Nghị quyết 61/NQ-HĐND 2024 thực hiện chính sách pháp luật về trẻ em Cần Thơ

HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 61/NQ-HĐND |
Cần Thơ, ngày 12 tháng 12 năm 2024 |
NGHỊ QUYẾT
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ MƯỜI TÁM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em;
Căn cứ Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030;
Xét Tờ trình số 401/TTr-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2024 của Ủy ban nhân dân thành phố về dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em trên địa bàn thành phố Cần Thơ; Báo cáo thẩm tra của Ban văn hóa - xã hội; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm để tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em trên địa bàn thành phố Cần Thơ, với các nội dung chính sau đây:
1. Mục tiêu
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác trẻ em; nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện các quy định của Luật Trẻ em và các văn bản pháp luật liên quan đến trẻ em; bảo đảm trẻ em bị bạo lực, xâm hại được hỗ trợ, can thiệp kịp thời; phát huy quyền của trẻ em; huy động, vận động sự tham gia của toàn xã hội, gia đình và mỗi công dân đối với công tác trẻ em. Xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh và thân thiện, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của trẻ em, đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của thành phố.
2. Nhiệm vụ trọng tâm
a) Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục các chính sách, pháp luật về công tác trẻ em, đảm bảo phù hợp với các nhóm đối tượng và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng địa bàn; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động, ý thức trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và trẻ em về thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại; phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em và thực hiện các mục tiêu trẻ em.
b) Lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu, đặc biệt là các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030 trong xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm của thành phố và các địa phương.
c) Kịp thời ban hành và triển khai chương trình, kế hoạch về công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em nhằm cụ thể hóa chính sách, pháp luật về trẻ em phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Tổ chức triển khai các giải pháp hiệu quả để thực hiện các nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch của các cấp, các ngành, địa phương về công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và sự phát triển toàn diện của trẻ em.
d) Quan tâm thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại, trẻ em di cư, trẻ em bị tai nạn, thương tích, trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, trẻ em lao động sớm hoặc có nguy cơ lao động sớm được tiếp cận kịp thời với các dịch vụ hỗ trợ phù hợp.
đ) Thực hiện nghiêm túc công tác tiếp nhận, giải quyết các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, công tác điều tra vụ án hình sự liên quan đến trẻ em, giúp trẻ em và gia đình ổn định tâm lý.
e) Phấn đấu 100% gia đình có trẻ em, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em được cung cấp kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em bằng các hình thức phù hợp điều kiện văn hóa, kinh tế - xã hội từng địa bàn.
g) Mỗi xã, phường, thị trấn; mỗi cơ sở giáo dục đào tạo có ít nhất một trong các mô hình về quyền tham gia của trẻ em, cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, giáo dục kỹ năng sống và kỹ năng tự bảo vệ, tăng cường năng lực của trẻ em tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và đảm bảo trẻ em của địa phương, 100% học sinh ở các cơ sở giáo dục được tham gia các mô hình phù hợp với lứa tuổi.
h) Ưu tiên bố trí quỹ đất đầu tư xây dựng các điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phù hợp với trẻ em. Quan tâm xây dựng các thiết chế văn hóa dành cho trẻ em, nhất là ở địa bàn nông thôn.
i) Tăng cường bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em, về quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của các cấp, các ngành làm công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Cán bộ làm công tác điều tra, giải quyết các vụ việc, vụ án bạo lực, xâm hại trẻ em được tập huấn, nâng cao năng lực thực hiện hoạt động điều tra thân thiện với trẻ em.
k) Bố trí kinh phí phù hợp để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em. Đẩy mạnh xã hội hóa, vận động, thu hút các nguồn lực cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em theo hướng nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư và các tổ chức chính trị - xã hội.
l) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em; định kỳ hàng năm tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên đề về phòng, chống xâm hại trẻ em.
Điều 2. Trách nhiệm thi hành
1. Giao Ủy ban nhân dân thành phố có kế hoạch, giải pháp để tổ chức thực hiện Nghị quyết này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ khóa X, kỳ họp thứ mười tám thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2024./.
|
CHỦ TỊCH |
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Nghi-quyet-61-NQ-HDND-2024-thuc-hien-chinh-sach-phap-luat-ve-tre-em-Can-Tho-645824.aspx
Bài viết liên quan:
- Nghị quyết 74/NQ-HĐND 2024 giá dịch vụ khám bệnh cơ sở khám bệnh Nhà nước Đồng Nai
- Nghị quyết 05/2025/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Kon Tum
- Nghị quyết 10/2025/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 32/2024/NQ-HĐND Quảng Trị
- Nghị quyết 32/2024/NQ-HĐND giá dịch vụ khám bệnh không thuộc Quỹ Bảo hiểm y tế Quảng Trị
- Nghị quyết 54/2019/NQ-HĐND giao quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm C tỉnh Kon Tum
- Nghị quyết 06/2023/NQ-HĐND mức hỗ trợ nguồn vốn sự nghiệp xây dựng nông thôn mới Bình Phước
- Nghị quyết 160/NQ-HĐND 2021 Kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm Hưng Yên
- Nghị quyết 36/NQ-HĐND 2024 Danh mục công trình dự án phải thu hồi đất Cà Mau 2025
- Nghị quyết 217/NQ-HĐND 2022 điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn Hưng Yên 2021 2025
- Nghị quyết 59/NQ-HĐND 2021 đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương Hải Dương
- Nghị quyết 02/NQ-HĐND 2025 sửa đổi Nghị quyết 110/NQ-HĐND giao biên chế công chức Kon Tum
- Nghị quyết 05/2023/NQ-HĐND mức chi tổ chức thực hiện bồi thường khi thu hồi đất Tuyên Quang
- Nghị quyết 01/2025/NQ-UBND bãi bỏ Nghị quyết 05/2023/NQ-HĐND Tuyên Quang
- Nghị quyết 101/NQ-HĐND năm 2014 biên chế công chức người làm việc trong đơn vị sự nghiệp Hải Dương 2015
- Nghị quyết 75/2013/NQ-HĐND15 phụ cấp người hoạt động không chuyên trách khoán kinh phí Hải Dương
- Nghị quyết 74/2013/NQ-HĐND15 thù lao lãnh đạo chuyên trách hội đặc thù Hải Dương
- Nghị quyết 21/NQ-HĐND 2024 thông qua Danh mục các dự án cần thu hồi đất Yên Bái
- Nghị quyết 68/NQ-HĐND 2021 Kế hoạch đầu tư công trung hạn ngân sách địa phương Tuyên Quang
- Nghị quyết 77/NQ-HĐND 2023 giao dự toán ngân sách nhà nước Bình Định 2024
- Nghị quyết 71/NQ-HĐND 2024 điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước Bình Định