Tiêu chuẩn TCVN 14223-2:2024 về Yêu cầu an toàn thiết bị lưu giữ ngoài nhà máy sản xuất, gia công kính phẳng

Tiêu chuẩn TCVN 14223-2:2024 về Yêu cầu an toàn thiết bị lưu giữ ngoài nhà máy sản xuất, gia công kính phẳng

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 14223-2:2024

MÁY VÀ THIẾT BỊ SẢN XUẤT, XỬ LÝ VÀ GIA CÔNG KÍNH PHẲNG - YÊU CẦU AN TOÀN - PHẦN 2: THIẾT BỊ LƯU GIỮ, XẾP DỠ VÀ VẬN CHUYỂN NGOÀI NHÀ MÁY

Machines and plants for the manufacture, treatment and processing of flat glass - Safety requirements - Part 2: Storage, handling and transportation equipment outside the factory

 

Lời nói đầu

TCVN 14223-2:2024 được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo EN 13035-2:2008.

TCVN 14223-2:2024 do Trường Đại học Xây dựng Hà Nội biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 14223:2024 (EN 13035), Máy và thiết bị sản xuất, xử lý và gia công kính phng - Yêu cầu an toàn, gồm các tiêu chuẩn sau:

...

...

...

- Phần 2: Thiết bị lưu giữ, xếp dỡ và vận chuyển ngoài nhà máy;

- Phần 3: Máy cắt kính;

- Phần 4: Bàn lật kính.

Bộ EN 13035 còn các tiêu chuẩn sau:

- EN 13035-5, Machines and plants for the manufacture, treatment and processing of flat glass - Safety requirements - Part 5: Machines and installations for stacking and destacking.

- EN 13035-6, Machines and plants for the manufacture, treatment and processing of flat glass - Safety requirements - Part 6: Machines for break-out.

- EN 13035-7, Machines and plants for the manufacture, treatment and processing of flat glass - Safety requirements - Part 7: Cutting machines for laminated glass.

- EN 13035-9, Machines and plants for the manufacture, treatment and processing of flat glass - Safety requirements - Part 9: Washing installations.

- EN 13035-11, Machines and plants for the manufacture, treatment and processing of flat glass - Safety requirements - Part 11: Drilling machines.

...

...

...

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn loại C như quy định trong TCVN 7383-1:2004 (ISO 12100-1:2003).

Các máy có liên quan và các mối nguy hiểm được quy định trong phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.

Đối với các máy được thiết kế và chế tạo theo các quy định của tiêu chuẩn loại C này khác với các quy định được nêu trong tiêu chuẩn loại A hoặc B, thì các quy định của tiêu chuẩn loại C sẽ được ưu tiên hơn các quy định của tiêu chuẩn khác.

Trong tiêu chuẩn này giả định rằng:

- Thương lượng xảy ra giữa nhà chế tạo và người sử dụng/người mua liên quan đến các điều kiện sử dụng cụ thể không được đề cập đến trong tiêu chuẩn này;

- Thiết bị lưu giữ cố định, có hoặc không có giá đỡ di động, thiết bị xếp dỡ cơ khí (xem EN 13035-1) không được sử dụng bên ngoài nhà máy;

- Giá đỡ di động và giá đỡ mang tải chỉ có thể được sử dụng trên mặt bằng gần như nằm ngang mà không có những chỗ lồi lõm đáng kể (xem Điều 7).

 

...

...

...

Machines and plants for the manufacture, treatment and processing of flat glass - Safety requirements - Part 2: storage, handling and transportation equipment outside the factory

1  Phạm vi áp dụng

1.1  Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn đối với việc thiết kế và lắp đặt thiết bị dùng để lưu giữ (xem 3.2.1), xếp dỡ (xem 3.2.2), vận chuyển (xem 3.2.3) kính phẳng bên ngoài nhà máy (xem 3.1.1) và các giá đỡ, palét được gắn vào xe tải, xe đầu kéo, thiết bị chờ kính chuyên dụng, giá đỡ đứng và các thiết bị nâng kiểu chân không được sử dụng cho vận chuyển đường bộ và trên các công trường xây dựng.

1.2  Các mối nguy hiểm cụ thể khi sử dụng bên trong nhà máy được quy định trong TCVN 14223- 1:2004 (EN 13035-1).

1.3  Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng đối với các thiết bị tiếp xúc trực tiếp với kính. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các thiết bị xếp dỡ kính th công như dây đeo và cốc hút chân không. Máy kéo, cần trục, thang nâng và xe nâng cũng như các bộ phận của các phương tiện hỗ trợ khác không tiếp xúc với kính nằm ngoài phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn này cũng không áp dụng cho các thiết bị vận chuyển kính bằng các loại hình vận chuyển không phải là đường bộ, ví dụ: tàu thủy hoặc tàu hỏa, cũng như vận chuyển các khung cửa/cửa sổ được lắp kính.

1.4  Tiêu chuẩn này đề cập đến tất cả các mối nguy hiểm, các tình huống nguy hiểm và các sự cố liên quan đến thiết bị lưu giữ, xếp dỡ và vận chuyển kính phẳng khi chúng được sử dụng đúng như dự kiến khi thiết kế và trong các điều kiện sử dụng sai mà nhà sản xuất có thể lường trước một cách hợp lý (xem Điều 4). Tiêu chuẩn này quy định các biện pháp kỹ thuật thích hợp để loại trừ hoặc giảm thiểu rủi ro phát sinh từ các mối nguy hiểm trong quá trình vận hành thử, vận hành và bảo dưỡng thiết bị. Tiếng ồn không được coi là mối nguy hiểm đối với bất kỳ loại thiết bị nào trong phạm vi của tiêu chuẩn này.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì chỉ áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản công bố mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi bổ sung (nếu có).

TCVN 6719:2008 (ISO 13850:2006), An toàn máy - Dừng khẩn cấp - Nguyên tắc thiết kế.

...

...

...

TCVN 7383-2:2004 (ISO 12100-2:2003), An toàn máy- Khái niệm cơ bản, nguyên tắc chung cho thiết kế - Phần 2: Nguyên tắc kỹ thuật.

TCVN 7387-1:2004 (ISO 14122-1:2001), An toàn máy - Phương tiện thông dụng để tiếp cận máy - Phần 1: Lựa chọn phương tiện cố định để tiếp cận giữa hai mức.

TCVN 7387-2:2007 (ISO 14122-2:2001), An toàn máy - Các phương tiện thông dụng để tiếp cận máy - Phần 2: Sàn thao tác và lối đi.

TCVN 7387-3:2011 (ISO 14122-3:2001), An toàn máy - Phương tiện thông dụng để tiếp cận máy - Phần 3: cầu thang, ghế thang và lan can.

TCVN 7387-4:2011 (ISO 14122-4:2004), An toàn máy - Phương tiện thông dụng để tiếp cận máy - Phần 4: Thang cố định.

EN 294:1992, Safety of machinery - Safety distances to prevent danger zones being reached by the upper limbs (An toàn máy - Khoảng cách an toàn để ngăn chặn tay người vươn tới vùng nguy hiểm).

EN 953:1997, Safety of machinery - Guards - General requirements for the design and construction of fixed and movable guards (An toàn máy - Rào chắn - Yêu cầu chung về thiết kế và kết cấu của rào chắn cố định và di động).

EN 954-1:1996, Safety of machinery - Safety-related parts of control systems - Part 1: General principles for design (An toàn máy - Các bộ phận liên quan đến an toàn của hệ thống điều khiển - Phần 1: Nguyên tắc chung khi thiết kế).

EN 981:1996, Safety of machinery - System of auditory and visual danger and information signals (An toàn máy - Hệ thống các tín hiệu thông tin và nguy hiểm thính giác và thị giác).

...

...

...

EN 999:19981), Safety of machinery - The positioning of protective equipment in respect of approach speeds of parts of the human body (An toàn máy - Định vị che chắn bảo vệ đối với tốc độ tiếp cận của các bộ phận cơ thể người).

TCVN 12965:2020 (ISO 11201:2020), Âm học - Tiếng ồn phát ra từ máy và thiết bị - Xác định mức áp suất âm phát ra tại vị trí làm việc và tại các vị trí quy định khác trong một trường âm gần như tự do phía trên một mặt phẳng phản xạ với các hiệu chỉnh môi trường không đáng kể.

TCVN 12966:2020 (ISO 11202:2020), Âm học - Tiếng ồn phát ra từ máy và thiết bị - Xác định mức áp suất âm phát ra tại vị trí làm việc và tại các vị trí quy định khác áp dụng các hiệu chỉnh môi trường gần đúng.

EN 1037:1995, Safety of machinery - Prevention of unexpected start-up (An toàn máy - Ngăn chặn khởi động bất ngờ).

EN 1088:1995, Safety of machinery - Interlocking devices associated with guards - Principles for design and selection (An toàn máy- Cơ cấu khóa liên động kết hợp với rào chắn - Nguyên tắc thiết kế và lựa chọn).

EN 12195-1:2003, Load restaint assemblies on road vehicles - Safety - Part 1: Calculation of lashing forces (Các phương tiện đảm bảo giữ tải trên các phương tiện giao thông đường bộ - An toàn - Phần 1: Tính toán lực tác động).

EN 13035-1:2007, Machines and plants for the manufacture, treatment and processing of flat glass - Safety requirements - Part 1: storage, handling and transportation equipment inside the factory (Máy và thiết bị sản xuất, xử lý và gia công kính phẳng - Yêu cầu an toàn - Phần 1: Thiết bị lưu giữ, xếp dỡ và vận chuyển bên trong nhà máy).

EN 13155:2003, Cranes - Safety - Non-fixed load lifting attachments (Cần trục - An toàn - Các phụ kiện nâng tải không cố định).

EN 60204-1:2006, Safety of machinery - Electrical equipment of machines - Part 1: General requirements (IEC 60204-1:2005, modified) (An toàn máy - Thiết bị điện của máy - Phần 1: Yêu cầu chung).

...

...

...

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 7383-1:2004 (ISO 12100-1:2003) và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1  Các định nghĩa chung

3.1.1

Bên ngoài nhà máy (outside the factory)

Tất cả các khu vực, nơi kính được lưu giữ và vận chuyn, ví dụ như trên công trường xây dựng, ngoại trừ trong các nhà xưng khép kín và khuôn viên của nhà máy sản xuất và gia công kính.

3.1.2

Gió giật (gust)

Gió có tốc độ tăng đột ngột.

...

...

...

3.2.1

Thiết bị lưu giữ (storage equipment)

Thiết bị cố định, có thể di dời hoặc di động dùng để lưu giữ các kiện kính hoặc các tm kính. Một số thiết bị này cũng được sử dụng để vận chuyển.

3.2.2

Thiết bị xếp dỡ (handling equipment)

Các thiết bị được thiết kế chuyên dùng để hỗ trợ và giữ một tấm kính hoặc một kiện kính trong quá trình vận chuyển từ vị trí này sang vị trí khác.

3.2.3

Thiết bị vận chuyển (transportation equipment)

Thiết bị để di chuyển các thiết bị lưu giữ hoặc thiết bị xếp dỡ đã được chất đầy kính.

...

...

...

Giá vận chuyển kính chuyên dụng (frail)

Thiết bị dùng để vận chuyển các tấm kính ở tư thế gần như thẳng đứng, được gắn cố định hoặc lắp bên cạnh xe vận chuyển (xem Hình A.1, A.2 và A.3).

3.2.5

Xe moóc tự xếp dỡ (in-loader)

Thiết bị vận chuyển (thường là rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc) có cơ cấu tự xếp dỡ các giá đỡ có chứa hoặc không chứa các tấm/kiện kính (xem Hình A.4).

3.2.6

Khung đỡ kính mỏng (thin glass frames)

Thiết bị để lưu giữ và vận chuyển các kiện kính có kích thước 4,5 m đến 6,0 m x 3,21 m và có độ dày nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 mm.

4  Danh mục các mối nguy hiểm

...

...

...

Điều này bao gồm tất cả các mối nguy hiểm, các tình huống nguy hiểm và các trường hợp nguy hiểm được đề cập đến trong tiêu chuẩn. Chúng được nhận biết thông qua đánh giá rủi ro được coi là đáng kể cho từng loại máy, đồng thời yêu cầu phải có các biện pháp để loại b hoặc giảm các rủi ro này.

4.2 Trong quá trình vận chuyển

Bảng 1 - Danh mục các mối nguy hiểm

Danh mục các mối nguy hiểm

Đối tượng gây nguy hiểm

Biện pháp phòng ngừa

Đè vào cơ thể người

Lật và/hoặc hoặc rơi tải khỏi thiết bị vận chuyển do:

 

...

...

...

5.4; 7.3

b) Dỡ hàng không chính xác của các thiết bị di động (ví dụ: từ khung bệ, xe nâng hàng);

7.3

c) Treo không chắc chắn trên móc cẩu;

7.3

d) Sử dụng tốc độ quá mức;

5.2; 7.3

e) Áp lực của gió giật/gió trên cao

5.3; 5.4; 5.6; 7.3

...

...

...

5.2; 5.4; 5.6

h) Quá tải;

7

i) Tác động bởi xung lực từ bên ngoài đến hệ thống vận chuyển;

5.6; 7.3

k) Dịch chuyển của giá vận chuyển kính chuyên dụng;

5.3; 5.4; 7.3

I) Đứt gãy thiết bị do không đ bền.

5.2

...

...

...

Các bánh xe của thiết bị di động;

7.3

Cắt, cắt đứt hoặc đâm thủng

a) Các tấm kính không được neo buộc chắc chắn;

5.3; 5.4; 5.6; 5.7; 7.3

b) Kính không được xếp đúng cách;

7.3

c) Kính hỏng do va đập vào các bộ phận cố định xung quanh;

7.3

...

...

...

5.5

Không sử dụng trang thiết bị bảo hộ cá nhân

Chấn thương do kính

7.3

4.3  Trong quá trình chất dỡ tải

Bảng 2 - Danh mục các mối nguy hiểm

Danh mục các mi nguy hiểm

Đối tượng gây nguy hiểm

Biện pháp phòng ngừa

...

...

...

Lật và/hoặc rơi tải khỏi thiết bị vận chuyển do:

 

a) Góc nghiêng không đảm bảo;

5.3

b) Khu vực làm việc không bằng phẳng;

5.3; 5.6.2

c) Gió giật bất ngờ;

5.4; 7.3

d) Tác động của giá vận chuyển;

...

...

...

e) Vị trí của thiết bị an toàn không đúng khi việc dỡ tải bị gián đoạn;

5.4; 5.6.2; 7.3

g) Mở thiết bị an toàn trước khi kiểm tra vị trí của tải;

5.3; 5.4; 5.6.2; 7.3

h) Khu vực làm việc bị hạn chế;

7.3

i) Quá tải;

7.4

k) Đứt gãy thiết bị do không đủ bền.

...

...

...

Đè vào chân

Các bánh xe của thiết bị di động

7.3

Cắt, cắt đứt hoặc đâm thủng

Các tấm kính hoặc mảnh kính rơi ra khỏi thiết bị do:

 

a) Góc nghiêng không đúng

5.3; 5.4; 5.6.2; 7.3

b) Kính không được xếp đúng cách;

...

...

...

c) Tác động của giá đỡ vận chuyển;

7.3

d) Kính hỏng do va đập với kết cấu;

5.3; 5.4; 5.6.2; 7.3

e) Vị trí của thiết bị an toàn không đúng khi việc chất tải bị gián đoạn

5.4; 7.3

g) Gió giật bất ngờ.

7.3

Trượt, vấp và té ngã

...

...

...

7.3

b) Ngã từ trên cao.

5.6.1; 5.6.2; 7

Không sử dụng trang thiết bị bảo hộ cá nhân

Chấn thương do kính

7.3

Khởi động hoặc chuyển động không mong muốn

a) Bề mặt kết cấu, khu vực làm việc không ngang bằng

5.3; 5.4; 5.6; 7.3

...

...

...

5.6.2; 7.3

4.4  Vận chuyển kính phẳng bằng rơ moóc tự xếp dỡ

Bảng 3 - Danh mục các mối nguy hiểm

Danh mục các mối nguy hiểm

Đối tượng gây nguy hiểm

Biện pháp phòng ngừa

Đè vào và va đập với cơ thể người

Lật tải và chấn thương do:

 

...

...

...

5.6.1; 7.3

b) Trong quá trình neo buộc tải;

5.6.1; 7.3

c) Rơi kính ở bên trong khu vực xếp dỡ trong khi nâng tải;

5.6.1

d) Đóng cửa chắn sau do gió;

5.6.1

e) Bên trong khu vực xếp hàng do thiết bị neo buộc tải;

5.6.1

...

...

...

5.2

Đè vào chân

a) Trong quá trình hạ xuống của xe moóc tự xếp dỡ;

5.6.1

b) Hạ xuống không kiểm soát của xe moóc tự xếp dỡ.

5.6.1

Đè vào bàn tay và cánh tay

a) Đóng và khoá cửa chắn sau điều khiển bằng động cơ;

5.6.1

...

...

...

5.6.1

c) Khoá hệ thống chạy khẩn cấp.

5.6.1

Cắt, cắt đứt hoặc đâm thủng

a) Kính hỏng trong quá trình di chuyển;

5.4.2; 5.6.1; 7.3

b) Kính hỏng trong quá trình mở thiết bị neo buộc tải;

5.6.1; 7.3

Trượt, vấp và té ngã

...

...

...

5.6.1

b) Rơi từ khung bệ ở bên trong xe moóc tự xếp dỡ;

5.6.1

c) Qua các bộ phận trong xe moóc tự xếp dỡ như thanh kéo

5.6.1; 7.3

Không sử dụng trang thiết bị bảo hộ cá nhân

Chấn thương do kính

7.3

Khởi động hoặc chuyển động không mong muốn

...

...

...

5.4.2; 5.6.1; 7.3

5  Yêu cầu về an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ

5.1  Quy định chung

Máy phải tuân theo yêu cầu về an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ của điều này. Ngoài ra, máy phải được thiết kế theo nguyên tắc quy định trong TCVN 7383 (ISO 12100) cho các mối nguy hiểm có liên quan nhưng không đáng kể và không được đề cập đến trong tiêu chuẩn này (ví dụ: các cạnh sắc).

Để áp dụng các tiêu chuẩn loại B như EN 294, EN 953, EN 983, EN 999, EN 1037, EN 1088, EN 60204-1, TCVN 6719:2008 (ISO 13850), nhà sản xuất phải thực hiện đánh giá rủi ro một cách thích hợp để lựa chọn các yêu cầu liên quan đến an toàn cần áp dụng.

CHÚ THÍCH: Đánh giá rủi ro cụ thể này là một phần của đánh giá rủi ro chung liên quan đến các mối nguy không được đề cập trong tiêu chuẩn này.

5.2  Quy định chung

5.2.1  Thiết bị phải được thiết kế theo TCVN 7383-2:2004 (ISO 12100-2:2003) và phải được chế tạo bằng vật liệu tuân theo TCVN 7383-2:2004 (ISO 12100-2:2003), 4.3 b).

Thiết bị phải tuân theo TCVN 14223-1:2024 (EN 13035-1) nếu có thể áp dụng, trừ khi có công thức khác trong điều này.

...

...

...

Thiết bị lưu giữ di động và thiết bị vận chuyển di động được thiết kế để sử dụng bên ngoài nhà máy phải có khả năng chịu tải ít nhất 1,5 lần tải trọng tối đa cho phép mà không bị biến dạng dư khi vận chuyển bằng cần trục với tốc độ nh hơn 60 m/min. Khi vận chuyển bằng mọi hình thức xe vận chuyển với tốc độ nhỏ hơn 15 km/h, ví dụ như chở trên xe nâng hàng, thiết bị phải chịu được tải trọng ít nhất bằng 1,5 lần tải trọng tối đa cho phép mà không bị biến dạng dư. Đối với tốc độ lớn hơn 15 km/h, thiết bị phải có khả năng chịu được tác động bởi các lực động là 0,8 g theo phương di chuyển (theo phương dọc) và 0,5 g theo phương vuông góc (theo phương ngang). Nếu chỉ riêng thiết bị, ví dụ: giá đỡ, không thể chịu được tải trọng, với trường hợp này cần phải cung cấp thông tin về cách có thể chịu được tải bằng cách lắp đặt thêm một hệ thống neo giữ (bổ sung).

5.3  Góc nghiêng

5.3.1  Đối với các giá đỡ vận chuyển được đặt trên nền nằm ngang, góc nghiêng ít nhất phải là 4°. Với xe tải trên nền nằm ngang và trong các điều kiện chất tải bất lợi nhất, các giá vận chuyển kính chuyên dụng phải có góc nghiêng ít nhất là 4°. Đối với các giá vận chuyển kính bằng xe moóc tự xếp dỡ, góc nghiêng phải nằm trong khoảng từ 4° đến 5°. Nếu thiết bị có chức năng neo buộc kính vốn có, chẳng hạn như giá chữ A có thể di dời, palét, kính có thể được lưu giữ và vận chuyển ở tư thế thẳng đứng.

CHÚ THÍCH: Giá chữ A có thể di dời là thiết bị bao gói bằng kim loại được sử dụng đ lưu giữ cũng như vận chuyển kính cho khách hàng. Trong giá chữ A có th di dời, kính nằm thẳng đứng để các giá chữ A này chỉ có thể mở ra được sau khi chúng đã được đặt vị trí nghiêng, dụ: trên một giá đỡ.

5.3.2  Khi các tấm kính được tháo ra hoặc trên các giá vận chuyển kính chuyên dụng, cần phải có một thiết bị cho người vận hành biết rằng góc nghiêng được đảm bảo một cách chính xác.

5.4  Hệ thống neo buộc kính

5.4.1  Phải có các quy định cho việc neo buộc kính. Nếu bộ phận neo buộc kính không phải là một phần của thiết bị, phải có các chỉ dẫn phù hợp trong sổ tay hướng dẫn (xem 7.3).

Các thiết bị neo buộc kính phải được thiết kế chịu được trọng lượng kính mang theo và các lực động có thể tham gia trong các điều kiện hoạt động khắc nghiệt và phải đảm bảo:

- Loại bỏ các tác động làm hư hỏng kính;

...

...

...

- Có biện pháp chống lại sự cố hoặc dừng ngoài ý muốn chức năng neo buộc kính.

5.4.2  Các giải pháp thích hợp để neo buộc kính là:

- Các thiết bị cố định bằng thủy lực và khí nén;

- Túi/đệm khí;

- Cột chống;

- Dây buộc/dây đai;

Xem Phụ lục B để có thêm hướng dẫn.

5.5  Thanh đỡ và tấm đệm

5.5.1  Phải sử dụng tấm đệm mềm hơn thủy tinh để ngăn kính tiếp xúc với bất cứ vật nào cứng hơn nó. Tất cả các chi tiết liên kết của bất kỳ bề mặt nào có khả năng tiếp xúc với kính phải nằm chìm xuống dưới để tránh tiếp xúc, ngay cả khi ở tải trọng tối đa.

...

...

...

Tấm đệm cho các thanh đỡ sau và cột chống phải đủ độ đàn hồi để đệm kính, ví dụ như sử dụng cao su có độ cứng theo thang A có giá trị từ 40 đến 50.

CHÚ THÍCH: thể sử dụng các vật liệu khác, nhưng không nên sử dụng riêng gỗ một mình.

5.5.3  Các thanh đế

Tấm đệm cho các thanh đế phải đủ để chịu được trọng lượng như cao su có độ cứng từ 70° đến 80° A. Để xác định diện tích đỡ kính, lấy tối thiểu 10 mm chiều rộng/m2 diện tích bề mặt kính đối với kính có chiều dày 2,5 mm trở lên. Đối với kính có chiều dày nhỏ hơn 2,5 mm, chiều rộng đỡ kính/m2 diện tích bề mặt kính có thể cao hơn và do nhà sản xuất xác định.

CHÚ THÍCH:

1) Các vật liệu như trong 5.5.2 cũng được sử dụng, nhưng nhìn chung chúng sẽ cứng hơn.

2) Ví dụ: Nếu kính được lưu giữ có kích thước 6,2 m × 3,21 m và dày ít nhất 2,5 mm, chiều rộng yêu cầu của thanh đỡ là 200 mm (6,2 m × 3,21 m × 10/m2); Vì vậy nếu sử dụng hai thanh đỡ, mỗi thanh đỡ phải rộng 100 mm.

5.6  Hệ thống vận chuyển chuyên dụng

5.6.1  Xe moóc tự xếp dỡ

...

...

...

5.6.1.2  Tất cả các nơi làm việc và bảo trì phải có thể tiếp cận được từ mặt sàn hoặc phải cung cấp các phương tiện tiếp cận thích hợp và phù hợp với bộ TCVN 7387 (ISO 14122).

Phải cung cấp hệ thống chiếu sáng toàn phần với độ rọi ít nhất là 100 Lx đối với nơi làm việc và ít nhất là 50 Lx đối với nơi bảo trì:

- Nơi ra vào thường xuyên có thể dự đoán được (nhiều hơn một lần một ngày);

- Nơi ánh sáng tự nhiên không đủ (ví dụ: bên trong khu vực chất hàng và bên trong phía trên bệ đỡ phía trước).

5.6.1.3  Xung quanh xe, thiết kế phải tạo ra khoảng htối thiểu là 100 mm giữa mặt nền và các bộ phận của xe ngoại trừ bên trong khu vực chất tải và đối với những chi tiết cần thiết để chịu tải, yêu cầu tối thiểu là 50 mm.

Các biện pháp chống rơi từ các bệ có độ cao hơn 1 m, ví dụ: sàn phía trước bên trong xe, cần phải có bộ phận thích hợp dưới dạng các thanh chắn bao gồm ít nhất một tay vịn có chiều cao từ 1 m đến 1,1 m và một thanh chắn phía dưới chân với chiều cao xấp xỉ bằng một nửa.

Các bộ phận bên trong xe moóc có nguy cơ trượt hoặc va đập phải được đánh dấu rõ ràng bằng đường sọc màu vàng và màu đen tương phản phù hợp với ISO 3864-1.

Việc tiếp cận khu vực chất hàng bên trong xe khi có giá đỡ kính sẽ bị cấm bằng một biển báo an toàn phù hợp với Hình C.2, bổ sung thêm một biển phụ ghi rõ “cấm tiếp cận khi có giá đỡ kính bên trong” theo ISO 3864-1.

Phải cung cấp một thiết bị giữ cửa chắn sau để chống gió giật (ví dụ: một thanh cố định) cho mỗi vị trí mở thông thường (ví dụ: 90 ° và 270 °).

...

...

...

5.6.1.5  Phải có thiết bị để giữ cân bằng tải trong quá trình nâng. Nếu thiết bị này sử dụng hệ thống treo của các bánh xe rơ moóc, thì việc cân bằng này có thể thực hiện bằng hệ thống khí nén có đủ áp suất/thể tích không khí hoặc bằng hệ thống treo khí nén được điều khiển điện tử.

Cần phải có một thiết bị (thiết bị vận hành khẩn cấp) để ngăn ti (giá đỡ) tiếp xúc với mặt nền trong quá trình vận chuyển. Thiết bị phải dễ dàng tiếp cận từ mặt nền và cũng có thể xử lý được bằng các thiết bị bảo hộ cá nhân (ví dụ: găng tay).

5.6.1.6  Các thiết bị hiển thị và vận hành th công cho cửa chắn sau, khung có trụ lái và hệ thống cố định tải (ngay cả khi nó chỉ kích hoạt hoặc tắt các bộ phận của chúng) phải được đặt bên ngoài khu vực nguy hiểm và phải được ký hiệu rõ ràng (ví dụ: chức năng, chế độ hoạt động, tốt nhất là sử dụng hình ảnh/biển báo).

Phải nhìn thấy mép đóng của cửa từ vị trí của bộ điều khiển đóng mở cửa chắn sau. Tất cả các bộ phận tiếp xúc khác của cửa phải có khoảng cách tối thiểu 25 mm đến thân xe. Khoảng hở có thể được lấp đầy bằng vật liệu đ mềm, ví dụ: cao su mềm. Ngoài ra, cần có dấu hiệu cảnh báo (xem Phụ lục C) để đề phòng ngón tay bị kẹp dập tại khu vực mép đóng.

Việc cáp nguồn để thực hiện chuyển động của thiết bị neo buộc tải phải thông qua bộ điều khiển không duy trì. Các bộ phận liên quan của hệ thống điều khiển có yêu cầu tối thiểu phù hợp với EN 954- 1:1996, loại 1. Bộ điều khiển dừng khẩn cấp cho hệ thống neo buộc tải phải là loại không duy trì và có mạch điều khiển với yêu cầu tối thiu phù hợp với EN 954-1:1996, loại 1. Phải trang bị các thiết bị cho phép nhận biết được hệ thống neo buộc tải đang ở vị trí giới hạn cuối cho c hai trạng thái cố định kính và trạng thái mở.

5.6.1.7  Phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật chống khởi động bất ngờ các chuyển động nguy hiểm sau khi cấp điện tr lại (ví dụ khi thay đổi đầu kéo). Điều này đặc biệt áp dụng cho hệ thống cố định tải và cửa chắn sau.

Cần có các biện pháp ngăn chặn những người không có thẩm quyền vận hành thiết bị (ví dụ bằng cách khóa các bộ phận điều khiển).

Cần có một thiết bị ngắt kết nối có thể khóa được như công tắc chính để ngăn các chuyển động thủy lực trong quá trình can thiệp.

5.6.1.8  Nếu thiết bị neo buộc tải không tự khóa thì cần phải có thiết bị để cảnh báo người lái xe trong quá trình vận chuyển nếu thiết bị an toàn bị lỗi. Thiết bị này phải là thiết bị quang học và/hoặc âm thanh và có thể nhận biết trực tiếp hoặc gián tiếp từ vị trí của người lái. Nếu thiết bị này không hiển thị trạng thái neo buộc tải bình thường thì phải có thêm thiết bị hiển thị bổ sung. Vị trí, chức năng và các bước xử lý cần thiết phải được mô tả trong s tay hướng dẫn.

...

...

...

5.6.2  Giá vận chuyển kính chuyên dụng trên xe tải và xe tải van

5.6.2.1  Cần có thiết bị chỉ báo cho người vận hành biết góc nghiêng cần thiết để xếp hoặc dỡ hàng. Các hệ thống chỉ báo góc nghiêng thực tế phải có sự phân biệt rõ ràng giữa phạm vi làm việc và phạm vi nguy hiểm, ví dụ: bằng một hệ thống có sự khác biệt hai màu.

5.6.2.2  Cần phải có thiết bị để đưa giá vận chuyển kính chuyên dụng đến một góc lớn hơn 4° cho quá trình xếp và dỡ tải.

Điều này có thể đạt được bằng các phương pháp sau:

- Điều chỉnh giá vận chuyển kính chuyên dụng (ví dụ, Hình A.1);

- Điều chỉnh khung xe.

Trong trường hợp hệ thống điều chỉnh có các chức năng điều khiển, các bộ phận liên quan của hệ thống điều khiển phải có yêu cầu tối thiểu phù hợp với EN 954-1:1996, loại 1. Đối với các hệ thống khác, vị trí đã điều chỉnh phải được duy trì, ví dụ: bằng cách sử dụng hệ thống phanh tự hãm.

5.6.2.3  Cần có bộ phận chặn bằng cơ khí ở phía trước và ở cuối mỗi tấm kính trên giá vận chuyển kính chuyên dụng để ngăn chặn tấm kính trượt ra khỏi các chồng kính theo hướng di chuyển và hướng ngược lại. Cùng với các phần tử cố định tải khác, các thiết bị phải phù hợp với 5.2.2.

5.6.2.4  Các giá vận chuyển kính chuyên dụng phải được lắp đặt trên xe theo các thông số kỹ thuật do nhà sản xuất xe đưa ra.

...

...

...

5.6.3.1  Cần có phương tiện để gắn thiết bị neo buộc tải có thể tái sử dụng vào giá đỡ hoặc palét khi không sử dụng.

5.6.3.2  Khung cơ sở của các giá đỡ tĩnh và palét sẽ được sử dụng làm điểm cố định phù hợp với EN 12195-1:2003 (đảm bảo an toàn cho các phương tiện giao thông đường bộ chở hàng) để gắn chặt và/hoặc đỡ thiết bị vào phương tiện.

5.7  Thiết bị nâng kiểu chân không

Đối với các thiết bị nâng kiểu chân không dùng cho kính phẳng, kể cả khi được sử dụng với các thiết bị vận chuyển khác ngoài cần trục, phải tuân theo các yêu cầu của EN 13155:2003 cùng với các yêu cầu bổ sung dưới đây.

Bộ phận liên quan đến an toàn của hệ thống điều khiển ít nhất phải được thiết kế phù hợp với EN 954- 1:1996, loại 1. Bộ điều khiển không dây phải tuân theo EN 60204-1:2006, 9.2.7.

Tất cả các chuyển động phải được điều khiển bằng thiết bị điều khiển không duy trì. Các thiết bị này phải đảm bảo chống lại hoạt động ngoài ý muốn.

CHÚ THÍCH: Khi thiết kế thiết bị nâng kiểu chân không cho kính phẳng, cần xem xét tình trạng của bề mặt kính (ví dụ: nhẵn hoặc có vân, lớp phủ hoặc lớp bột).

6  Kiểm tra xác nhận các yêu cầu an toàn và/hoặc biện pháp bảo vệ

Điều này bao gồm các phương pháp kiểm tra xác nhận sự phù hợp của máy với các yêu cầu của Điều 5 và 7. Các tiêu chí chấp nhận có trong Điều 5 và 7 hoặc có thể tìm thấy trong điều này.

...

...

...

Mục tham chiếu ở Điều 5

Yêu cầu về an toàn và/hoặc biện pháp bảo vệ

Phương pháp kiểm tra

Kiểm tra bằng quan sát

Kiểm tra chức năng

Đo đạc

5.2

Kiểm tra thiết kế

X

...

...

...

X

5.3

Góc nghiêng

 

 

X

5.4

Hệ thống neo buộc tải

X

...

...

...

 

5.5

Các thanh đỡ và tấm đệm

X

 

X

5.6

Hệ thống vận chuyển chuyên dụng

 

...

...

...

 

5.6.1

Xe moóc tự xếp dỡ

X

X

X

5.6.2

Giá vận chuyển kính chuyên dụng trên xe tải và xe tải van

X

...

...

...

X

5.6.3

Giá đỡ và palét

X

X

 

5.7

Thiết bị nâng kiểu chân không

X

...

...

...

X

7  Thông tin sử dụng

7.1  Quy định chung

Thông tin sử dụng phải được xây dựng tuân theo TCVN 7383-2:2004 (ISO 12100-2:2003), Điều 6.

7.2  Tín hiệu và thiết bị cảnh báo

Phải cung cấp các tín hiệu an toàn cảnh báo các mối nguy hiểm theo 5.6.1.3 và 5.6.1.6.

Phải trang bị các thiết bị cảnh báo phù hp với 5.6.1.1 và 5.6.1.8.

7.3  Các tài liệu kèm theo

Văn bản hướng dẫn (sổ tay hướng dẫn) phải được soạn thảo theo TCVN 7383-2:2004 (ISO 12100- 2:2003), 6.5. Cụ thể, thông tin được yêu cầu như sau:

...

...

...

7.3.2  Sử dụng đúng các thiết bị phụ trợ, ví dụ tấm đệm, thiết bị neo buộc tải;

7.3.3  Khuyến nghị về việc neo buộc kính trong quá trình vận chuyển;

7.3.4  Khuyến nghị trong quá trình dỡ các giá đỡ kính, nền phải bằng phẳng và ổn định;

7.3.5  Điều chỉnh và quan sát góc nghiêng trong quá trình xếp và dỡ tải của các hệ thống vận chuyển chuyên dụng;

7.3.6  Khuyến nghị sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân (ví dụ áo ghi lê, găng tay, giày bảo hộ, mũ bảo hộ, kính bảo hộ);

7.3.7  Khuyến nghị người sử dụng kiểm tra định kỳ kết cấu.

CHÚ THÍCH: Các quy định cho người sử dụng của các quốc gia có thể yêu cu kiểm tra thường xuyên hơn và/hoặc cụ thể hơn.

7.3.8  S tay hướng dẫn và tài liệu kỹ thuật mô tả thiết bị phải công bố các thông tin về tiếng ồn sau:

- Mức áp suất âm thanh trọng số A tại các vị trí làm việc khi mức này vượt quá 70 dB(A) tuân theo TCVN 12965 (ISO 11201) hoặc TCVN 12866 (ISO 11202). Nếu mức này không vượt quá 70 dB(A), vẫn phải công bố mức thực tế này. Độ không tin cậy của phép đo phải được nêu rõ cho bất cứ giá trị phát thải tiếng ồn nào được công bố.

...

...

...

- (Các) vị trí làm việc, nơi các (mức) áp suất âm thanh phát ra được xác định.

CHÚ THÍCH 1: Gi định rằng, đối với thiết bị trong phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này, mức áp suất âm thanh trọng số A phát ra tại các vị trí làm việc không vượt quá 80 dB(A) và giá trị áp suất âm thanh tức thời trọng số C có đỉnh không vượt quá 63 Pa.

CHÚ THÍCH 2: Thông tin về phát thi tiếng ồn phải được cung cấp trong tài liệu bán hàng.

7.3.9  Thông số kỹ thuật của các phụ tùng thay thế khi sử dụng có ảnh hưởng đến sức khoẻ và an toàn của người vận hành.

7.3.10  Đối với các thiết bị mang tải, hệ số thử tải tĩnh đã sử dụng.

7.4  Ghi nhãn

Tất cả các thiết bị phải được gắn nhãn một cách bền vững, rõ ràng, dễ đọc và có chứa tối thiểu:

- Tên doanh nghiệp và địa chỉ đầy đủ của nhà sản xuất và đại diện được ủy quyền của họ, nếu có;

- Ghi nhãn bắt buộc;

...

...

...

- Ký hiệu của máy;

- Ký hiệu số sê ri của kiểu, nếu có;

- Số sê ri hoặc số nhận dạng, nếu có;

- Ngày kiểm tra trước khi giao hàng, nếu cần;

- Thông tin bổ sung, công suất.

Đối với hệ thống vận chuyển, thông tin bổ sung cần thiết gồm:

- Tải trọng lớn nhất cho phép tính bằng kg; Trọng lượng của hệ thống không tải nếu vượt quá 5 % giới hạn tải trọng làm việc của thiết bị hoặc 50 kg, tùy theo giá trị nào nhỏ hơn;

- Kích thước tối đa và tối thiểu của kính.

 

...

...

...

(tham khảo)

Các loại thiết bị

Hình A.1 - Giá vận chuyển kính chuyên dụng trang bị cho xe tải van

Hình A.2 - Giá vận chuyển kính chuyên dụng có thể thay đổi góc nghiêng

Hình A.3 - Giá vận chuyển kính chuyên dụng với chân đỡ có thể di chuyển để đảm bảo góc nghiêng trong quá trình xếp dỡ hàng

...

...

...

Hình A.4 - Xe moóc tự xếp dỡ

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Hướng dẫn cho các thiết bị neo buộc kính

B.1  Cột chống thủy lực và khí nén

Nên duy trì chức năng giữ tải ngay cả khi áp suất thủy lực/khí nén bị giảm. Điều khiển thu hồi các cột chống chỉ được thực hiện với điều khin cảm biến và từ một vị trí an toàn cho phép giám sát tải trọng và giữ cho người vận hành tránh xa các mảnh kính rơi.

B.2  Túi/Đệm khí

Khả năng chống kính vỡ thông qua việc chọn vật liệu và xác định kích thước.

...

...

...

Một giải pháp thích hợp để tránh chuyển động không mong muốn của túi/đệm khí là, ví dụ: định vị bằng hình thức ôm kín hoặc bằng ma sát.

B.3  Cột để chống trên giá vận chuyển kính chuyên dụng

Đảm bảo đủ độ ổn định thông qua việc chọn vật liệu và xác định kích thước.

Phải có khả năng lắp và tháo khỏi nền bằng thủ công. Các khóa giữ phải chịu được tải trọng dự kiến.

B.4  Bảo vệ dây buộc khỏi tác động của kính bằng phương pháp bảo vệ cạnh

Có thể tìm thấy các khuyến nghị về bảo vệ cạnh trong EN 13393.

B.5  Dây đai

Bảo vệ dây đai khỏi tác động của kính bằng phương pháp bảo vệ cạnh.

Mỗi kiện kính phải được đóng đai riêng biệt và có neo buộc với giá đỡ.

...

...

...

 

Phụ lục C

(tham khảo)

Ký hiệu đồ họa cho biển báo và tín hiệu

Hình C.1 - Cảnh báo chấn thương tay

Hình C.2 - Cấm xâm phạm

 

...

...

...

[1] TCVN 14223-3:2024 (EN 13025-3), Máy và thiết bị sản xuất, xử lý và gia công kính phẳng - Yêu cầu an toàn - Phần 3: Máy cắt kính.

[2] TCVN 14223-4:2024 (EN 13025-4), Máy và thiết bị sản xuất, xử lý và gia công kính phẳng - Yêu cầu an toàn - Phần 4: Bàn lật kính.

[3] EN 12195-2, Load restraint assemblies on road vehicles - Safety - Part 2: Web lashing made from man-made fibres (Neo buộc tải trên phương tiện giao thông đường bộ - An toàn - Phần 2: Dây buộc làm từ sợi nhân tạo).

[4] EN 13246, Packaging - Specification for tensional Steel strapping (Đóng gói - Thông số kỹ thuật cho đai thép chịu kéo).

[5] EN 13393, Packaging - Specification for edge protectors (Đóng gói - Thông số kỹ thuật cho bộ phận bảo vệ cạnh).

[6] EN 13394, Packaging - Specification for non-metallic tensional strapping (Bao bì - Thông số kỹ thuật cho dây đai phi kim loại chịu kéo).

[7] EN 13035-5, Machines and plants for the manufacture, treatment and processing of flat glass - Safety requirements - Part 5: Machines and installations for stacking and destacking (Máy và thiết bị sản xuất, xử lý và gia công kính phẳng - Yêu cầu an toàn - Phần 5: Máy và thiết bị cho công tác xếp và dỡ chồng kính).

[8] EN 13035-6, Machines and plants for the manufacture, treatment and processing of flat glass -Safety requirements - Part 6: Machines for break-out (Máy và thiết bị sản xuất, xử lý và gia công kính phẳng- Yêu cầu an toàn - Phần 6: Máy phá vỡ kính).

[9] EN 13035-7, Machines and plants for the manufacture, treatment and processing of flat glass - Safety requirements - Part 7: Cutting machines for laminated glass (Máy và thiết bị sản xuất, xử lý và gia công kính phẳng - Yêu cầu an toàn - Phần 7: Máy cắt kính dán).

...

...

...

[11] EN 13035-11, Machines and plants for the manufacture, treatment and processing of flat glass - Safety requirements - Part 11: Drilling machines (Máythiết bị sản xuất, xử lý và gia công kính phẳng - Yêu cầu an toàn - Phần 11: Máy khoan kính).

 

Mục lục

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1 Phạm vi áp dụng

2 Tài liệu viện dẫn

3 Thuật ngữ và định nghĩa

4 Danh mục các mối nguy hiểm

...

...

...

6 Kiểm tra xác nhận các yêu cầu an toàn và/hoặc biện pháp bảo vệ

7 Thông tin sử dụng

Phụ lục A (tham khảo) Các loại thiết bị

Phụ lục B (tham khảo) Hướng dẫn cho các thiết bị neo buộc kính

Phụ lục C (tham khảo) Biểu tượng cho biển báo và tín hiệu

Thư mục tài liệu tham khảo

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/TCVN/Xay-dung/TCVN-14223-2-2024-May-va-thiet-bi-gia-cong-kinh-phang-Yeu-cau-an-toan-Phan-2-921531.aspx


Bài viết liên quan: