Kế hoạch 294/KH-UBND 2025 thực hiện Khuyến nghị Ủy ban về quyền trẻ em Liên hợp quốc Gia Lai

ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 294/KH-UBND |
Gia Lai, ngày 10 tháng 02 năm 2025 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN KHUYẾN NGHỊ CỦA ỦY BAN VỀ QUYỀN TRẺ EM CỦA LIÊN HỢP QUỐC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
Căn cứ Luật trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 03 tháng 01 năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Kế hoạch thực hiện Khuyến nghị của Ủy ban về quyền trẻ em của Liên hợp quốc;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Khuyến nghị của Ủy ban về quyền trẻ em của Liên hợp quốc trên địa bàn tỉnh Gia Lai, cụ thể như sau:
I. KHÁI QUÁT CHUNG
Trên địa bàn tỉnh có 467.225 trẻ em, chiếm tỷ lệ 28,58% dân số (trong đó: trẻ em người đồng bào dân tộc thiểu số là 232.539 chiếm tỷ lệ 49,7% tổng số trẻ em). Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là 4.939, chiếm tỷ lệ 1,06% tổng số trẻ em. Trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt là 95.275, chiếm tỷ lệ 20,3% tổng số trẻ em, trong đó trẻ em sống trong gia đình nghèo: 39.048.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được quan tâm đầu tư, chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng được cao. Tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 99,98%; tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp tiểu học đạt 99,75%; tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học cơ sở đạt 99,76%. Tỷ lệ suy sinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi giảm giảm còn 28%; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 21,7%. Các chế độ, chính sách cho dành trẻ em được thực hiện đảm bảo, kịp thời; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được đăng ký khai sinh đạt 100%. Nhận thức của gia đình nhất là cha, mẹ về quyền trẻ em ngày càng được nâng cao, quan tâm hơn đến việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Công tác thanh tra, kiểm tra đối với thực hiện quyền trẻ em, xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em được tăng cường.
Tuy nhiên, việc thực hiện quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, thách thức do tác động tiêu cực của sự phát triển kinh tế và cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Tình trạng trẻ em bị xâm hại, tai nạn, thương tích còn xảy ra ở nhiều địa phương. Nguồn lực đầu tư vẫn còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của công tác trẻ em. Hệ thống cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục, bảo vệ, vui chơi, giải trí cho trẻ em được quan tâm nhưng vẫn còn chênh lệch trong tiếp cận dịch vụ ở trẻ em, nhất là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Các sở, ban, ngành của tỉnh và địa phương xác định rõ trách nhiệm thực hiện các Khuyến nghị của Ủy ban về quyền trẻ em của Liên hợp quốc; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan nhằm thực hiện quyền trẻ em một cách đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em.
2. Yêu cầu
a) Rà soát, xây dựng kế hoạch thực hiện Khuyến nghị trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ trì, phối hợp; lồng ghép hiệu quả với việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, chính sách về trẻ em.
b) Xác định trách nhiệm cụ thể, lộ trình thực hiện Khuyến nghị phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình của các sở, ban, ngành của tỉnh và địa phương.
c) Thường xuyên kiểm tra, đánh giá định kỳ việc thực hiện quyền trẻ em và thực hiện Khuyến nghị.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Rà soát, kiến nghị bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách để thúc đẩy việc thực hiện quyền trẻ em phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và các Công ước, Điều ước quốc tế liên quan đến trẻ em mà Việt Nam là thành viên.
2. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kiến thức và kỹ năng thực hiện quyền trẻ em.
3. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, người làm công tác bảo vệ trẻ em và liên quan đến công tác trẻ em ở các cấp, các ngành; đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành, triển khai các hoạt động, mô hình về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
4. Phát triển hệ thống dịch vụ bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em.
5. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quyền trẻ em và các vấn đề liên quan đến trẻ em. Triển khai thực hiện tốt duy trì cơ sở dữ liệu về trẻ em liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
6. Ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em phù hợp với tình hình thực tế và khả năng cân đối ngân sách nhà nước theo quy định.
7. Tăng cường hợp tác quốc tế để bảo đảm thực hiện quyền trẻ em phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này đạt kết quả.
- Tổ chức đa dạng các hoạt động truyền thông về thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính sách về trẻ em.
2. Các sở, ban, ngành của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành
phố
- Căn cứ nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch và Phụ lục kèm theo Kế hoạch này để xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện bảo đảm kịp thời, hiệu quả.
- Chủ động bố trí nguồn lực thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề trẻ em thuộc trách nhiệm và thẩm quyền; đồng thời lồng ghép, tích hợp hiệu quả nhiệm vụ thực hiện Khuyến nghị trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, đề án, kế hoạch đã được phê duyệt có liên quan.
- Tập trung chỉ đạo, tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch, báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo.
3. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh tăng cường nâng cao năng lực cho đội ngũ thẩm phán về quyền trẻ em, bảo đảm thực hiện quyền trẻ em nhằm bảo đảm tư pháp thân thiện với trẻ em.
4. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh tăng cường nâng cao năng lực kiểm sát viên về quyền trẻ em, bảo đảm thực hiện quyền trẻ em; bảo đảm tư pháp thân thiện với trẻ em.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên theo chức năng, nhiệm vụ tham gia thực hiện các nội dung của Kế hoạch và giám sát, phản biện việc thực hiện Kế hoạch.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Khuyến nghị của Ủy ban về quyền trẻ em của Liên hợp quốc trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, các đơn vị phản ảnh về cơ quan chủ trì để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết. Trong trường hợp các nhiệm vụ được giao cho các cơ quan, đơn vị có sự thay đổi do sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thì các cơ quan, đơn vị tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ sau khi sắp xếp có trách nhiệm tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-294-KH-UBND-2025-thuc-hien-Khuyen-nghi-Uy-ban-ve-quyen-tre-em-Lien-hop-quoc-Gia-Lai-642773.aspx
Bài viết liên quan:
- Kế hoạch 603/KH-UBND 2025 thực hiện Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng thiểu số Bình Thuận
- Kế hoạch 41/KH-UBND 2025 phòng chống hạn hán thiếu nước xâm nhập mặn Thanh Hóa
- Kế hoạch 617/KH-UBND 2025 cải cách thủ tục hành chính Phú Thọ
- Kế hoạch 534/KH-UBND 2025 triển khai Kết luận Tổng Bí thư làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ Gia Lai
- Kế hoạch 543/KH-UBND 2025 kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính Phú Thọ
- Kế hoạch 2161/KH-UBND 2025 thực hiện Đề án Tăng cường chuyển đổi số công tác dân tộc Khánh Hòa
- Kế hoạch 753/KH-UBND 2025 thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP cải thiện môi trường kinh doanh Bình Thuận
- Kế hoạch 454/KH-UBND 2025 ứng dụng dữ liệu về dân cư phục vụ chuyển đổi số quốc gia Gia Lai
- Kế hoạch 289/KH-UBND 2025 thực hiện công tác dân vận chính quyền Quảng Bình
- Kế hoạch 313/KH-UBND 2025 nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến Quảng Bình
- Kế hoạch 109/KH-UBND 2025 cải cách thủ tục hành chính trọng tâm Bắc Kạn
- Kế hoạch 137/KH-UBND 2025 thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP cải thiện môi trường kinh doanh Nghệ An
- Kế hoạch 126/KH-UBND 2025 thực hiện kịch bản tăng trưởng GRDP theo Nghị quyết 25/NQ-CP Nghệ An
- Kế hoạch 112/KH-UBND 2025 thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp Bắc Kạn
- Kế hoạch 70/KH-UBND 2025 thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đạt từ 8 trở lênTiền Giang
- Kế hoạch 68/KH-UBND 2025 thực hiện Chương trình hành động 43-CTr/TU Vũng Tàu
- Kế hoạch 63/KH-UBND 2025 thực hiện Quy định 189-QĐ/TW phòng chống tham nhũng Vũng Tàu
- Kế hoạch 65/KH-UBND 2025 thực hiện công tác phòng chống ma túy Tiền Giang
- Kế hoạch 37/KH-UBND 2025 thực hiện Kết luận 107-KL/TW công tác tiếp công dân Nam Định
- Kế hoạch 43/KH-UBND 2025 thực hiện Nghị quyết 190/2025/QH15 xử lý vấn đề sắp xếp bộ máy Cần Thơ