Nghị quyết 1156/2016/UBTVQH13 chức năng nhiệm vụ quyền hạn tổ chức Ban dân nguyện

ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Nghị quyết số: 1156/2016/UBTVQH13 |
Hà Nội, ngày 17 tháng 03 năm 2016 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC CỦA BAN DÂN NGUYỆN
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13;
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Vị trí, chức năng của Ban dân nguyện
Ban dân nguyện là cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội về công tác dân nguyện.
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban dân nguyện
1. Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc tổ chức công tác tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật về tiếp công dân.
2. Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc tổ chức tiếp nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Ban dân nguyện để nghiên cứu; khi cần thiết, chuyển đơn, thư đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết, trả lời công dân. Tổng hợp, phân loại, chuyển ý kiến, kiến nghị của cử tri đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
3. Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri để báo cáo tại kỳ họp Quốc hội.
4. Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội theo dõi, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri. Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, tổng hợp báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri và xây dựng báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri để trình Quốc hội.
5. Tham mưu, giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức và tiến hành các hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội xây dựng báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân để trình Quốc hội.
6. Tổng hợp kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn, thư và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội, định kỳ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.
7. Tham mưu, giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội hướng dẫn Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân về công tác dân nguyện.
8. Thông qua việc thực hiện công tác dân nguyện, nghiên cứu, đề xuất với Ủy ban thường vụ Quốc hội những vấn đề liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật.
9. Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.
Điều 3. Tổ chức của Ban dân nguyện
Ban dân nguyện có Trưởng Ban, các Phó Trưởng Ban và vụ giúp việc là Vụ dân nguyện.
Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban dân nguyện do Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
Tổ chức và nhiệm vụ của Vụ dân nguyện do Trưởng Ban dân nguyện phối hợp với Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quy định.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban dân nguyện
1. Trưởng Ban dân nguyện là người chịu trách nhiệm trước Ủy ban thường vụ Quốc hội về tổ chức và hoạt động của Ban dân nguyện. Trưởng Ban dân nguyện có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức quản lý và điều hành hoạt động của Ban dân nguyện theo nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 2 Nghị quyết này;
b) Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội; giữ mối quan hệ với Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban dân nguyện;
c) Phối hợp với Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trong việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức công chức của Vụ dân nguyện;
d) Tổ chức thực hiện công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của Ban dân nguyện;
đ) Quyết định việc sử dụng kinh phí đã được phân bổ của Ban dân nguyện.
2. Phó Trưởng Ban dân nguyện giúp Trưởng Ban dân nguyện thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Ban dân nguyện. Khi Trưởng Ban dân nguyện vắng mặt thì một Phó Trưởng Ban dân nguyện được Trưởng Ban dân nguyện ủy quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban dân nguyện.
Điều 5. Kinh phí và điều kiện bảo đảm
1. Ban dân nguyện có con dấu theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí hoạt động của Ban dân nguyện là một khoản trong kinh phí hoạt động của Quốc hội. Cơ sở vật chất và các điều kiện hoạt động của Ban dân nguyện do Văn phòng Quốc hội bảo đảm.
Điều 6. Điều khoản thi hành
1. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
2. Nghị quyết số 370/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thành lập Ban dân nguyện đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 695/2008/NQ-UBTVQH12 ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban thường vụ Quốc hội hết hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực.
|
TM. ỦY BAN THƯỜNG
VỤ QUỐC HỘI |
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-1156-2016-UBTVQH13-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-to-chuc-Ban-dan-nguyen-307355.aspx
Bài viết liên quan:
- Nghị quyết 74/NQ-HĐND 2024 giá dịch vụ khám bệnh cơ sở khám bệnh Nhà nước Đồng Nai
- Nghị quyết 05/2025/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Kon Tum
- Nghị quyết 10/2025/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 32/2024/NQ-HĐND Quảng Trị
- Nghị quyết 32/2024/NQ-HĐND giá dịch vụ khám bệnh không thuộc Quỹ Bảo hiểm y tế Quảng Trị
- Nghị quyết 54/2019/NQ-HĐND giao quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm C tỉnh Kon Tum
- Nghị quyết 06/2023/NQ-HĐND mức hỗ trợ nguồn vốn sự nghiệp xây dựng nông thôn mới Bình Phước
- Nghị quyết 160/NQ-HĐND 2021 Kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm Hưng Yên
- Nghị quyết 36/NQ-HĐND 2024 Danh mục công trình dự án phải thu hồi đất Cà Mau 2025
- Nghị quyết 217/NQ-HĐND 2022 điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn Hưng Yên 2021 2025
- Nghị quyết 59/NQ-HĐND 2021 đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương Hải Dương
- Nghị quyết 02/NQ-HĐND 2025 sửa đổi Nghị quyết 110/NQ-HĐND giao biên chế công chức Kon Tum
- Nghị quyết 05/2023/NQ-HĐND mức chi tổ chức thực hiện bồi thường khi thu hồi đất Tuyên Quang
- Nghị quyết 01/2025/NQ-UBND bãi bỏ Nghị quyết 05/2023/NQ-HĐND Tuyên Quang
- Nghị quyết 101/NQ-HĐND năm 2014 biên chế công chức người làm việc trong đơn vị sự nghiệp Hải Dương 2015
- Nghị quyết 75/2013/NQ-HĐND15 phụ cấp người hoạt động không chuyên trách khoán kinh phí Hải Dương
- Nghị quyết 74/2013/NQ-HĐND15 thù lao lãnh đạo chuyên trách hội đặc thù Hải Dương
- Nghị quyết 21/NQ-HĐND 2024 thông qua Danh mục các dự án cần thu hồi đất Yên Bái
- Nghị quyết 68/NQ-HĐND 2021 Kế hoạch đầu tư công trung hạn ngân sách địa phương Tuyên Quang
- Nghị quyết 77/NQ-HĐND 2023 giao dự toán ngân sách nhà nước Bình Định 2024
- Nghị quyết 71/NQ-HĐND 2024 điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước Bình Định