Tiêu chuẩn TCVN 14241-2:2024 về Giống chó Sông Mã

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 14241-2:2024
GIỐNG CHÓ NỘI - PHẦN 2: CHÓ SÔNG MÃ
Indigenous breeding dogs - Part 2: Song Ma dog
Lời nói đầu
TCVN 14241-2:2024 do Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Bộ Quốc Phòng biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và công bố.
Bộ TCVN 14241:2024 giống chó nội gồm các phần:
- TCVN 14241-1:2024, Phần 1: Chó Hmông cộc đuôi;
- TCVN 14241-2:2024, Phần 2: Chó Sông Mã.
...
...
...
GIỐNG CHÓ NỘI - PHẦN 2: CHÓ SÔNG MÃ
Indigenous breeding dogs - Part 2: Song Ma dog
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với chó Sông Mã.
2 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
2.1
Đặc điểm ngoại hình (Morphological characteristics)
Đặc điểm về hình dáng, đầu thân minh, phần chân, lông, đuôi và các đặc điểm khác đặc thù của giống.
...
...
...
Chó hậu bị (Young Dog)
Chó có độ tuổi từ 9 tháng đến 11 tháng tuổi được chọn để làm chó sinh sản.
2.3
Chó cái sinh sản (Breeding bitch)
Chó cái có độ tuổi từ 1 năm đến 8 năm tuổi, đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
2.4
Chó đực sinh sản (Stud dog)
Chó đực có độ tuổi từ 1 năm đến 9 năm tuổi, đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
2.5
...
...
...
Là chiều cao được đo ở điểm cao nhất của vai vuông góc xuống mặt đất.
2.6
Chiều cao sau (Height at sacrump)
Là chiều cao được đo ở điểm cao nhất của mông vuông góc xuống mặt đất.
2.7
Chiều cao chân trước (Front Leg Height)
Là chiều cao được đo từ khuỷu chân trước vuông góc xuống mặt đất.
2.8
Chiều dài thân (Body length)
...
...
...
2.9
Chiều dài mõm (Muzzle length)
Độ dài đỉnh mũi đến trung điểm đường nối hai đầu mắt.
2.10
Chiều rộng đầu (Head width)
Khoảng cách phần rộng nhất của đầu, giữa trán và gò má trước tai.
2.11
Chiều dài đầu (Head length)
Độ dài từ đỉnh xương chẩm đến đỉnh mũi theo một đường thẳng.
...
...
...
Chiều rộng ngực (Chest width)
Khoảng cách giữa hai khớp bả vai.
2.13
Chiều rộng hông (Rump width)
Khoảng cách giữa hai đỉnh trên của xương chậu.
2.14
Chu vi ngực (Shin circumference)
Chu vi vòng ngực ở vị trí sau bả vai và gần khuỷu chân trước.
2.15
...
...
...
Chu vi vòng cổ chân trước, tại vị trí trên gốc ngón chân thứ năm.
2.16
Chiều dài lông (Hair length)
Là độ dài của lông từ chân lông đến ngọn lông ở trạng thái tự nhiên
2.17
Chỉ số hình dạng (Shape body index)
Tỷ lệ giữa chiều dài thân và chiều cao trước của chó.
2.18
Chỉ số thể chất (Physical index)
...
...
...
2.19
Tuổi phối giống lần đầu (Age at first mating)
Được tính bằng số tháng từ khi sơ sinh đến lúc phối giống lần đầu.
2.20
Khối lượng phối giống lần đầu (Weigth of dog at age first mating)
Là khối lượng của chó tại thời điểm phối giống lần đầu, được tính bằng kg chó ngay sau khi phối giống lần đầu xong.
2.21
Tuổi đẻ lứa đầu (Age at first litter)
Được tính từ khi chó cái được sinh ra đến khi đẻ lần đầu (tính bằng ngày).
...
...
...
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ (Interval between two litters)
Là khoảng thời gian tính từ ngày đẻ của lứa trước đến ngày đẻ của lứa kế tiếp.
2.23
Thời gian động dục lại sau đẻ (Time to return to estrus after giving birth)
Là khoảng thời gian từ khi đẻ đến khi chó cái động dục trở lại của lứa sau kế tiếp.
2.24
Số con/lứa (Number of puppy/litter)
Là số con sinh ra còn sống trong vòng 24 giờ trong 1 lứa.
2.25
...
...
...
Được tính bằng (%) tỷ lệ số con chết trên tổng số con được sinh ra trong 24 giờ trong 1 lứa.
2.26.
Chỉ tiêu chất lượng tinh dịch (Semen quality Index)
- Lượng xuất tinh V (Volume of semen): Lượng tinh dịch trong một lần xuất tinh của chó đực giống, được tính bằng ml.
- Hoạt lực tinh trùng A (Active of sperm):
Hoạt lực tinh trùng là tỷ lệ tinh trùng hoạt động tiến thẳng so với tổng số tinh trùng có trong vi trường quan sát được.
- Nồng tinh trùng C (Concentration of sperm): Nồng độ tinh trùng là số lượng tinh trùng có trong một ml tinh dịch, được tính bằng triệu/ml.
- Tinh trùng kỳ hình K (Abnormality of sperm): Tinh trùng có hình thái bất thường ở đầu, cổ, thân và đuôi (ví dụ tinh trùng có hai đầu, méo đầu, đuôi gập, đuôi cụt, đuôi xoắn lại, có giọt protein bám theo...)
- Tổng số tinh trùng tiến thẳng VAC: Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong lần xuất tinh, là tích số của V, A và C, đơn vị tính là tỷ/1 lần xuất tinh.
...
...
...
3.1 Ngoại hình
Các đặc điểm ngoại hình đáp ứng các yêu cầu nêu trong Bảng 1.
Bảng 1 - Đặc điểm ngoại hình chó Sông Mã
Chỉ tiêu
Đặc điểm đặc trưng
Hình dáng
Cơ thể gọn, chắc, cân đối, chân cao. Cá thể đực có thân, đầu to hơn cá thể cái.
Lông
Lông có 2 lớp: lớp trong mềm, ngắn, bông; lớp ngoài, dài và thô. Lông thường phân chia hai mảng: Thân và lưng thường màu xám, xám đen, sẫm màu còn phần bụng dưới và ngực có màu trắng, trắng vàng hoặc nhạt màu hơn.
...
...
...
Sắc tố ở da, và móng có mầu đen là chính, riêng phần móng có một số cá thể có màu nâu hoặc sẫm màu.
Đầu
Vùng sọ to, khoảng cách giữa hai bên gò má lớn (bằng ½ chiều dài đầu); Hộp sọ: nổi rõ, trán phẳng hoặc hơi nhô, đường rãnh giữa trán rõ, chạy dài.
Tai
Phát triển hoàn thiện, có hình tam giác cân, dựng và hướng về phía trước.
Mắt
Mắt phát triển, hình ô van, có mầu đen, nâu hoặc sẫm màu.
Răng
Răng vĩnh viễn phát triển, có từ 40 đến 42 răng, miếng cắn khít, không hô móm.
...
...
...
Đường lưng: hơi võng; Bả vai: cơ bắp, nhô lên; Lưng: cơ lưng phát triển, không rộng và mềm mại; Thắt lưng: thẳng hoặc hơi gồ, cơ phát triển, mềm dẻo. Ở cá thể cái phần eo dài hơn cá thể đực; Mông: rộng, cơ phát triển.
Bụng
Bụng gọn, thuôn dài về phía sau.
Chân
Vững chắc, hệ cơ xương nhìn nổi rõ.
Bàn chân
Bàn chân phát triển, các ngón dài và chụm, có thể nhìn thấy kẽ giữa các ngón chân, đệm bàn chân thường màu đen, phần lông bàn chân đôi khi có màu trắng, vàng hoặc nhạt màu.
Đuôi
Phát triển, có độ dài khoảng 31,8 cm, hình bông lau và thường thõng xuống dưới, cách kheo chân từ 3 đến 5 cm, có thể thẳng hoặc hơi cong, tỷ lệ đuôi thẳng chiến ưu thế.
...
...
...
Con đực: phát triển hoàn thiện; 02 tinh hoàn lộ rõ, nằm trong bìu; dương vật ở trạng thái bình thường, nằm bên trong lớp da dưới bụng.
Con cái: phát triển hoàn thiện, núm vú lộ rõ, có từ 8 đến 10 núm vú nằm đối xứng hai bên, ở dưới bụng.
3.2 Yêu cầu đối với chó đực
3.2.1 Chó đực hậu bị
Yêu cầu đối với chó đực hậu bị được quy định tại Bảng 2.
Bảng 2 - Chỉ tiêu của chó đực hậu bị
Chỉ tiêu
Mức yêu cầu
1. Chiều cao trước, cm, trong khoảng
...
...
...
2. Chiều cao sau, cm, trong khoảng
45,0 - 52,0
3. Chiều cao chân trước, cm, trong khoảng
23,0 - 25,0
4. Chiều dài thân, cm, trong khoảng
50,0 - 55,0
5. Chiều dài mõm, cm, trong khoảng
6,8 - 8,8
6. Chiều rộng đầu, cm, trong khoảng
...
...
...
7. Chiều dài đầu, cm, trong khoảng
18,5 - 20,5
8. Chiều rộng ngực, cm, trong khoảng
10,0 - 12,0
9. Chiều sâu ngực, cm, trong khoảng
22,0 - 25,0
10. Chiều rộng hông, cm, trong khoảng
7,0 - 8,5
11. Chu vi ngực, cm, trong khoảng
...
...
...
12. Chu vi cổ chân, cm, trong khoảng
9,0 - 10,5
13. Khối lượng chó, kg, không nhỏ hơn
16,0
14. Chiều dài lông, cm, không lớn hơn
5,0
15. Chỉ số hình dạng, %, trong khoảng
107 - 111
16. Chỉ số thể chất, %, trong khoảng
...
...
...
3.2.2 Chó đực khai thác tinh
Các chỉ tiêu về chất lượng tinh dịch của chó đực khai thác tinh được nêu trong Bảng 3.
Bảng 3 - Năng suất, chất lượng tinh dịch của chó đực khai thác tinh
Chỉ tiêu
Mức yêu cầu
1. Màu của tinh dịch
Trắng sữa
2. Mùi của tinh dịch
Tanh
...
...
...
10
4. Hoạt lực tinh trùng (A), %, không nhỏ hơn
80
5. Nồng độ độ tinh trùng (C), triệu/ml, không nhỏ hơn
219,47
6. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K), %, không nhỏ hơn
13,4
7. Tỷ lệ tinh trùng chết (D), %, không nhỏ hơn
13,6
...
...
...
2,24
9. Độ pH tinh dịch, trong khoảng
6,1-6,6
3.2.3 Chó đực phối trực tiếp
Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của chó đực phối trực tiếp được nêu trong Bảng 4.
Bảng 4 - Năng suất sinh sản của chó đực phối trực tiếp
Chỉ tiêu
Mức yêu cầu
1. Tuổi phối giống lần đầu, tháng, không nhỏ hơn
...
...
...
2. Khối lượng phối giống lần đầu, kg, không nhỏ hơn
16
3. Tỷ lệ thụ thai, %, không nhỏ hơn
85,0
4. Số con đẻ ra còn sống/lứa, không nhỏ hơn
3
5. Khối lượng trung bình chó con sơ sinh, kg, không nhỏ hơn
0,34
3.3. Yêu cầu đối với chó cái
...
...
...
Các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng của chó cái hậu bị (từ 9 đến 11 tháng) được nêu trong Bảng 5.
Bảng 5 - Khả năng sinh trưởng của chó cái hậu bị
Chỉ tiêu
Mức yêu cầu
1. Chiều cao trước, cm, trong khoảng
42,0 - 48,0
2. Chiều cao sau, cm, trong khoảng
43,0 - 48,0
3. Chiều cao chân trước, cm, trong khoảng
...
...
...
4. Chiều dài thân, cm, trong khoảng
46,0 - 51,0
5. Chiều dài mõm, cm, trong khoảng
6,5 - 8,5
6. Chiều rộng đầu, cm, trong khoảng
8,5 - 10,5
7. Chiều dài đầu, cm, trong khoảng
18,0 - 20,0
8. Chiều rộng ngực, cm, trong khoảng
...
...
...
9. Chiều sâu ngực, cm, trong khoảng
20,0 - 22,5
10. Chiều rộng hông, cm, trong khoảng
6,5 - 8,0
11. Chu vi ngực, cm, trong khoảng
54,0 - 59,0
12. Chu vi cổ chân, cm, trong khoảng
8,5 - 10
13. Khối lượng chó, kg, không nhỏ hơn
...
...
...
14. Chiều dài lông, cm, không lớn hơn
5,0
15. Chỉ số hình dạng, %, trong khoảng
107 - 111
16. Chỉ số thể chất, %, trong khoảng
121 - 124
3.3.2 Chó cái sinh sản
Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của chó cái được nêu trong Bảng 6.
Bảng 6 - Năng suất sinh sản của chó cái
...
...
...
Mức yêu cầu
1. Tuổi phối giống lần đầu, tháng, không nhỏ hơn
10
2. Khối lượng phối giống lần đầu, kg, không nhỏ hơn
15
3. Tuổi đẻ lứa đầu, tháng, không nhỏ hơn
12
4. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ, tháng, không nhỏ hơn
6
...
...
...
4
6. Số con/lứa, con, không nhỏ hơn
3
7. Khối lượng con sơ sinh, kg/con, không nhỏ hơn
0,34
8. Tỷ lệ chết/lứa đẻ, %, không lớn hơn
30
4. Lấy mẫu
Lấy từng cá thể chó để kiểm tra.
...
...
...
5.1 Cân đồng hồ hoặc cân điện tử, có độ chính xác ± 0,05 kg.
5.2 Thước dây, có độ chính xác ± 0,5 mm.
5.3 Thước cặp (kẹp), có độ chính xác ±0,15 mm.
5.4 Thước đo khung xương chậu, có độ chính xác ±0,15 mm.
5.5 Kính hiển vi, có độ phóng đại 100 lần - 600 lần, có đèn chiếu sáng và sưởi ấm mẫu ở nhiệt độ 37°C-39°C.
5.6 Kính hiển vi phản pha, có kết nối với camera và màn hình có độ phóng đại 100 lần - 200 lần.
6. Phương pháp xác định các chỉ tiêu
6.1 Ngoại hình
Quan sát chó từ phía trước, phía sau và hai bên kể cả khi chó đứng yên và chuyển động để xác định hình dáng, màu lông, sắc tố, chân, đuôi và các đặc điểm đặc thù của giống.
...
...
...
6.2.1 Chiều cao trước
Sử dụng thước dây (Điều 5.2) đo từ điểm cao nhất của vai theo hướng vuông góc tới mặt đất (ví dụ hình 1).
Hình 1 - Một số chỉ tiêu sinh trưởng
Lặp lại phép đo 03 lần và lấy trung bình các lần đo.
6.2.2 Chiều cao sau
Sử dụng thước dây (Điều 5.2) đo từ điểm cao nhất của mông hướng vuông góc tới mặt đất (ví dụ hình 1).
Lặp lại phép đo 03 lần và lấy trung bình các lần đo.
6.2.3 Chiều cao chân trước
...
...
...
Lặp lại phép đo 03 lần và lấy trung bình các lần đo.
6.2.4 Chiều dài thân
Sử dụng thước cặp (Điều 5.3) đo từ điềm nhô phía trước của phần xương cánh tay (ở chân trước) đến đỉnh xương ngồi (ở chân sau) (ví dụ hình 1).
Lặp lại phép đo 03 lần và lấy trung bình các lần đo.
6.2.5 Chiều dài mõm
Sử dụng thước dây (Điều 5.2) đo từ đỉnh mũi đến trung điểm đường nối hai đầu mắt (ví dụ hình 1). Lặp lại phép đo 03 lần và lấy trung bình các lần đo.
6.2.6 Chiều rộng đầu
Sử dụng thước đo khung xương chậu (Điều 5.4) (hoặc thước cặp - Điều 5.3) đo khoảng cách phần rộng nhất của đầu (ví dụ hình 2).
...
...
...
Lặp lại phép đo 03 lần và lấy trung bình các lần đo.
6.2.7 Chiều dài đầu
Sử dụng thước đo khung xương chậu (Điều 5.4) đo từ đỉnh xương chẩm đến đỉnh mũi theo một đường thẳng (ví dụ hình 1).
Lặp lại phép đo 03 lần và lấy trung bình các lần đo.
6.2.8 Chiều rộng ngực
Sử dụng thước đo khung xương chậu (Điều 5.4) (hoặc thước cặp - Điều 5.3) đo khoảng cách giữa hai khớp bả vai - chân trước (ví dụ hình 3).
Hình 3 - Rộng ngực
Lặp lại phép đo 03 lần và lấy trung bình các lần đo.
...
...
...
Sử dụng thước đo khung xương chậu (Điều 5.4) hoặc thước cặp đo khoảng cách giữa điểm sau bả vai chiếu thẳng xuống điểm ở viền dưới ngực (ví dụ hình 1).
Lặp lại phép đo 03 lần và lấy trung bình các lần đo.
6.2.10 Chiều rộng hông
Sử dụng thước đo khung xương chậu (Điều 5.4) đo khoảng cách giữa hai đỉnh trên của xương chậu (ví dụ hình 4);
Hình 4. Rộng hông
Lặp lại phép đo 03 lần và lấy trung bình các lần đo.
6.2.11 Chu vi ngực
Sử dụng thước dây (Điều 4.2.2) đo chu vi vòng ngực ngay sau bả vai (ví dụ hình 5).
...
...
...
Hình 5 - Chu vi ngực
Lặp lại phép đo 03 lần và lấy trung bình các lần đo.
6.2.12 Chu vi cổ chân
Sử dụng thước dây (Điều 4.2.2) đo chu vi vòng cổ chân trước, ngay trên gốc ngón thứ 5 (ví dụ hình 6);
Hình 6 - Chu vi cổ chân
Lặp lại phép đo 03 lần và lấy trung bình các lần đo.
6.2.13 Khối lượng chó
Sử dụng cân đồng hồ hoặc cân điện tử (Điều 4.2.1) xác định khối lượng của chó:
...
...
...
Nếu chó không đứng yên được trên cân: Chủ chó bế (ôm) chó trên tay, sau đó chủ chó đứng lên cân, ghi lại giá trị cân nặng lần 1 (S1) khi cân đã ổn định. Tiếp theo chủ chó bỏ chó ra để cân khối lượng riêng của chủ (S2). Khi đó, khối lượng của chó (S) sẽ được tính theo công thức (1):
S = S1 - S2 (1)
Trong đó:
S là khối lượng của chó, kg;
S1 là khối lượng của chủ chó và chó;
S2 là khối lượng của chủ chó.
Lặp lại phép cân 03 lần và lấy trung bình các lần đo;
6.2.14 Chiều dài lông
Cách đo độ dài lông: Nhổ lấy chùm lông tại hai vị trí trên cơ thể của chó là vai và đùi của chó, sau đó sử dụng thước cặp (Điều 5.3) đo chiều dài lông. Không đo phần lông bị rụng trong quá trình chó đang thay lông và để lông ở trạng thái tự nhiên khi đo.
...
...
...
7. Xác định các chỉ số
7.1 Chỉ số hình dạng
Chỉ số hình dạng (HDi) được tính theo công thức (2):
Trong đó:
HDi là Chỉ số hình dạng, %;
DT là Chiều dài thân, cm;
CT là Chiều cao trước, cm.
7.2 Chỉ số thể chất
...
...
...
Trong đó:
TCi là Chỉ số thể chất, %;
VN là Chu vi vòng ngực, cm;
CT là Chiều cao trước, cm.
8. Xác định chất lượng tinh trùng
8.1. Xác định màu sắc và mùi
Xác định màu sắc và mùi của tinh dịch bằng cảm quan. Tinh dịch chó có màu trắng sữa, mùi tanh đặc trưng.
8.2. Xác định lượng xuất tinh
...
...
...
8.3. Xác định hoạt lực tinh trùng (A, %)
Phương pháp xác định hoạt lực tinh trùng (A) bằng quan sát trên kính hiển vi phản pha có kết nối với màn hình: dùng micropipet hút 0,01 ml tinh dịch + 0,09 ml môi trường A (môi trường pha loãng tinh dịch NaCI 3%) rồi nhỏ lên phiến kính chuyên dụng, đậy la men lên sau đó đưa lên kính hiển vi có gắn camera phóng đại 100 lần và đánh giá hoạt lực theo thang điểm 10 của Milovanov.
8.4. Xác định nồng độ tinh trùng (C, %)
Nồng độ tinh trùng được xác định bằng cách dùng buồng đếm Neubauer.
Đồng hóa tinh dịch: Dùng ống hút pha loãng hồng cầu đặt lên bề mặt tinh dịch đã được hỗn hợp kỹ và hút đến vạch 0,5 hoặc 1. Lau sạch tinh dịch dính quanh miệng ống hút. Sau đó hút dịch pha loãng (nước muối NaCI 3%) đến vạch 101, lắc kỹ và bịt kín hai đầu ống hút. Tinh dịch và dung dịch pha loãng sẽ đồng nhất, độ pha loãng tương ứng 200 lần (nếu hút đến vạch 0,5) hoặc 100 lần (nếu đến vạch 1).
Đưa một giọt tinh dịch đã pha loãng vào khoảng không gian giữa gờ trái và gờ phải của buồng đếm, đậy la men lại. Đặt buồng đếm nằm ngang từ 2 phút đến 3 phút và đợi cho tinh trùng lắng xuống. Sau đó đặt buồng đếm lên kính hiển vi với độ phóng đại 200-400 lần và đếm số lượng tinh trùng trong 5 ô lớn (4 ô nằm ở 4 góc và 1 ô ở giữa đường chéo). Mỗi ô lớn gồm 16 ô nhỏ, tổng có 80 ô nhỏ. Số tinh trùng đếm được trong 80 ô nhỏ là lượng tinh trùng có trong một đơn vị thể tích bằng: (1/20*1/20*1/10)mm*80 = 1/50 mm3 = 1/50000 ml, tính theo công thức (4):
c = n × D × 50000 (4)
Trong đó:
C là nồng độ tinh trùng trong tinh dịch (tỷ/ml);
...
...
...
D là độ pha loãng tinh dịch trong ống hút pha loãng hồng cầu;
50000 là chỉ số quy đổi nồng độ tinh trùng về 1 ml tinh dịch chưa pha loãng.
8.5. Xác định tổng số tinh trùng tiến thẳng
Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong 1 lần xuất tinh (VAC, tỷ tinh trùng) được tính bằng cách nhân lượng xuất tinh (V) với hoạt lực tinh trùng (A) và nồng độ tinh trùng (C).
8.6. Xác định tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K, %)
Lấy 1 phiến kính rửa sạch sấy khô. Nhỏ 1 giọt tinh trùng lên 1 đầu của phiến kính, lấy cạnh của 1 phiến kính khác dàn đều giọt tinh lên mặt phiến kính. Chú ý khi phết kính phải nhẹ nhàng, tiêu bản càng mỏng càng tốt. Chỉ phết 1 lần, phết đều không tạo thành làn sóng.
Để tiêu bản tự khô, có thể cố định bằng cách hơ qua ngọn đèn cồn.
Nhỏ thuốc nhuộm lên tiêu bản, có thể dùng nhiều loại thuốc nhuộm (eosin, xanh methylen, thuốc đỏ).
Để cho tiêu bản ngấm thuốc nhuộm (mùa hè để 5 đến 7 phút, mùa đông 10 phút) rồi rửa tiêu bản. Cách rửa như sau: Dùng ống hút nhỏ giọt, giỏ nhẹ nhàng nước cất xuống một đầu tiêu bản để cho nước loang nhẹ, làm trôi thuốc nhuộm, không nhỏ quá mạnh làm trôi tiêu bản.
...
...
...
Ghi kết quả riêng những tinh trùng kỳ hình (K) và tính theo công thức (5):
K = m/n × 100 (5)
Trong đó:
m là số tinh trùng kỳ hình đếm được;
n là tổng số tinh trùng được đếm.
8.7. Xác định tỷ lệ tinh trùng chết (D%)
Xác định tỷ lệ tinh trùng chết (%) theo phương pháp của Milovanov: nhỏ 0,02 ml tinh dịch lên lam kính lõm + 1 giọt Eosin 5%, đảo nhẹ, sau đó nhỏ 4 giọt Nogrosin 10%. Đảo nhẹ, để ấm 37°C trong 30 giây. Lấy 1 giọt phết kính dàn mỏng đều đưa lên kính hiển vi với độ phóng đại 400 lần đếm tổng số 500 tinh trùng rồi tính tỷ lệ %, bằng phép số học thông thường. Tinh trùng chết là những tinh trùng bắt màu đỏ Eosin.
9. Xác định tỷ lệ thụ thai (%)
Tỷ lệ thụ thai (%): Được tính bằng tỷ lệ giữa số chó cái thụ thai và tổng số chó cái được phối giống
...
...
...
Phụ lục A
(Tham khảo)
Minh họa đặc điểm ngoại hình của giống chó Sông Mã tại thời điểm 9 tháng tuổi
Hình A.1 - Minh họa đặc điểm ngoại hình chó đực Sông Mã
Hình A.2 - Minh họa đặc điểm ngoại hình chó cái Sông Mã
Thư mục tài liệu tham khảo
...
...
...
[2]. Tiêu chuẩn giống chó Hmông cộc đuôi, Bảng tiêu chuẩn số 002/VN/07.11.2020 do VKA ban hành;
[3]. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9715:2013 Dê giống - Yêu cầu kỹ thuật;
[4]. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9370:2012 Trâu giống - Yêu cầu kỹ thuật;
[5]. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11908:2017 Bò giống - Yêu cầu kỹ thuật;
[6]. Báo cáo tổng hợp kết quả KHCN đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu lựa chọn và huấn luyện giống chó bản địa Dạng sói phục vụ tìm kiếm, phát hiện bom mìn còn lại sau chiến tranh tại Việt Nam" - Mã số đề tài: ĐTĐLCN.24/16 được Bộ KHCN nghiệm thu năm 2021;
[7]. Bùi Xuân Phương, Trần Hữu Côi, Phạm Thanh Hải, Đinh Thế Dũng, Phùng Thanh Tùng và Đàm Quang Toàn, Năng suất sinh sản của giống chó bản địa Sông Mã, Tạp chí KHKT chăn nuôi, ISSN 1859- 476X, Số 269, 9/2021, Tr. 97-101.
[8]. FCI Model Standard (First FCI Model Standard was approved at the General Assembly in Jerusalem 23-24 June 1987 and revised by the General Committee in Vienna, July 2009) (http://www.fci.be/en/FCI-Standards-Commission-72.html).
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/TCVN/Nong-nghiep/TCVN-14241-2-2024-Giong-cho-noi-Phan-2-Cho-Song-Ma-921560.aspx
Bài viết liên quan:
- Tiêu chuẩn TCVN 14263:2024 mô tả mã khối MKV
- Tiêu chuẩn TCVN 14223-2:2024 về Yêu cầu an toàn thiết bị lưu giữ ngoài nhà máy sản xuất, gia công kính phẳng
- Tiêu chuẩn TCVN 14223-3:2024 về Yêu cầu an toàn đối với Máy cắt kính
- Tiêu chuẩn TCVN 14213-1:2024 về Yêu cầu thiết kế thi công Tường Barrette
- Tiêu chuẩn TCVN 14212:2024 Thiết kế, thi công và nghiệm thu đối với móng cần trục tháp
- Tiêu chuẩn TCVN 13954:2024 về Thử nghiệm phản ứng với lửa để xác định tốc độ mất khối lượng của mẫu có bề mặt phẳng
- Tiêu chuẩn TCVN 13522-2:2024 về xác định tính lan truyền lửa tại mức thông lượng nhiệt 25kW/m2
- Tiêu chuẩn TCVN 12197:2024 về Mã hóa có xác thực
- Tiêu chuẩn TCVN 14213-2:2024 về Yêu cầu kỹ thuật thi công tường Barrette
- Tiêu chuẩn TCVN 12783:2019 xác định tổng hàm lượng brom và iot bằng phương pháp phổ phát xạ quang plasma cặp cảm ứng
- Tiêu chuẩn TCVN 8064:2024 về Nhiên liệu điêzen 5 % Este metyl axit béo (DO B5)
- Tiêu chuẩn TCVN 8063:2024 về Xăng không chì pha 5 % Etanol (Xăng E5)
- Tiêu chuẩn TCVN 5740:2023 về Vòi đẩy chữa cháy
- Tiêu chuẩn TCVN 14262:2024 Định lượng Lactobacillus plantarum/Lactobacillus acidophilus bằng kỹ thuật đếm khuẩn lạc
- Tiêu chuẩn TCVN 14203:2024 về yêu cầu đối với mẫu tiêu bản côn trùng
- Tiêu chuẩn TCVN 14223-1:2024 về Thiết bị lưu giữ, xếp dỡ và vận chuyển trong nhà máy
- Tiêu chuẩn TCVN 13957:2024 về Yêu cầu thiết kế, thi công và nghiệm thu đối với Tuy nen kỹ thuật
- Tiêu chuẩn TCVN 9994:2024 về Quy phạm thực hành vệ sinh đối với rau quả tươi
- Tiêu chuẩn TCVN 14190-1:2024 về Khung tiêu chí và phương pháp luận đánh giá an toàn hệ thống sinh trắc học
- Tiêu chuẩn TCVN 14175:2024 về Phương pháp định lượng Bacillus amyloliquefaciens bằng kỹ thuật đếm khuẩn lạc