Quyết định 55/QĐ-KBNN 2025 số lượng phòng tham mưu Kho bạc Nhà nước khu vực II
- Quyết định 54/QĐ-KBNN 2025 số lượng phòng tham mưu Kho bạc Nhà nước khu vực I
- Quyết định 17/2025/QĐ-UBND nhiệm vụ quyền hạn Sở Du lịch Hà Nội
- Quyết định 1310/QĐ-BKHCN 2022 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường
- Quyết định 16/2025/QĐ-UBND nhiệm vụ quyền hạn Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh
- Quyết định 26/2023/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu tổ chức Sở Thông tin Hà Tĩnh
- Quyết định 1456/QĐ-BTC 2022 Kế hoạch thi đua xây dựng nông thôn mới 2021 2025
- Quyết định 16/2022/QĐ-UBND sửa đổi chức năng nhiệm vụ Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh
- Quyết định 02/2019/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu tổ chức Sở Khoa học Hà Tĩnh
- Quyết định 37/2015/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn tổ chức Sở Khoa học Công nghệ Hà Tĩnh
- Quyết định 09/2025/QĐ-UBND chỉ tiêu yếu tố ảnh hưởng giá đất Nghị định 71/2024/NĐ-CP Quảng Ngãi
- Quyết định 15/2025/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 03/2025/QĐ-UBND Vũng Tàu
- Quyết định 15/2025/QĐ-UBND nhiệm vụ quyền hạn Sở Nội vụ Hà Tĩnh
- Quyết định 20/2022/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ Sở Nội vụ Hà Tĩnh