Kế hoạch 73/KH-UBND 2019 liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hợp tác xã doanh nghiệp Bình Phước

ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 73/KH-UBND |
Bình Phước, ngày 27 tháng 03 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP GIỮA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP VỚI CÁC DOANH NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ.
Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020.
Thông báo số 336/TB-VPCP ngày 17/9/2018 của Văn phòng Chính phủ về việc Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định số 98/2018/NĐ-CP và Quyết định số 461/QĐ-TTg về phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả và liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Kế hoạch số 6390/KH-BNN-KTHT ngày 17/8/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp với các doanh nghiệp đến năm 2020.
Quyết định số 2794/QĐ-UBND ngày 10/12/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Đề án “Phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung:
- Đẩy mạnh liên kết chuỗi giá trị giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Trong đó, hợp tác xã nông nghiệp làm nòng cốt nhằm khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, quản lý chất lượng và tiêu thụ sản phẩm nông sản khó khăn trên địa bàn tỉnh.
- Góp phần thực hiện mục tiêu phát triển 157 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả đến năm 2020 trên địa bàn.
- Phục vụ mục tiêu tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới đến năm 2020.
b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
- Xây dựng 10 mô hình thí điểm liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp cho các ngành hàng nông sản chủ lực của tỉnh gồm: Điều, hồ tiêu, cây ăn trái, Rau ăn lá, dưa lưới, chăn nuôi heo, chăn nuôi gà, chăn nuôi bò và chăn nuôi dê theo hình thức hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, tập đoàn lớn nhằm củng cố, phát triển các hợp tác xã nông nghiệp theo chuỗi giá trị nông sản an toàn, chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Mỗi huyện, thị xã, thành phố lựa chọn (3-5) mặt hàng chủ lực để hỗ trợ phát triển liên kết chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, bảo đảm thành lập mới và huy động trên 50% các hợp tác xã nông nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị.
2. Nội dung kế hoạch
a) Các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị:
- Liên kết từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Liên kết sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
b) Xây dựng mô hình thí điểm liên kết chuỗi giá trị các sản phẩm dựa trên liên kết doanh nghiệp, công ty với hợp tác xã:
- Số lượng mô hình liên kết theo chuỗi giá trị: 10 mô hình.
- Sản phẩm và địa bàn thí điểm:
+ Sản phẩm: Lựa chọn các nhóm mặt hàng nông sản chủ lực có lợi thế so sánh tại cấp huyện để xây dựng mô hình và tập trung vào các sản phẩm sau: Điều, hồ tiêu, cây ăn trái, Rau ăn lá, dưa lưới, chăn nuôi heo, chăn nuôi gà, chăn nuôi bò và chăn nuôi dê.
+ Địa điểm thực hiện: Trên địa bàn tỉnh.
- Nội dung tham gia, thực hiện: Xây dựng và triển khai thực hiện các hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã và nông dân.
+ Xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ chế biến, tiêu thụ nông sản phục vụ các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia thí điểm.
+ Xây dựng mới hoặc hỗ trợ củng cố nâng cao năng lực quản lý, năng lực sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp tham gia các chuỗi giá trị nông sản an toàn, chất lượng cao và an toàn vệ sinh thực phẩm.
+ Tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh; khả năng, kỹ năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; các quy trình sản xuất như: an toàn vệ sinh thực phẩm; tiêu chuẩn Vietgap, globalgap, nông nghiệp hữu cơ... nhằm đáp ứng nhu cầu của các thị trường trong nước và xuất khẩu.
+ Hỗ trợ xác nhận, chứng nhận sản phẩm an toàn, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm và tìm kiếm, mở rộng thị trường, đối tác kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.
+ Theo dõi, tổng kết đánh giá, trao đổi kinh nghiệm và nhân rộng mô hình.
- Đối tượng tham gia:
+ Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân và nhà khoa học tham gia mô hình liên kết chuỗi giá trị.
+ Cán bộ quản lý nhà nước các cấp có liên quan.
- Nguồn kinh phí thực hiện:
+ Từ Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã tại Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Từ Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phòng chống giảm nhẹ thiên tai và ổn định đời sống dân cư trợ giúp phát triển hợp tác xã nông nghiệp theo Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 28/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Từ Chương trình Khuyến nông quốc gia.
+ Từ hỗ trợ thuê đất phục vụ hoạt động của hợp tác xã và hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng để hợp tác xã thực hiện các dịch vụ công ích, tiêu thụ sản phẩm gắn với chuỗi giá trị (Nghị định số 107/2017/NĐ-CP ngày 15/9/2017); hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp (Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018).
+ Từ hỗ trợ thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để liên kết với hợp tác xã (Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 03/5/2018).
+ Từ các Chương trình hỗ trợ theo chuyên ngành như: Thủy lợi phí (ưu tiên hợp tác xã tham gia hoạt động quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng theo quy định của Luật Thủy lợi và Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018); hỗ trợ đầu tư, bảo vệ và phát triển rừng (theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016); hỗ trợ phát triển thủy sản (theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 và Nghị định số 89/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015).
+ Từ huy động các nguồn lực của các tổ chức quốc tế tài trợ cho hợp tác xã nông nghiệp.
+ Từ nguồn vốn sự nghiệp của tỉnh; huyện, thị xã, thành phố và cấp xã.
+ Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh, Quỹ Hỗ trợ nông dân và các tổ chức tín dụng, trong đó có hỗ trợ theo chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn (Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015) để các hợp tác xã tiếp cận các nguồn hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
+ Từ vốn của doanh nghiệp tham gia liên kết, vốn đối ứng của các hợp tác xã đầu tư phát triển sản xuất và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Tổ chức thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, UBND cấp huyện hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia liên kết chuỗi; lựa chọn các doanh nghiệp, công ty có nhu cầu và uy tín tham gia mô hình thí điểm liên kết chuỗi giá trị để thực hiện cung cấp các dịch vụ về vốn, khoa học kỹ thuật, vật tư đầu vào và đặc biệt là tiêu thụ sản phẩm cho các hợp tác xã.
c) Phát triển liên kết chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh:
- Các huyện, thị xã và thành phố chủ động rà soát các sản phẩm chủ lực theo định hướng của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 để tập trung hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu và tổ chức lại sản xuất nhằm xây dựng chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và hợp tác xã với các mục tiêu, kế hoạch từng lĩnh vực như sau:
+ Đối với cây điều: Đây là cây chủ lực của tỉnh, việc phát triển sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là tự phát, một phần nhỏ là các doanh nghiệp, nhà máy thu mua trực tiếp từ hộ nông dân, phần còn lại đa số được thu gom tiêu thụ qua hệ thống đại lý thương lái. Do đó, mục tiêu, kế hoạch phấn đấu đến năm 2020 có 30 hợp tác xã nông nghiệp và phát triển vùng nguyên liệu chiếm tối thiểu 50% diện tích canh tác theo tiêu chuẩn an toàn, bền vững phục vụ chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đảm bảo về chất lượng và ổn định về số lượng.
+ Đối với cây Hồ tiêu: Hiện nay quá trình canh tác, sản xuất tiêu thụ bán sản phẩm chủ yếu của nông hộ là qua các thương lái, đại lý tại địa phương. Việc thu mua trực tiếp sản phẩm thường nhiễm nhiều tạp chất, chất lượng không đồng đều và thường không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; các doanh nghiệp tham gia thu mua trực tiếp chưa coi trọng đến chất lượng sản phẩm, chứng chỉ, chứng nhận sản phẩm và truy xuất nguồn gốc. Do đó, mục tiêu kế hoạch đến năm 2020 phấn đấu có 30 hợp tác xã hoạt động hiệu quả và phát triển vùng nguyên liệu chiếm tối thiểu 50% diện tích canh tác theo tiêu chuẩn an toàn, bền vững phục vụ chế biến và xuất khẩu, đảm bảo về chất lượng, ổn định về số lượng.
+ Đối với cây ăn trái: Hiện nay diện tích cây ăn trái của tỉnh đang phát triển nhanh và có sản lượng cũng như tiềm năng xuất khẩu lớn như: Mít, bưởi, cam, quýt, ổi, sầu riêng....Mục tiêu kế hoạch đến năm 2020 phấn đấu có 22 hợp tác xã hoạt động để làm đầu mối nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
+ Đối với rau ăn lá và dưa lưới: Đây là cây trồng đang được người dân trong tỉnh đầu tư phát triển mạnh và tập trung theo hướng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh. Mục tiêu kế hoạch đến năm 2020 phấn đấu có 15 hợp tác xã hoạt động để liên kết với các doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị và phát triển tập trung tại thành phố Đồng Xoài, huyện Đồng Phú, huyện Chơn Thành, huyện Hớn Quản, thị xã Bình Long và thị xã Phước Long.
+ Đối với chăn nuôi: Với xu thế phát triển, việc chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi phát triển mạnh tập trung tại các nông hộ, gia trại, trang trại. Do đó, việc củng cố, thành lập các hợp tác xã chăn nuôi là cấp thiết phục vụ mục tiêu cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu các sản phẩm sạch, an toàn, có nguồn gốc. Trong đó, xác định vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, sản xuất tập trung, vận động các tổ hợp tác, chủ trang trại, gia trại sản xuất giỏi, có kinh nghiệm và uy tín với cộng đồng làm sáng lập viên, vận động thành lập các hợp tác xã với quy mô phù hợp cho công tác quản lý, điều hành. Mục tiêu kế hoạch đến năm 2020 phấn đấu có trên 15 hợp tác xã hoạt động trong chăn nuôi có tham gia liên kết chuỗi giá trị.
+ Đối với các sản phẩm nông sản khác và hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp tùy theo điều kiện, lợi thế so sánh của các địa phương chủ động lựa chọn dịch vụ, sản phẩm, ngành hàng để hỗ trợ phát triển liên kết theo chuỗi giá trị nhằm có trên 34 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động.
+ Đối với Chương trình OCOP: Các địa phương vận động các hộ gia đình, các tổ nhóm thành lập các hợp tác xã nhằm phát triển sản phẩm nông sản đặc sản theo 06 nhóm gồm: thực phẩm, đồ uống, thảo dược, sản phẩm may mặc, đồ lưu niệm. Phấn đấu đến năm 2020 có trên 11 hợp tác xã được thành lập để tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đặc thù có giá trị kinh tế cao ở địa phương.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Công tác tuyên truyền
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền rộng rãi đến cộng đồng dân cư về sự cần thiết phải phát triển liên kết chuỗi giá trị và vai trò nòng cốt của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Thông qua các đợt tập huấn, hướng dẫn và thăm quan học tập thực tiễn trong và ngoài tỉnh để vận động các doanh nghiệp, nhà khoa học và người dân tham gia liên kết theo chuỗi giá trị.
2. Nâng cao năng lực cho hợp tác xã và doanh nghiệp để thực hiện liên kết có hiệu quả: Thông qua các chính sách quy định tại Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ và các quy định, chính sách của Trung ương, của tỉnh để thực hiện hỗ trợ đào tạo cho hợp tác xã về nâng cao năng lực quản trị, tiếp cận và áp dụng khoa học công nghệ, năng lực về thông tin; về thương mại và tiếp cận thị trường.
3. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, hỗ trợ thúc đẩy phát triển liên; kết giữa doanh nghiệp và hợp tác xã: Căn cứ nội dung quy định tại các Nghị định: số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018; số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018; số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018; số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ; Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 28/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ và các chính sách ưu đãi của tỉnh như: Nghị quyết số 31/2017/NQ-HĐND ngày 19/7/2017 của HĐND tỉnh Quy định về chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước; Nghị quyết số 37/2017/NQ-HĐND ngày 19/7/2017 của HĐND tỉnh ban hành Quy định về chính sách phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bình Phước; Nghị quyết số 14/2018/NĐ-HĐND ngày 14/12/2018 của HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh để thực hiện kế hoạch này.
4. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn: Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 (Chương trình OCOP), các chương trình, dự án hàng năm của ngành nông nghiệp và PTNT và các chương trình dự án của địa phương để thúc đẩy phát triển các hợp tác xã nông nghiệp.
5. Mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp: Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia mô hình thí điểm liên kết theo chuỗi giá trị trong việc phát triển thương hiệu sản phẩm, tìm kiếm thị trường, đối tác kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Là cơ quan đầu mối tổng hợp, tham mưu, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị tổ chức xây dựng và triển khai các chuỗi liên kết ngành hàng chủ lực của tỉnh.
- Phối hợp với một số doanh nghiệp, công ty và các huyện, thị xã, thành phố lựa chọn tổ chức xây dựng các mô hình thí điểm về liên kết chuỗi giá trị các ngành hàng chủ lực của tỉnh.
2. Đối với các sở, ban, ngành: Căn cứ nội dung quy định tại Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ và các cơ chế chính sách đã được Trung ương và của tỉnh ban hành để chủ động bố trí nguồn lực hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp và thu hút doanh nghiệp tham gia xây dựng các loại hình liên kết theo chuỗi giá trị phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và lĩnh vực quản lý.
3. Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức xây dựng và triển khai các chuỗi liên kết các mặt hàng, sản phẩm chủ lực của địa phương theo quy định được phân cấp.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu, hướng dẫn, đôn đốc và hỗ trợ các chủ thể tham gia chuỗi liên kết thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
- Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và PTNT định kỳ hàng quý, 06 tháng, năm theo quy định.
Yên cầu các sở, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã nghiêm túc triển khai các nội dung của Kế hoạch này. Hàng năm, gửi kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Ke-hoach-73-KH-UBND-2019-lien-ket-tieu-thu-san-pham-nong-nghiep-hop-tac-xa-doanh-nghiep-Binh-Phuoc-578519.aspx
Bài viết liên quan:
- Kế hoạch 603/KH-UBND 2025 thực hiện Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng thiểu số Bình Thuận
- Kế hoạch 41/KH-UBND 2025 phòng chống hạn hán thiếu nước xâm nhập mặn Thanh Hóa
- Kế hoạch 617/KH-UBND 2025 cải cách thủ tục hành chính Phú Thọ
- Kế hoạch 534/KH-UBND 2025 triển khai Kết luận Tổng Bí thư làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ Gia Lai
- Kế hoạch 543/KH-UBND 2025 kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính Phú Thọ
- Kế hoạch 2161/KH-UBND 2025 thực hiện Đề án Tăng cường chuyển đổi số công tác dân tộc Khánh Hòa
- Kế hoạch 753/KH-UBND 2025 thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP cải thiện môi trường kinh doanh Bình Thuận
- Kế hoạch 454/KH-UBND 2025 ứng dụng dữ liệu về dân cư phục vụ chuyển đổi số quốc gia Gia Lai
- Kế hoạch 289/KH-UBND 2025 thực hiện công tác dân vận chính quyền Quảng Bình
- Kế hoạch 313/KH-UBND 2025 nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến Quảng Bình
- Kế hoạch 109/KH-UBND 2025 cải cách thủ tục hành chính trọng tâm Bắc Kạn
- Kế hoạch 137/KH-UBND 2025 thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP cải thiện môi trường kinh doanh Nghệ An
- Kế hoạch 126/KH-UBND 2025 thực hiện kịch bản tăng trưởng GRDP theo Nghị quyết 25/NQ-CP Nghệ An
- Kế hoạch 112/KH-UBND 2025 thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp Bắc Kạn
- Kế hoạch 70/KH-UBND 2025 thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đạt từ 8 trở lênTiền Giang
- Kế hoạch 68/KH-UBND 2025 thực hiện Chương trình hành động 43-CTr/TU Vũng Tàu
- Kế hoạch 63/KH-UBND 2025 thực hiện Quy định 189-QĐ/TW phòng chống tham nhũng Vũng Tàu
- Kế hoạch 65/KH-UBND 2025 thực hiện công tác phòng chống ma túy Tiền Giang
- Kế hoạch 37/KH-UBND 2025 thực hiện Kết luận 107-KL/TW công tác tiếp công dân Nam Định
- Kế hoạch 43/KH-UBND 2025 thực hiện Nghị quyết 190/2025/QH15 xử lý vấn đề sắp xếp bộ máy Cần Thơ