Thông tư 40/2023/TT-BCT về Quy chế tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành mới nhất

BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/2023/TT-BCT |
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2023 |
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN CẠNH TRANH QUỐC GIA
Căn cứ Luật Cạnh tranh ngày 12 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 03/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;
Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Điều 1. Ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2024.
2. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
|
BỘ TRƯỞNG |
QUY CHẾ
TỔ
CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN CẠNH TRANH QUỐC GIA
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 40/2023/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2023 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy chế này quy định về tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia về vụ việc hạn chế cạnh tranh, bao gồm: xử lý vụ việc, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc, tham gia tố tụng hành chính và các hoạt động khác có liên quan.
2. Các quy định về cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia gồm: các thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia; bộ máy giúp việc Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện chức năng tố tụng cạnh tranh, kiểm soát tập trung kinh tế, quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thực hiện theo quy định Luật Cạnh tranh, Nghị định số 03/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
3. Các hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo các quy định hiện hành và Quy chế làm việc do Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh, tổ chức, cá nhân liên quan trong vụ việc hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Chương II
XỬ LÝ VỤ VIỆC HẠN CHẾ CẠNH TRANH
Điều 3. Chuyển và tiếp nhận báo cáo điều tra, kết luận điều tra và hồ sơ vụ việc hạn chế cạnh tranh
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh thực hiện chuyển báo cáo điều tra, kết luận điều tra và hồ sơ vụ việc hạn chế cạnh tranh đến Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo quy định của pháp luật.
2. Báo cáo điều tra, kết luận điều tra và hồ sơ vụ việc hạn chế cạnh tranh giao nhận bao gồm 01 bộ gốc và 02 bản sao có đóng dấu của Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh. Sau khi giao nhận, bộ gốc được niêm phong để đối chiếu, sử dụng khi cần thiết.
3. Việc giao nhận báo cáo điều tra, kết luận điều tra và hồ sơ vụ việc hạn chế cạnh tranh phải được lập thành biên bản theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
Điều 4. Bảo quản báo cáo điều tra, kết luận điều tra và hồ sơ vụ việc hạn chế cạnh tranh
Ban Thư ký các Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có trách nhiệm bảo quản báo cáo điều tra, kết luận điều tra và hồ sơ vụ việc hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận báo cáo điều tra, kết luận điều tra và hồ sơ vụ việc hạn chế cạnh tranh, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh thay mặt Hội đồng ký các quyết định, văn bản tố tụng cạnh tranh. Các quyết định, văn bản tố tụng cạnh tranh được đóng dấu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
2. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nghĩa vụ từ chối tham gia Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh theo quy định tại Điều 65 Luật Cạnh tranh. Khi tham gia Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, các thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh cam kết theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
3. Sau khi có quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Ban Thư ký các Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có trách nhiệm chuyển báo cáo điều tra, kết luận điều tra và hồ sơ vụ việc hạn chế cạnh tranh cho các thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh. Việc giao nhận được lập thành biên bản giao nhận tài liệu theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh
Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh theo các hình thức quy định tại Điều 7 Quy chế này.
2. Nghiên cứu tài liệu, báo cáo điều tra, kết luận điều tra và hồ sơ vụ việc hạn chế cạnh tranh để tham gia thảo luận, biểu quyết tại các phiên họp của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh. Ý kiến thảo luận tại phiên họp có thể được gửi bằng văn bản trước phiên họp, trừ phiên họp phải có ý kiến biểu quyết.
3. Đề nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia hỗ trợ về thông tin, tài liệu phục vụ việc xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này bằng văn bản theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
Điều 7. Họp Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh
1. Trong quá trình xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có trách nhiệm triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh để thảo luận và biểu quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh tại khoản 1 Điều 61 Luật Cạnh tranh.
2. Nguyên tắc tiến hành họp Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh
a) Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh triệu tập các thành viên Hội đồng tham dự phiên họp theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này;
b) Trường hợp phiên họp Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh không có nội dung cần biểu quyết, Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh quyết định hình thức họp gồm: trực tiếp, trực tuyến hoặc kết hợp. Trường hợp thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh không thể tham dự họp trực tiếp thì có trách nhiệm gửi ý kiến bằng văn bản tới Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trước cuộc họp. Ý kiến của thành viên không tham dự trực tiếp phải được đọc tại cuộc họp của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh và được ghi vào biên bản cuộc họp;
c) Trường hợp phiên họp Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có nội dung cần biểu quyết, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh tiến hành phiên họp bằng hình thức trực tiếp.
3. Nguyên tắc thông qua kết luận cuộc họp
Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ký Biên bản cuộc họp khi có đa số ý kiến của các thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh nhất trí với nội dung kết luận cuộc họp. Các ý kiến khác được bảo lưu tại biên bản cuộc họp.
4. Nội dung kết quả cuộc họp của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh được ghi biên bản theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
Điều 8. Yêu cầu điều tra bổ sung vụ việc hạn chế cạnh tranh
Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh quyết định yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh tiến hành điều tra bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật Cạnh tranh theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
Điều 9. Giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được thành lập hoặc kể từ ngày nhận được báo cáo điều tra và kết luận điều tra bổ sung trong trường hợp điều tra bổ sung, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh phải ban hành một trong các quyết định sau:
a) Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh (Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này);
b) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh (Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này).
2. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh được ban hành dựa trên kết quả biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín của tất cả thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh theo nguyên tắc đa số.
3. Kết quả bỏ phiếu của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh phải được lập thành biên bản theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
Điều 10. Chỉ định thư ký phiên điều trần
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ra quyết định mở phiên điều trần, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định chỉ định thư ký phiên điều trần cho một vụ việc cạnh tranh cụ thể theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của thư ký phiên điều trần được thực hiện theo quy định tại Điều 64 Luật Cạnh tranh.
Điều 11. Tổ chức phiên điều trần
1. Phiên điều trần tổ chức theo quy định tại Điều 93 Luật Cạnh tranh. Quyết định mở phiên điều trần được quy định tại Mẫu 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
2. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh triệu tập người tham gia phiên điều trần theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
3. Trình tự, nội dung phiên điều trần được thực hiện theo quy định tại Điều 93 Luật Cạnh tranh và được Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh thông qua trước khi tiến hành phiên điều trần.
4. Trong trường hợp phải hoãn phiên điều trần theo quy định tại Điều 65, Điều 74 Luật Cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ra quyết định hoãn phiên điều trần theo Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
5. Biên bản phiên điều trần được thư ký phiên điều trần ghi lại theo Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
Điều 12. Thay đổi người tiến hành tố tụng cạnh tranh
Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần theo quy định tại Điều 65 Luật Cạnh tranh (Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này).
Điều 13. Trưng cầu, thay đổi người giám định, người phiên dịch
1. Quyết định trưng cầu giám định được thực hiện theo Mẫu số 18 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
2. Việc thay đổi người giám định, người phiên dịch được thực hiện theo quy định tại Điều 74 Luật Cạnh tranh theo Mẫu số 19 và Mẫu số 20 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
Chương III
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VỤ VIỆC CẠNH TRANH VÀ THAM GIA TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
Điều 14. Thụ lý đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét tính phù hợp với quy định tại Điều 96 và Điều 97 Luật Cạnh tranh. Thông báo thụ lý đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo Mẫu số 21 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
2. Trường hợp không thụ lý giải quyết, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho người khiếu nại và các bên liên quan theo Mẫu số 22 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
Điều 15. Trình tự giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thành lập Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và giải quyết khiếu nại theo quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 3 Điều 100 Luật Cạnh tranh. Quyết định thành lập Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh được lập theo Mẫu số 23 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
2. Sau khi có quyết định thành lập Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm chuyển các tài liệu liên quan đến quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh cho các thành viên Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
3. Thành viên Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có trách nhiệm nghiên cứu tài liệu liên quan đến quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng, tham gia tố tụng hành chính theo phân công của Chủ tịch Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thành lập, Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh ban hành quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo Điều 101 Luật Cạnh tranh.
5. Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh được lập theo Mẫu số 24 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
Chủ tịch Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thay mặt Hội đồng ký các quyết định, văn bản tố tụng cạnh tranh. Các quyết định, văn bản tố tụng cạnh tranh được đóng dấu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
6. Việc ra quyết định giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 100 Luật Cạnh tranh.
7. Trường hợp phức tạp, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định gia hạn thời hạn giải quyết khiếu nại theo Mẫu số 25 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
Điều 16. Chỉ định đại diện tham gia tố tụng hành chính
1. Chủ tịch Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh chỉ định ít nhất 01 thành viên của Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh tham gia tố tụng hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể thuê chuyên gia tư vấn và luật sư tranh tụng để bảo vệ quan điểm của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước tòa.
3. Đại diện Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tham gia tố tụng hành chính có quyền yêu cầu tham vấn với các tổ chức, cá nhân liên quan, các thành viên khác của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và đề nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có biện pháp hỗ trợ trong quá trình tham gia tố tụng hành chính./.
PHỤ LỤC
CÁC
MẪU VĂN BẢN TỐ TỤNG CẠNH TRANH
(Ban hành kèm theo Quy chế tổ chức, hoạt động của Ủy ban
Cạnh tranh Quốc gia)
Mẫu số 01 |
Biên bản giao nhận kết luận điều tra, báo cáo điều tra và hồ sơ vụ việc hạn chế cạnh tranh |
Mẫu số 02 |
Quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh |
Mẫu số 03 |
Bản cam kết của thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh |
Mẫu số 04 |
Biên bản giao nhận tài liệu vụ việc cạnh tranh |
Mẫu số 05 |
Phiếu đề nghị cung cấp thông tin |
Mẫu số 06 |
Giấy triệu tập tham dự cuộc họp |
Mẫu số 07 |
Biên bản họp Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh |
Mẫu số 08 |
Quyết định yêu cầu điều tra bổ sung vụ việc hạn chế cạnh tranh |
Mẫu số 09 |
Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh |
Mẫu số 10 |
Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh |
Mẫu số 11 |
Biên bản biểu quyết của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh |
Mẫu số 12 |
Quyết định chỉ định thư ký phiên điều trần |
Mẫu số 13 |
Quyết định mở phiên điều trần |
Mẫu số 14 |
Giấy triệu tập |
Mẫu số 15 |
Quyết định hoãn phiên điều trần |
Mẫu số 16 |
Biên bản phiên điều trần |
Mẫu số 17 |
Quyết định thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh/thư ký phiên điều trần |
Mẫu số 18 |
Quyết định trưng cầu giám định |
Mẫu số 19 |
Quyết định thay đổi người giám định |
Mẫu số 20 |
Quyết định thay đổi người phiên dịch |
Mẫu số 21 |
Thông báo thụ lý Đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh |
Mẫu số 22 |
Thông báo không thụ lý giải quyết Đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh |
Mẫu số 23 |
Quyết định thành lập Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh |
Mẫu số 24 |
Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh |
Mẫu số 25 |
Quyết định gia hạn thời hạn giải quyết khiếu nại |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN |
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-40-2023-TT-BCT-Quy-che-to-chuc-hoat-dong-cua-Uy-ban-Canh-tranh-Quoc-gia-593420.aspx
Bài viết liên quan:
- Thông tư 09/2025/TT-BTC cơ chế quản lý ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững mới nhất
- Thông tư 27/2010/TT-BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phụ gia thực phẩm
- Thông tư 27/2010/TT-BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phụ gia thực phẩm mới nhất
- Thông tư 08/2024/TT-BTTTT hướng dẫn hoạt động bán buôn trong viễn thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- Thông tư 06/2025/TT-BTC sửa đổi các Thông tư quy định về phí lệ phí
- Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động
- Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- Thông tư liên tịch 36/2009/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
- Thông tư 03/2018/TT-BNG hướng dẫn thực hiện công tác thi đua khen thưởng ngành Ngoại giao
- Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP hướng dẫn đăng ký quản lý hộ tịch Cơ quan đại diện ngoại giao
- Thông tư liên bộ 04/TTLB giải quyết người Việt Nam nguyện vọng xuất cảnh đoàn tụ gia đình lý do nhân đạo
- Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở mới nhất
- Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động mới nhất
- Thông tư 67/2024/TT-BGTVT Định mức dự toán đào hót đất khắc phục hậu quả thiên tai đường bộ mới nhất
- Thông tư 02/2025/TT-BLĐTBXH Chế độ báo cáo thống kê ngành Lao động Thương binh và Xã hội mới nhất
- Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH mức điều chỉnh tiền lương thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội mới nhất
- Thông tư 03/2025/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 19/2021/TT-BGTVT hoạt động Cảng vụ hàng hải mới nhất
- Thông tư 43/2024/TT-BCT hướng dẫn Luật thi đua khen thưởng mới nhất
- Thông tư 15/2024/TT-BLĐTBXH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật mới nhất
- Thông tư 50/2024/TT-NHNN bảo mật cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng