Báo cáo 653/BC-CP 2024 công tác phòng chống tham nhũng

Báo cáo 653/BC-CP 2024 công tác phòng chống tham nhũng

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 653/BC-CP

Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2024

BÁO CÁO

CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2024

Kính gửi: Quốc hội khoá XV

Thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018; Thông báo số 4259/TB-TTKQH ngày 19/9/2024 của Tổng Thư ký Quốc hội thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các báo cáo công tác năm 2024 và Văn bản số 4117/UBTP15 ngày 13/9/2024 của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về việc hoàn thiện báo cáo trình Quốc hội; Chính phủ báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 như sau:

I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng và hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

a) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm túc Chương trình công tác năm 2024 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo)[1], tiếp tục tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC). Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao quyết liệt triển khai, thực hiện nghiêm Kết luận Phiên họp thứ 25, Phiên họp thứ 26 và Cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo ngày 30/5/2024; tích cực đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi[2].

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 11/10/2023 về Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030, trong đó đã cụ thể hóa các nhiệm vụ để thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng và Thông báo Kết luận số 12-TB/TW ngày 06/4/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Để tăng cường giám sát, kiểm soát có hiệu quả việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn và cụ thể hóa các văn bản của Đảng về PCTNTC, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tham mưu xây dựng các quy định về kiểm soát quyền lực, PCTNTC[3]; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11/7/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và PCTNTC trong công tác cán bộ; Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án[4]; Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và PCTNTC trong hoạt động kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán[5] và Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, PCTNTC trong công tác xây dựng pháp luật[6].

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; thực hiện nghiêm Quy chế làm việc nhằm chấn chỉnh, đấu tranh với tình trạng sợ trách nhiệm, sợ sai không dám làm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức; đồng thời tăng cường trách nhiệm, phát huy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích của đất nước, của Nhân dân. Chính phủ ban hành Nghị quyết số 108/NQ-CP ngày 10/7/2024, trong đó yêu cầu nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 20/10/2023 về chấn chỉnh, tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động công vụ để chấn chỉnh việc né tránh, đùn đẩy trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức.

b) Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về PCTNTC Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng về quản lý kinh tế - xã hội và PCTNTC; tập trung xử lý những sơ hở, bất cập, mâu thuẫn, vướng mắc trong các văn bản quy phạm pháp luật đã được chỉ ra qua kết quả chỉ đạo rà soát của Đảng đoàn Quốc hội[7], Kết luận kiểm tra của Ban Chỉ đạo về công tác thể chế hoá các chủ trương, chính sách của Đảng về PCTNTC thành pháp luật của Nhà nước[8] và các nội dung cụ thể mà các đoàn kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đã kiến nghị, đề xuất; chỉ đạo sơ kết 05 năm thực hiện Luật PCTN năm 2018. Chính phủ trình Quốc hội thông qua 18 Luật, trong đó có nhiều Luật liên quan trực tiếp đến việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực để hạn chế tham nhũng, tiêu cực như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, Luật Đất đai 2024, Luật Căn cước, Luật Các tổ chức tín dụng 2024...Chính phủ ban hành 152 Nghị định[9], 237 Nghị quyết; Thủ tướng Chính phủ ban hành 23 Quyết định; các bộ, ngành, địa phương ban hành 36.154 văn bản, sửa đổi, bổ sung 2.561 văn bản, bãi bỏ 226 văn bản để cụ thể hoá, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội và PCTNTC, góp phần tạo lập hành lang pháp lý ổn định, đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất, khả thi, minh bạch, hạn chế tham nhũng, tiêu cực.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung triển khai, thực hiện Kế hoạch số 35-KH/BCĐTW ngày 07/8/2023 của Ban Chỉ đạo. Ban cán sự đảng Chính phủ đã có Báo cáo số 2720-BC/BCSĐ ngày 30/3/2024 về tình hình, kết quả công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về PCTNTC thành pháp luật của Nhà nước gửi Ban Chỉ đạo. Thực hiện Kết luận của Ban Chỉ đạo về kết quả kiểm tra công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về PCTNTC thành pháp luật của Nhà nước, Ban cán sự đảng Chính phủ có Báo cáo số 3051-BC/BCSĐCP ngày 19/7/2024 về kết quả rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản pháp luật theo Văn bản số 2303-CV/ĐĐQH15 ngày 02/4/2024 của Đảng đoàn Quốc hội triển khai nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo[10]; Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khẩn trương xây dựng Kế hoạch, tập trung triển khai thực hiện kết luận của Ban Chỉ đạo[11]; chỉ đạo các cơ quan liên quan tham gia ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước” do Đảng đoàn Quốc hội chủ trì xây dựng.

Ngày 09/01/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP[12], trong đó giao Bộ Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra việc tham mưu, xây dựng, ban hành văn bản tại các cơ quan chậm ban hành nhiều văn bản. Bộ Nội vụ đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp tiến hành kiểm tra tại 06 bộ[13]; trên cơ sở Báo cáo kết quả kiểm tra của Bộ Nội vụ[14], Thủ tướng Chính phủ[15] đã yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ và Công điện số 15/CĐ-TTg ngày 19/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ; đảm bảo tiến độ, chất lượng tham mưu, ban hành văn bản quy định chi tiết theo thẩm quyền; tăng cường công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện các dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 và các kỳ họp tiếp theo Quốc hội khóa XV. Đồng thời, Bộ Tư pháp đã tiếp nhận, phân loại đối với 3693 văn bản (gồm 474 văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ; 3219 văn bản của HĐND, UBND cấp tỉnh). Qua đó, đã kiến nghị xử lý đối với 144 văn bản có quy định trái pháp luật về thẩm quyền, nội dung (gồm 42 văn bản của cơ quan cấp bộ và 102 văn bản của HĐND, UBND cấp tỉnh).

2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTNTC và phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong PCTNTC và hợp tác quốc tế về PCTN

a) Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTNTC

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTNTC, trọng tâm là giáo dục đạo đức cách mạng, xây dựng văn hoá liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân[16]; thường xuyên nắm bắt tình hình, tư tưởng, dư luận xã hội, kịp thời định hướng thông tin tuyên truyền về công tác PCTNTC, nhất là liên quan đến việc Trung ương cho thôi giữ chức vụ đối với các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước. Đồng thời tăng cường đấu tranh, phản bác, xử lý các trường hợp thông tin vu cáo, xuyên tạc về công tác PCTNTC để chống phá Đảng và Nhà nước.

Trong năm 2024, hơn 19,7 triệu lượt cán bộ, công chức, viên chức, người dân được phổ biến, giới thiệu, giáo dục pháp luật về PCTNTC, với hơn 617 nghìn lớp tuyên truyền, quán triệt pháp luật về PCTNTC được tổ chức và trên 1,3 triệu cuốn sách, tài liệu về PCTNTC được phát hành. Nhiều hình thức tuyên truyền phong phú được triển khai bám sát Quy định số 116-QĐ/TW ngày 28/7/2023 của Ban Bí thư về chỉ đạo, định hướng và cung cấp thông tin, tuyên truyền PCTNTC. Trong đó, tập trung thông tin, tuyên truyền về kết quả các phiên họp, cuộc họp của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo, các kỳ họp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương; kết quả thanh tra, kiểm toán, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp; gương người tốt, việc tốt trong đấu tranh PCTNTC. Đặc biệt đã tuyên truyền đậm nét về tấm gương đạo đức cách mạng, lối sống giản dị, liêm khiết, phong cách làm việc và những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với công tác PCTNTC và khẳng định sự quyết tâm tiếp nối, không ngừng, không nghỉ, kiên quyết, kiên trì đấu tranh PCTNTC của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, tạo sự lan toả sâu rộng trong xã hội, tăng cường niềm tin của Nhân dân vào quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước.

b) Phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong PCTNTC

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tích cực phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong giám sát việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cử tri và Nhân dân; góp ý, phản biện xã hội đối với các dự án luật, trong đó có nội dung liên quan đến công tác PCTNTC; nâng cao vai trò, trách nhiệm của công dân, Ban Thanh tra Nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng ở cơ sở trong PCTNTC. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã chủ trì, phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức lễ trao Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư (tổ chức ngày 05/11/2023); phát động Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ 5 nhằm phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tiếp tục khẳng định vai trò của báo chí đối với công tác thông tin, tuyên truyền về PCTNTC, phòng, chống các biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, góp phần vào công tác xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.

c) Hợp tác quốc tế trong PCTN

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về PCTN, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác đối ngoại và phòng, chống tham nhũng, thể hiện rõ thiện chí hợp tác và hội nhập và luôn giữ vững lập trường chính trị, khẳng định độc lập và chủ quyền của Việt Nam, cụ thể như: Tham dự các cuộc họp trong khuôn khổ Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC); Tham dự Cuộc họp Mạng lưới các Cơ quan Chống tham nhũng và Thực thi pháp luật của APEC (ACT-NET) lần thứ 11, Cuộc họp Nhóm công tác về chống tham nhũng và bảo đảm minh bạch (ACTWG) làn thứ 38 và Hội thảo APEC về trao đổi kinh nghiệm và thực tiễn tốt nhằm tăng cường liêm chính trong khu vực công trong khuôn khổ các cuộc họp APEC SOM1; Tham dự Hội nghị “Tăng cường chính sách liêm chính và thúc đẩy khuôn khổ phòng, chống tham nhũng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương” và Diễn đàn Chống tham nhũng và Liêm chính Toàn cầu 2024; Tham dự Hội nghị Nhóm các Cơ quan Phòng, Chống tham nhũng ASEAN lần thứ 19; Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đánh giá thực thi Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng (UNCAC); Việt Nam - Pháp ký kết nâng cấp bản ghi nhớ hợp tác về phòng, chống tham nhũng... góp phần nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

3. Tổ chức, hoạt động của các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng

Các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng trong cơ quan Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao[17] tiếp tục phát huy vai trò tham mưu cho Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, Ban chỉ đạo Trung ương về PCTNTC trong việc ban hành các chủ trương, chính sách, pháp luật; chủ động nắm tình hình, xác minh, đẩy nhanh tiến độ giải quyết một số vụ án, vụ việc tham nhũng hoặc có dấu hiệu tham nhũng. Kết quả cụ thể:

- Cục Phòng, Chống tham nhũng, tiêu cực (Cục IV) thuộc Thanh tra Chính phủ đã chủ động tham mưu, giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về PCTNTC; tham mưu để Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo, triển khai, thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Chương trình công tác trọng tâm hàng năm của Ban chỉ đạo; chủ trì tham mưu sơ kết, tổng kết công tác PCTNTC; tham mưu đánh giá công tác PCTN của các địa phương theo Bộ chỉ số đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh năm 2023[18]; tiếp tục thí điểm đánh giá công tác PCTN tại 03 Bộ (Giáo dục và Đào tạo, Công Thương, Tài chính) để xây dựng, hoàn thiện các bộ chỉ số, tiến hành đánh giá đối với các bộ, ngành Trung ương; hướng dẫn việc kiểm soát tài sản, thu nhập; tiến hành xác minh tài sản, thu nhập đối với người kê khai thuộc thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ quản lý; thực hiện các cuộc thanh tra theo chương trình công tác và các nhiệm vụ đột xuất khác khi được giao...

- Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) thuộc Bộ Công an đã tăng cường công tác phát hiện, điều tra, xử lý nhiều vụ án tham nhũng[19]; đã thụ lý điều tra 14 vụ án/69 bị can (trong đó: Án cũ chuyển sang: 08 vụ án/33 bị can; khởi tố mới: 06 vụ án/36 bị can); thiệt hại tạm tính khoảng 3.500 tỷ đồng (một số vụ đang điều tra chưa xác định được thiệt hại). Quá trình điều tra đã kê biên, phong tỏa tài sản gồm: 756 tỷ đồng và nhiều bất động sản, tài sản có giá trị khác (riêng vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn đã kê biên, thu giữ 315,75 tỷ đồng; 1,97 triệu USD; 534 cây vàng SJC; 1.444 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các loại); một số vụ án đang tập trung điều tra, kê biên, phong tỏa tài sản để phục vụ công tác thu hồi, khắc phục hậu quả thiệt hại. Kết quả xử lý: Đã kết thúc điều tra, đề nghị truy tố 02 vụ án/06 bị can; hiện đang điều tra 12 vụ án/63 bị can.

- Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ (Vụ 5) thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao[20] đã thụ lý, thực hành quyền công tố (THQCT) và kiểm sát giải quyết 11 tin báo. CQĐT đã giải quyết 11 tin; Công tác THQCT và KSĐT các vụ án tham nhũng, chức vụ: đã thụ lý THQCT và kiểm sát điều tra 30 vụ/272 bị can. CQĐT đã giải quyết 11 vụ/101 bị can. Hiện đang điều tra 19/171 bị can (quá hạn 0). Công tác THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn truy tố: đã thụ lý giải quyết 07 vụ/96 bị can, đã giải quyết truy tố 04 vụ/82 bị can, còn 03 vụ/14 bị can. Công tác THQCT và kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án tham nhũng, chức vụ: tổng số vụ án truy tố chuyển Tòa án có thẩm quyền xét xử: 05 vụ/83 bị can. Đã xét xử 04 vụ/76 bị cáo[21]. Còn lại 01 vụ/07 bị cáo.

4. Về thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

a) Kết quả thực hiện công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động

Việc công khai, minh bạch và thực hiện trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ quan, đơn vị nhất là trong các lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng có chuyển biến tích cực; đã kịp thời công bố, công khai, thông tin báo chí về những vụ việc dư luận xã hội quan tâm; kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo, PCTN được công khai theo quy định của pháp luật; các bộ, ngành, địa phương kiểm tra tại 97.654 cơ quan, tổ chức, đơn vị về công khai, minh bạch, phát hiện và xử lý 807 cơ quan, tổ chức, đơn vị vi phạm.

b) Kết quả xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ

Trong kỳ báo cáo, các bộ, ngành, địa phương đã ban hành 19.451 văn bản; huỷ bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung 6.152 văn bản về định mức, tiêu chuẩn, chế độ. Tiến hành 17.245 cuộc kiểm tra việc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, chế độ; phát hiện 609 vụ việc và 751 người vi phạm; đã xử lý hành chính 289 người; chuyển xử lý hình sự 03 người; kiến nghị thu hồi 292,3 tỷ đồng, đã thu hồi được 30,6 tỷ đồng.

c) Kết quả thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn

Các bộ, ngành, địa phương đã chủ động rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định về quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền, lĩnh vực quản lý. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội được các bộ, ngành, địa phương quan tâm, chú trọng; đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức tại 89.126 cơ quan, tổ chức, đơn vị; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các sai phạm và xử lý 1.121 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Năm 2024, có 01 trường hợp nộp lại quà tặng theo quy định cho đơn vị với số tiền 3,6 triệu đồng[22]; trong lực lượng Công an Nhân dân đã có 53 lượt cán bộ, chiến sỹ Công an không nhận hối lộ với số tiền trên 58 triệu đồng.

d) Kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác

Trong kỳ báo cáo, các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của Luật PCTN 2018 và các văn bản hướng dẫn. Công chức, viên chức phải thực hiện chuyển đổi vị trí công tác nhằm phòng ngừa tham nhũng là 92.142 người; công chức, viên chức được chuyển đổi vị trí công tác nhằm phòng ngừa tham nhũng là 88.640 người (đạt 96,2%). Việc chuyển đổi vị trí công tác đảm bảo phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ, không làm xáo trộn, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

đ) Kết quả thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt

- Kết quả thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý:

Cải cách thủ tục hành chính (TTHC) tiếp tục có nhiều chuyển biến rõ nét, công khai, công bố, cập nhật TTHC được thực hiện thường xuyên. Tính đến ngày 23/9/2024[23], đã có 4.454 TTHC cung cấp trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia, trong đó: 2.649 thủ tục của người dân, 2.372 thủ tục của doanh công quốc gia, trong đó: 2.649 thủ tục của người dân, 2.372 thủ tục của doanh nghiệp; có trên 363,35 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái và có hơn 54,69 triệu hồ sơ trực tuyến thực hiện qua Cổng dịch vụ công quốc gia, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn tiếp tục duy trì mức độ cao, bình quân cả nước đạt 98,74%; trong đó, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn của các bộ, cơ quan Trung ương đạt 98,79%; tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh đạt 99,54%; tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn của Ủy ban Nhân dân cấp huyện đạt 97,2%; tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn của Ủy ban Nhân dân cấp xã đạt 99,43%[24].

Năm 2024, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công cuộc chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, trọng tâm hoàn thiện thể chế, hạ tầng, số hóa dữ liệu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06/CP) phục vụ hiệu quả người dân, doanh nghiệp, góp phần chủ động, phòng ngừa “tham nhũng vặt”, xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Bộ Nội vụ đã triển khai đánh giá chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS 2023) nhằm đánh giá khách quan kết quả triển khai cải cách hành chính, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công ở các địa phương trong cả nước[25].

- Thực hiện Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM)[26]:

Tổng số lượng giao dịch nội tệ qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTĐTLNH) đạt trên 139,08 triệu giao dịch, với giá trị đạt trên 249,01 triệu tỷ đồng. Trong đó tại thời điểm 30/9/2024 so cùng kỳ (30/9/2023), TTĐTLNH tăng 3,16% về số lượng và 27,70% về giá trị giao dịch.

Từ 1/10/2023 đến hết 31/8/2024, tổng giá trị giao dịch qua Hệ thống bù trừ điện tử và chuyển mạch tài chính đạt hơn 8.297 triệu giao dịch, với giá trị đạt hơn 55 triệu tỷ đồng. Trong đó, tại thời điểm 31/8/2024 so cùng kỳ (31/8/2023), Hệ thống bù trừ điện tử và chuyển mạch tài chính tăng 21,5% về số lượng và 2% về giá trị giao dịch, số lượng giao dịch qua ATM đạt gần 806,46 triệu giao dịch với giá trị giao dịch đạt hơn 2.473,10 nghìn tỷ đồng (so với cùng kỳ trước giảm 13,22% về số lượng giao dịch và giảm 6,89% về giá trị giao dịch); số lượng giao dịch qua POS đạt hơn 529,97 triệu giao dịch với giá trị giao dịch đạt hơn 894,68 nghìn tỷ đồng (so với cùng kỳ trước giảm 1,30% về số lượng giao dịch và giảm 0,76% về giá trị giao dịch). Giao dịch TTKDTM đạt 14,3 tỷ giao dịch với 251,02 triệu tỷ đồng (tăng 56,51% về số lượng và 28,23% về giá trị so với cùng kỳ năm trước), số tài khoản cá nhân đạt hơn 197,7 triệu tài khoản, tăng 14,69% so với cùng kỳ.

e) Kết quả thực hiện các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn

Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập đã tích cực thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về kiểm soát tài sản, thu nhập. Thanh tra Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc[27] về công tác kiểm soát tài sản, thu nhập, qua đó tiếp tục phổ biến, quán triệt các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập; trao đổi những kinh nghiệm, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để kịp thời tham mưu cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả kiểm soát tài sản, thu nhập.

Trong năm 2024[28], đã có 31.671 người kê khai lần đầu; 470.395 người đã kê khai TSTN hàng năm; 43.782 người đã kê khai TSTN bổ sung; 94.507 người kê khai TSTN phục vụ công tác cán bộ; 592.353 người đã được công khai bản kê khai TSTN. Kết quả xác minh TSTN năm 2023 như sau: số người đã được xác minh trong kỳ là 16.351 người; có 8.884 người có sai sót về kê khai sai mẫu, chưa bảo đảm theo hướng dẫn, không đầy đủ thông tin, chậm nộp bản kê khai so với quy định...; có 19 người bị kết luận không trung thực trong việc kê khai tài sản, thu nhập và bị xử lý kỷ luật (xóa tên khỏi danh sách ứng cử; kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo; kỷ luật bằng hình thức cách chức...).

g) Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng

Các bộ, ngành, các địa phương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về trách nhiệm người đứng đầu trong công tác PCTNTC[29]; kịp thời miễn nhiệm, thay thế những cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín giảm sút; đồng thời kiên quyết xử lý trách nhiệm chính trị của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý để xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng trong lĩnh vực được giao quản lý. Năm 2024 có 52 người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu bị xử lý kỷ luật do thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng (trong đó: 19 người bị khiển trách, 17 người bị cảnh cáo, 16 người bị cách chức).

5. Về PCTN tại các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước

Hiện nay, có 1.307 tổ chức tín dụng đã được cấp phép và công nhận thành lập đang hoạt động[30]. Số lượng công ty đại chúng được cấp phép và công nhận thành lập đang hoạt động là 1.724 công ty; số lượng các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán đã được cấp phép và công nhận thành lập gồm 82 công ty chứng khoán, 43 công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, 116 quỹ đầu tư chứng khoán và 15 văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã triển khai 08 đoàn thanh tra và 08 đoàn kiểm tra theo kế hoạch, 02 đoàn kiểm tra đột xuất. Trên cơ sở kết quả giám sát, thanh tra, kiểm tra, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành 317 quyết định xử phạt đối với 188 tổ chức và 129 cá nhân với tổng số tiền phạt là 41,29 tỷ đồng.

Trong kỳ báo cáo[31], Bộ Nội vụ đã ban hành 06 Quyết định về việc cho phép thành lập hội; 04 Quyết định về việc cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ; 01 Quyết định về việc thu hồi Giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ Từ thiện vì cộng đồng; 01 Quyết định cho phép đổi tên “Hiệp hội Paralympic Việt Nam” thành “Ủy ban Paralympic Việt Nam” và phê duyệt Điều lệ “sửa đổi, bổ sung” Ủy ban Paralympic Việt Nam. Bộ Nội vụ đã phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra 60 hội và 10 quỹ trong năm 2024 (đến nay, đã tiến hành kiểm tra được 44 hội theo Kế hoạch năm 2024).

6. Công tác thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng

a) Kết quả thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Trong kỳ báo cáo, toàn ngành Thanh tra đã triển khai 6.219 cuộc thanh tra hành chính và 121.079 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành[32]. Qua thanh tra chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện vi phạm về kinh tế 165.710 tỷ đồng, 418 ha đất; trong đó kiến nghị thu hồi 104.213 tỷ đồng[33] và 135 ha đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán do chưa thực hiện đúng quy định và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 61.497 tỷ đồng, 283 ha đất; ban hành 89.779 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân với số tiền 4.260 tỷ đồng; kiến nghị xem xét, xử lý hành chính 7.629 tập thể và 8.714 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xem xét, xử lý 372 vụ, 252 đối tượng.

Công tác giám sát, thẩm định và xử lý về thanh tra: Toàn ngành đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 6.483 kết luận và quyết định xử lý về thanh tra, trong đó có 4.305 kết luận thanh tra đã hoàn thành 100% các nội dung phải thực hiện. Qua đôn đốc, các cơ quan chức năng đã thu hồi 32.532 ha đất; xử lý hành chính 7.809 tổ chức, 9.803 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 158 đối tượng; khởi tố 30 vụ, 41 đối tượng; ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ 345 văn bản về cơ chế, chính sách, pháp luật theo kiến nghị tại các kết luận thanh tra.

Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị toàn quốc tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra năm 2022[34]; tham mưu giúp Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị về Đề án 153 và triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về Đề án 153[35]; ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch thanh tra chuyên đề trách nhiệm thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho tổ chức, cá nhân trên phạm vi cả nước[36], riêng Thanh tra Chính phủ thành lập 03 đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra tại một số bộ, địa phương[37]; thành lập tổ công tác đôn đốc, hướng dẫn thanh tra các bộ, ngành, địa phương thực hiện.

Các cơ quan hành chính tiếp nhận 400.091 đơn các loại; đã xử lý 392.831 đơn, có 322.352 đơn đủ điều kiện xử lý[38], chiếm 82,1% tổng số đơn đã xử lý; trong đó có 47.327 đơn khiếu nại, 33.159 đơn tố cáo, 241.866 đơn kiến nghị, phản ánh; có 25.395 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước.

Cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã giải quyết 23.213/25.395 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho nhà nước 66,5 tỷ đồng, 1,3 ha đất; khôi phục, đảm bảo quyền lợi cho 09 tổ chức, 1.062 cá nhân; kiến nghị xử lý 392 người (trong đó có 343 cán bộ, công chức); chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý 25 vụ, 21 đối tượng.

b) Kết quả kiểm toán[39]

Thông qua hoạt động kiểm toán từ ngày 01/10/2023 đến 30/9/2024, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã kiến nghị: (i) Về xử lý tài chính: kiến nghị tăng thu, giảm chi NSNN là 48.670,38 tỷ đồng, trong đó: Các khoản tăng thu: 3.220,35 tỷ đồng; Các khoản giảm chi NSNN: 18.811,54 tỷ đồng; Kiến nghị xử lý khác: 26.638,49 tỷ đồng; (ii) Về kiến nghị văn bản: kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới 186 văn bản (iii) Về kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân: KTNN có 104 báo cáo kiểm toán có kiến nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền chỉ đạo tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân đối với các khuyết điểm và sai phạm phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán.

7. Việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng

Các Cơ quan điều tra trong lực lượng Công an Nhân dân[40] đã thụ lý điều tra 1.538 vụ án/3.897 bị can phạm tội về tham nhũng (trong đó: Khởi tố mới 919 vụ án/1.905 bị can; trả hồ sơ điều tra bổ sung 46 vụ án/234 bị can; trả hồ sơ điều tra lại 08 vụ án/21 bị can; tiếp nhận điều tra 02 vụ án/00 bị can; phục hồi điều tra 32 vụ án/65 bị can; kỳ trước chuyển sang 531 vụ án/1.672 bị can). Tổng số tài sản thiệt hại trong các vụ án đang thụ lý, điều tra trên 4.759 tỷ đồng, 47.704,2 m2 đất và 138,4 ha đất; đã thu hồi trên 684 tỷ đồng, 16.695 m2 đất và 967,4 ha đất; tạm giữ, kê biên, phong toả, ngăn chặn giao dịch trên 1.184,8 tỷ đồng và nhiều bất động sản, tài sản có giá trị khác (riêng vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn đã kê biên, thu giữ 315,75 tỷ đồng; 1,97 triệu USD; 534 cây vàng SJC; 1.444 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các loại); 97 miếng kim loại màu vàng, 695.344 USD; 1,97 triệu USD; 534 cây vàng SJC; 1.448 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các loại; 65 xe ô tô, mô tô các loại; 14.238 m2 đất và 13 số tiết kiệm (tổng trị giá khoảng 1.117 tỷ đồng). Kết quả xử lý: Đã kết thúc điều tra, đề nghị truy tố 856 vụ án/2.686 bị can; tạm đình chỉ điều tra 45 vụ án/21 bị can[41]; đình chỉ điều tra 09 vụ án/11 bị can[42]; thay đổi tội danh, tách/nhập 21 vụ án/37 bị can; chuyển điều tra theo thẩm quyền 04 vụ án/06 bị can; hiện đang điều tra 603 vụ án/1.136 bị can.

Kết quả điều tra, xử lý tội phạm tham nhũng của các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng[43]: Cơ quan Điều tra hình sự (ĐTHS) tiếp nhận, giải quyết tổng số 20 tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Đã giải quyết 12 vụ (khởi tố điều tra 06 vụ; kết luận, ra quyết định không khởi tố vụ án 05 vụ; tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm 01 vụ; đang giải quyết 08 vụ); điều tra 23 vụ án/70 bị can (đã kết thúc điều tra đề nghị truy tố 11 vụ án/57 bị can; tạm đình chỉ điều tra 03 vụ án/03 bị can, đình chỉ điều tra 01 bị can; thay đổi tội danh (từ tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Tham ô tài sản” sang “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”) 04 vụ án/05 bị can; đang điều tra giải quyết 05 vụ án/04 bị can). Tổng số tiền, tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt phát hiện được do tham nhũng: 91.742.748.694 đồng; kết quả thu hồi: 44.234.827.000 đồng.

Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án tham nhũng của Viện kiểm sát Nhân dân các cấp[44]: (i) Viện kiểm sát các cấp đã thụ lý THQCT và kiểm sát giải quyết 1097 tin. Cơ quan điều tra đã giải quyết: 896 tin. Hiện đang xác minh 201 tin; (ii) Công tác THQCT và KSĐT các vụ án tham nhũng, chức vụ: Viện kiểm sát các cấp thụ lý THQCT và kiểm sát điều tra 1.982 vụ/5.508 bị can (trong đó án mới 1.027 vụ/2.723 bị can); (iii) Công tác THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn truy tố: Viện kiểm sát các cấp thụ lý giải quyết 1.186 vụ/3.869 bị can (trong đó án mới 1.143 vụ/3.758 bị can), đã giải quyết 1.006 vụ/3.242 bị can, hiện đang giải quyết 180 vụ/627 bị can.

Tòa án Nhân dân các cấp[45] giải quyết theo thủ tục sơ thẩm 1.154 vụ /3.201 bị cáo về các tội phạm tham nhũng; đã giải quyết 1.096 vụ/2.953 bị cáo; trong đó xét xử 917 vụ/2.418 bị cáo về các tội tham nhũng. Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên phạt tù chung thân và tử hình 13 bị cáo; xử phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm đối với 93 bị cáo; tù từ trên 7 năm đến 15 năm đối với 366 bị cáo; tù từ trên 3 năm đến 7 năm đối với 566 bị cáo; tù từ 3 năm trở xuống 712 bị cáo..., còn lại là các hình phạt khác (chi tiết tại Phụ lục kèm theo).

Công tác thi hành án dân sự[46], kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là: (i) Về số việc: Tổng số phải thi hành 12.877 việc, có điều kiện thi hành 10.944 việc. Đã thi hành xong 9.211 việc; (ii) về tiền: Tổng số phải thi hành trên 105.006 tỷ đồng, có điều kiện thi hành trên 38.709 tỷ đồng. Đã thi hành xong trên 22.177 tỷ đồng.

II. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC PCTNTC, DỰ BÁO TÌNH HÌNH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PCTNTC NĂM 2025

1. Đánh giá về công tác PCTNTC

a) Đánh giá chung

Trong năm 2024, dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC; sự vào cuộc tích cực, đồng hành của Quốc hội, các cơ quan trong hệ thống chính trị; sự chung sức, đồng lòng, ủng hộ của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương bám sát các Nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp đề ra. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội trong nước có nhiều chuyển biến tích cực; chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; quốc phòng, an ninh, đối ngoại được tăng cường, biên giới hải đảo được giữ vững; an sinh xã hội được đảm bảo; hệ thống chính trị được củng cố ngày càng vững chắc; công tác PCTNTC tiếp tục được đẩy mạnh, có bước tiến mới, quyết liệt và hiệu quả hơn cả ở Trung ương và địa phương, được Nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao. Kết quả nổi bật là:

- Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế được đẩy mạnh, từng bước hình thành cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể tham nhũng”. Nhiều quy định mới về công tác PCTNTC được ban hành và quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, tạo cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng nâng cao hiệu quả phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tham nhũng, tiêu cực.

- Xử lý nghiêm trách nhiệm chính trị của người đứng đầu, cán bộ, lãnh đạo quản lý để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi quản lý, phụ trách, vi phạm trách nhiệm nêu gương và những điều đảng viên, cán bộ, công chức không được làm; thực hiện đúng chỉ đạo “kiên quyết, kiên trì, không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”; truy tố một vụ cảnh tỉnh cả một vùng, một lĩnh vực.

- Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan truyền thông, báo chí, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân ngày càng được khẳng định và phát huy.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán được tăng cường, kịp thời phát hiện, kiến nghị xử lý nghiêm nhiều sai phạm, siết chặt kỷ cương, kỷ luật của Đảng và Nhà nước.

- Công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả, xử lý nghiêm một số vụ án tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến các hành vi sai phạm diễn ra từ nhiều năm trước và cả những sai phạm mới phát sinh, xảy ra trên diện rộng, có tổ chức, cả trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước. Trong đó điểm mới là, từ khởi tố ban đầu về các hành vi phạm tội về kinh tế, cơ quan điều tra đã đi sâu làm rõ bản chất vụ án và khởi tố các hành vi phạm tội về tham nhũng; khởi tố nhiều cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo chủ chốt của một số địa phương, tiếp tục tạo bước tiến mới trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực.

- Công tác PCTNTC ở địa phương tiếp tục được đẩy mạnh; nhiều địa phương đã khởi tố, điều tra xử lý nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra từ nhiều năm trước; chủ động và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những trường hợp tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan có chức năng PCTNTC.

b) Những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong công tác PCTNTC và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác PCTNTC còn có những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế như sau:

- Việc khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, chứng khoán, trái phiếu, đất đai, tài nguyên khoáng sản, xây dựng, đấu thầu, đấu giá... còn chậm so với yêu cầu thực tiễn đặt ra.

- Một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng chưa được triển khai thực hiện toàn diện. Một số nơi, người đứng đầu chưa quan tâm thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động công vụ.

- Tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm, không dám làm chậm được khắc phục; công tác tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ còn hình thức, chưa thực chất.

- Việc truy bắt đối tượng bỏ trốn ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn. Công tác giám định, định giá tài sản có chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn một số trường hợp chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và tiến độ.

- Giá trị tài sản phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực còn tồn đọng lớn, nhiều tài sản có tranh chấp quyền sở hữu chưa được các cơ quan có thẩm quyền làm rõ về pháp lý, gây khó khăn cho thi hành án.

Nguyên nhân chủ yếu của khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế nêu trên là:

- Một số cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa thực sự gương mẫu, quyết liệt, nói chưa đi đôi với làm trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác PCTNTC; chưa có đủ bản lĩnh trước những cám dỗ lớn về vật chất, tinh thần.

- Việc khắc phục sơ hở, bất cập, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và PCTNTC trên một số lĩnh vực có lúc, có nơi còn chưa được quan tâm đúng mức, kịp thời.

- Cán bộ, công chức trong các cơ quan, đơn vị có chức năng PCTNTC còn thiếu trong khi yêu cầu nhiệm vụ của công tác PCTNTC ngày càng cao; vẫn còn có cán bộ, công chức suy thoái, vi phạm đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật.

- Công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong thực hiện công tác giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp, cung cấp thông tin, tài liệu, có lúc còn chưa kịp thời; nhiều nội dung giám định, định giá phức tạp, số lượng, khối lượng yêu cầu, trưng cầu lớn.

c) Bài học kinh nghiệm

Từ thực tiễn công tác PCTNTC thời gian qua, Chính phủ rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

- Đấu tranh PCTNTC là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp phải áp dụng nhiều biện pháp tổng thể, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước có vai trò quan trọng, then chốt quyết định hiệu quả công tác PCTNTC.

- Kết quả công tác PCTNTC trong thời gian qua cho thấy sự nỗ lực, cố gắng, chủ động, sáng tạo, quyết tâm cao, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, đồng bộ của các cơ quan chức năng cả ở Trung ương và địa phương, nhất là các cơ quan Kiểm tra, Nội chính, Công an, Quân đội, Viện kiểm sát, Tòa án, Tư pháp, Thanh tra, Kiểm toán và Ban Chỉ đạo PCTNTC cấp tỉnh.

- Sự gương mẫu, nêu gương, nêu cao ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ là nền tảng, cơ sở cho công cuộc PCTNTC.

- Công tác PCTNTC phải gắn với công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng; kịp thời thay thế những cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín thấp theo phương châm “có vào, có ra, có lên, có xuống”.

- Sự tham gia tích cực của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; sự đồng thuận, ủng hộ của cán bộ, đảng viên và Nhân dân; sự chủ động vào cuộc rất tích cực của các cơ quan báo chí, truyền thông tạo nên sức mạnh tổng hợp trong đấu tranh PCTNTC.

- Sơ kết, tổng kết công tác PCTNTC kịp thời để rút ra những kinh nghiệm quý, cách làm hay; kế thừa, phát huy những kết quả đạt được qua 10 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo và những kết quả đạt được từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay.

2. Đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng

Trong thời gian tới, tình hình thế giới và trong nước tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, tham nhũng vẫn là vấn nạn chung của Thế giới và khu vực. Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong PCTNTC; tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực còn diễn biến phức tạp, nghiêm trọng; có sự cấu kết, móc nối giữa cán bộ thoái hóa, biến chất trong bộ máy nhà nước với doanh nghiệp, tổ chức để trục lợi; còn tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong giải quyết công việc của một bộ phận cán bộ, công chức cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, Năm 2025 cũng là năm cuối thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đồng thời là năm triển khai Đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, do đó nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội phải phấn đấu hoàn thành, trong đó công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác cán bộ là rất quan trọng, đòi hỏi công tác PCTNTC phải được đẩy nhanh, toàn diện, kịp thời không để “lọt” vào cấp ủy những trường hợp tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật.

Vì vậy, cần phải tiếp tục kiên quyết, kiên trì, không ngừng, không nghỉ, đẩy mạnh hơn nữa công tác PCTNTC, tạo động lực mới, khí thế mới để thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội XIII của Đảng, chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ XIV.

3. Phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025

Xác định rõ PCTNTC là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trước hết của cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; PCTNTC phải đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc, của Đảng lên trên hết, phục vụ tốt nhất cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự xã hội. Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể sau:

- Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình công tác năm 2025 của Ban Chỉ đạo và các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về PCTNTC. Nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, quan điểm, định hướng lớn về PCTNTC phục vụ xây dựng các dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XIV của Đảng, gắn công tác PCTNTC với công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 11/10/2023 của Chính phủ về Chiến lược quốc gia PCTNTC đến năm 2030.

- Nâng cao trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương nhất là trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác PCTNTC. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, kiên quyết chấn chỉnh, xử lý tình trạng làm việc cầm chừng, né tránh, đùn đẩy, sợ sai không dám làm trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Bảo vệ những người đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, vì lợi ích chung với động cơ trong sáng.

- Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế về PCTNTC[47]; khẩn trương khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật theo kiến nghị của Đảng đoàn Quốc hội và các đoàn kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Hoàn thành sửa đổi các dự án luật có liên quan đến PCTNTC theo chương trình của Quốc hội; tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Luật PCTN, Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng... và các nghị định hướng dẫn thi hành.

- Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, nhất là các quy định về công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới...

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Đẩy mạnh đôn đốc việc thực hiện kết luận, chỉ đạo sau thanh tra, kiểm tra; kịp thời chuyển các vụ việc có dấu hiệu tội phạm phát hiện qua thanh tra sang cơ quan điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác định hướng, thông tin, tuyên truyền, giáo dục về PCTNTC, kiên trì xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên, báo chí và Nhân dân trong đấu tranh PCTNTC.

- Giải quyết kịp thời các tố cáo, kiến nghị, phản ánh về tham nhũng, tiêu cực liên quan đến nhân sự đại hội đảng bộ các cấp. Kiên quyết không để lọt vào cấp ủy những cán bộ tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống theo yêu cầu tại Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

- Đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, nhất là các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; tiếp tục vận động đầu thú, truy bắt các đối tượng bỏ trốn ra nước ngoài; tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định, định giá tài sản, cung cấp tài liệu, tương trợ tư pháp, nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác PCTNTC ở địa phương, cơ sở, khắc phục tệ “tham nhũng vặt” và tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”. Tăng cường kiểm soát việc thực thi quyền lực, xử lý nghiêm minh, kịp thời các sai phạm, tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan có chức năng PCTNTC.

- Thực hiện kiểm soát tài sản, thu nhập; triển khai xây dựng và thực hiện có hiệu quả Đề án Cơ sở dữ liệu Quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; triển khai và hoàn thành đánh giá công tác PCTN của các địa phương theo Bộ Chỉ số đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về PCTN nhất là các hoạt động tương trợ tư pháp, dẫn độ tội phạm, thu hồi tài sản tham nhũng bị tẩu tán ra nước ngoài; mở rộng các hoạt động hợp tác song phương và đa phương để tiếp thu, học tập những kinh nghiệm về công tác PCTN.

III. KIẾN NGHỊ

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác PCTNTC, Chính phủ trân trọng kiến nghị:

1. Đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung những sơ hở, bất cập, mâu thuẫn, vướng mắc dễ tạo điều kiện cho tham nhũng tiêu cực trong các văn bản quy phạm pháp luật góp phần phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.

2. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan báo chí, truyền thông và Nhân dân tăng cường phối hợp, đồng hành cùng Chính phủ và chính quyền các cấp thực hiện tốt hoạt động giám sát, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về PCTNTC; Cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm mọi hành vi tham nhũng tiêu cực theo quy định pháp luật.

Trên đây là Báo cáo công tác PCTN năm 2024. Chính phủ trân trọng báo cáo Quốc hội khóa XV./


Nơi nhận:
- Như trên;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV (để b/c);
- TTgCP và các Phó TTgCP (để b/c);
- Văn phòng Quốc hội;
- UB Tư pháp của Quốc hội (30 bản);
- Thanh tra Chính phủ (20 bản);
- Vụ Hành chính, VPQH (15 bản);
- VPCP: BTCN, các PCN;
các Vụ: TKBT, QHĐP, TH;
- Lưu: VT, V.I (3)

TM. CHÍNH PHỦ
TUQ. THỦ TƯỚNG
TỔNG THANH TRA CHÍNH PHỦ




Đoàn Hồng Phong

PHỤ LỤC

KẾT QUẢ XÉT XỬ TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG
(Kèm theo Báo cáo số: 653/BC-CP ngày 17/10/2024 của Chính phủ)

TT

NỘI DUNG THÔNG TIN

ĐƠN VỊ TÍNH

TỘI DANH/ĐIỀU LUẬT

Tổng

Tham ô tài sản

Nhận hối lộ

Lạm dụng chức vụ chiếm đoạt

Lợi dụng chức vụ trong khi thi hành ...

Lạm dụng chức vụ trong khi thi hành

Lạm dụng chức vụ gây ảnh hưởng

Giả mạo trong công tác

(Điều 353)

(Điều 354)

(Điều 355)

(Điều 356)

(Điều 357)

(Điều 358)

(Điều 359)

I

ÁN PHẢI GIẢI QUYẾT

1

Vụ cũ còn lại

Vụ

15

6

2

17

5

0

3

48

Số bị cáo

Bị cáo

33

41

8

83

17

0

18

200

2

Vụ mới thụ lý

Vụ

597

161

69

184

39

0

57

1.107

Số bị cáo

Bị cáo

911

985

91

672

150

0

193

3.002

II.

PHÂN TÍCH ÁN PHẢI GIẢI QUYẾT

1

Chuyển hồ sơ

Vụ

1

0

0

0

0

0

0

1

Số bị cáo

Bị cáo

1

0

0

0

0

0

0

1

2

Đình chỉ

Vụ

0

0

0

0

0

0

0

0

Số bị cáo

Bị cáo

0

1

0

0

0

0

0

1

3

Trả hồ sơ cho VKS

Vụ

84

26

12

40

6

0

11

179

Số bị cáo

Bị cáo

131

181

23

138

28

0

33

534

4

Đã xét xử

Vụ

502

128

56

151

35

0

45

917

Bị cáo

Bị cáo

746

747

72

562

124

0

167

2.418

5

Số vụ án điểm hoặc xử lưu động

Vụ

4

2

1

0

0

0

0

7

6

Số vụ án xử theo thủ tục rút gọn

Vụ

0

0

0

0

0

0

0

0

III

ÁN CÒN LẠI

1

Số vụ án còn lại

Vụ

25

13

3

10

3

0

4

58

Số bị cáo

Bị cáo

66

97

4

55

15

0

11

248

2

Số vụ tạm đình chỉ

Vụ

0

0

0

0

0

0

0

0

Số bị cáo

Bị cáo

0

0

0

0

0

0

0

0

3

Số vụ để quá hạn

Vụ

0

0

0

0

0

0

0

0

IV

PHÂN TÍCH SỐ BỊ CÁO ĐÃ XÉT XỬ

1

Không có tội

Người

0

0

0

0

0

0

0

0

2

Cho hưởng án treo

Bị cáo

79

223

15

186

54

0

49

606

3

Tù từ 3 năm trở xuống

Bị cáo

248

217

23

172

23

0

29

712

4

Tù từ trên 3 năm đến 7 năm

Bị cáo

184

149

22

129

37

0

45

566

5

Tù từ trên 7 năm đến 15 năm

Bị cáo

153

139

5

19

10

0

40

366

6

Tù từ trên 15 năm đến 20 năm

Bị cáo

69

17

5

1

0

0

1

93

7

Tù chung thân và từ hình

Bị cáo

12

1

0

0

0

0

0

13

8

Tổng hợp hình phạt tù từ trên 20 đến 30 năm

Bị cáo

3

2

1

2

0

0

0

8

9

Các hình phạt khác

BỊ cáo

1

1

2

55

0

0

3

62

10

Cán bộ, công chức

Người

29

62

10

107

14

0

27

249

V.

ÁP DỤNG HÌNH PHẠT BỔ SUNG

1

Tịch thu tài sản

Bị cáo

1

5

0

0

0

0

0

6

2

Phạt tiền

Bị cáo

1

21

1

13

0

0

1

37

3

Trục xuất

Bị cáo

0

0

0

0

0

0

0

0

4

Các hình phạt bổ sung khác

Bị cáo

13

19

2

28

8

0

31

101

VI.

XÉT XỬ PHÚC THẨM

1

Số vụ đã xét xử

Vụ

140

40

23

73

13

0

11

300

Số bị cáo

Bị cáo

211

95

27

191

28

0

34

586

2

Số bị cáo bị tăng nặng hình phạt

Bị cáo

3

1

0

0

0

0

1

5

3

Số bị cáo được giảm nhẹ hình phạt

Bị cáo

98

46

8

86

14

0

17

269



[1] Văn bản số 1031/VPCP-V.1 ngày 28/3/2024 của Văn phòng Chính phủ.

[2] Văn bản số 574/VPCP-V.l ngày 21/02/2024, Văn bản số 2471/VPCP-V.I ngày 25/6/2024, Văn bản số 557/VPCP-TKBT ngày 20/02/2024; Văn bản số 1049/VPCP-TKBT ngày 28/3/2024 của Văn phòng Chính phủ; Văn bản số 3739/VPCP-V.I ngày 18/9/2024 của Văn phòng Chính phủ…

[3] Bộ Quốc phòng xây dựng Quy định về kiểm soát quyền lực, PCTNTC trong hoạt động của Quân đội Nhân dân và Quy định kiểm soát quyền lực đối với cơ quan thực thi pháp luật thuộc lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam xây dựng Đề án hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực của cơ quan thực hiện quyền hành pháp đối với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, quyền tư pháp. Bộ Tài chính nghiên cứu, tham mưu xây dựng Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, PCTNTC trong công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

[4] Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 26/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

[5] Văn bản số 626/TTg-V.I ngày 16/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

[6] Văn bản số 5779/VPCP-PL ngày 14/8/2024 của Văn phòng Chính phủ.

[7] Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 6, Quốc hội XV.

[8] Thông báo số 209-TB/BNCTW ngày 08/02/2024 của Ban Nội chính Trung ương.

[9] Như Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu; Nghị định số 71/2024/NĐ-CP ngày 27/6/2024 quy định về giá đất; Nghị định số 94/2024/NĐ-CP ngày 24/7/2024 quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản về xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản; Nghị định số 95/2024/NĐ-CP ngày 24/7/2024 quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở; Nghị định số 96/2024/NĐ-CP ngày 24/7/2024 quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản; Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Nghị định số 103/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; Nghị định số 86/2024/NĐ-CP ngày 11/7/2024 quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và trường hợp tổ chức tín dụng phân bổ lãi phải thu, phải thoái; Nghị định số 56/2024/NĐ-CP ngày 18/5/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế...

[10] Báo cáo được Thanh tra Chính phủ tham mưu xây dựng trên cơ sở tổng hợp các báo cáo: Báo cáo số 1807/BQP-ĐTHS ngày 16/5/2024 của Bộ Quốc phòng, Báo cáo số 1866/BCA-CSKT ngày 31/5/2024 của Bộ Công an, Báo cáo số 202/BC-BTP-m ngày 24/5/2024 của Bộ Tư pháp về kết quả rà soát, sửa đổi, bổ sung ban hành các văn bản pháp luật về xử lý vật chứng là tài sản và tài sản liên quan đến vụ án trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử; Báo cáo số 204/BC-TTCP ngày 05/6/2024 của Thanh tra Chính phủ về rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản pháp luật liên quan về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; về kiểm soát tài sản, thu nhập và về bảo vệ người tố cáo, phản ánh, báo cáo về tham nhũng, tiêu cực.

[11] Báo cáo số 350-BC/BNCTW ngày 07/02/2024 của Ban Nội chính Trung ương và Văn bản số 719/VPCP-PL ngày 05/3/2024 của Văn phòng Chính phủ.

[12] Về Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2023.

[13] Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế; Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

[14] Báo cáo số 2758/BC-BNV ngày 17/5/2024 của Bộ Nội vụ

[15] Văn bản số 4288/VPCP-TCCV ngày 20/6/2024 của Văn phòng Chính phủ

[16] Tiếp tục quán triệt, triển khai Luật Phòng, chống tham nhũng, các quy định hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thanh tra; Thông báo Kết luận số 12-TB/TW ngày 06/4/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTNTC; Quy định 139-QĐ/TW ngày 04/01/2024 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành, tiết kiệm, chống lãng phí; Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11/7/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và PCTNTC trong công tác cán bộ; Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và PCTNTC trong hoạt động kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, PCTNTC trong công tác xây dựng pháp luật; Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 của Bộ Chính trị thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ; Quy định số 148-QĐ/TW ngày 23/5/5024 của Bộ Chính trị về thẩm quyền của người đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 11/10/2023 của Chính phủ về Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030; hoàn thành tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đưa nội dung PCTN vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng...

[17] Cục IV thuộc Thanh tra Chính phủ hiện có 04 lãnh đạo Cục, 05 phòng nghiệp vụ với biên chế được giao là 39 người. Ngày 10/7/2023, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quyết định về tổ chức bộ máy của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu theo hướng tinh gọn, mạnh hơn. Vụ 5 thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao hiện có 04 phòng (03 phòng nghiệp vụ, 01 phòng Tham mưu, tổng hợp); biên chế được giao 29 người gồm 01 Vụ trưởng, 03 Phó Vụ trưởng (về chức danh nghiệp vụ: 01 đ/c Kiểm tra viên VKS tối cao; 12 đ/c Kiểm sát viên cao cấp, 09 đ/c Kiểm sát viên trung cấp, 06 đ/c Kiểm sát viên sơ cấp, 01 đ/c Kiểm tra viên).

[18] Quyết định số 157/QĐ-TTCP ngày 29/3/2024 của Thanh tra Chính phủ về việc ban hành “Bộ chỉ số đánh giá và tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh năm 2023”.

[19] Theo Báo cáo số 2316/BC-BCA-X05 ngày 07/10/2024 của Bộ Công an.

[20] Theo Văn bản số 211/VKSTC-V5 ngày 08/10/2024 của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

[21] 1) Vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (50 bị can); 2) Vụ án buôn lậu xảy ra tại Tây Ninh (24 bị can); 3) Vụ án xảy ra tại Phòng CSGT CA tỉnh Lạng Sơn (01 bị can), 4) Vụ án Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội (01 bị can).

[22] Khánh Hòa.

[23] Theo Văn bản số 6269/BNV-TT ngày 04/10/2024 của Bộ Nội vụ về việc cung cấp thông tin về công tác PCTN phục vụ kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

[24] Các đơn vị chưa cập nhật số liệu báo cáo, bao gồm: Đài Truyền hình Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam; tỉnh Bắc Giang...

[25] Đánh giá chỉ số hài lòng năm 2023: 1) Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 trung bình cả nước là 82,66%, tăng cao hơn so với năm 2022 (SIPAS là 80.08%); 2) Chỉ số hài lòng của người dân năm 2023 của 63 tỉnh, thành phố có sự chênh lệch đáng kể: tỉnh có Chỉ số hài lòng cao nhất là 90,63%; tỉnh có Chỉ số hài lòng thấp nhất là 75,03%. Năm 2023, 57/63 tỉnh, thành phố nhận được mức độ hài lòng của người dân cao hơn so với năm 2022; 6/63 tỉnh, thành phố nhận được mức độ hài lòng thấp hơn so với năm 2022...3) Kết quả đo lường sự hài lòng của người dân năm 2023 còn phản ánh nhận định, đánh giá của dân mà chúng ta cần quan tâm: a) số người dân sử dụng mạng internet để góp ý đối với chính sách trong cả nước nói chung còn rất thấp, chỉ chiếm 5.95% số người được khảo sát và tỉnh, thành phố có tỷ lệ cao nhất cũng chỉ đạt 16,76%, còn tỉnh thấp nhất là 1,08%; b) 9,97% người được khảo sát cho rằng một số công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 8,28% cho rằng có một số người dân phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết...; c) Những nội dung mà người dân mong đợi chính quyền cải thiện chất lượng, trong đó 03 nội dung được người dân mong đợi nhất năm 2023, là: nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết công việc cho người dân; nâng cao năng lực của CBCCVC trong giải quyết công việc cho người dân, với mức độ mong đợi của người dân lần lượt là 85,12%, 85,11% và 85,03%.

[26] Theo Văn bản số 8162/NHNN-TTGSNH ngày 4/10/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

[27] Hội nghị tổ chức vào ngày 20/12/2023.

[28] Số liệu được tổng hợp trong phạm vi cả nước, đến nay còn một số cơ quan chưa báo cáo số liệu KSTSTN gồm: Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCSHCM, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp...

[29] Như Quy định số 144-QĐ/TW ngày 09/5/2024 về chuẩn mực đạo đức các mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới; Quy định 148-QĐ/TW ngày 23/5/2024 của Bộ Chính trị quy định về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước...

[30] Theo Văn bản số 8162/NHNN-TTGSNN ngày 04/10/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

[31] Theo Văn bản số 6269/BNV-TT ngày 04/10/2024 của Bộ Nội vụ.

[32] Giảm 34,1 % số cuộc thanh tra, kiểm tra so với cùng kỳ năm 2023.

[33] Trong đó kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 42.504 tỷ đồng; về tổ chức, đơn vị 61.710 tỷ đồng.

[34] Hội nghị trực tuyến ngày 29/3/2024.

[35] Tại Văn bản số 1999/VPCP-V.I ngày 27/5/2024 của Văn phòng Chính phủ.

[36] Kế hoạch số 2960/KH-TTCP ngày 08/12/2023 của Thanh tra Chính phủ (theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 9096/VPCP-V.l ngày 20/11/2023 của Văn phòng Chính phủ).

[37] Các bộ: Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế, Giáo dục và Đào tạo; các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Đà Nẵng, Đồng Nai.

[38] Đơn đáp ứng các yêu cầu quy định tại Thông tư 05/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Thanh tra Chính phủ quy định Quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.

[39] Theo Văn bản số 1293/KTNN-TH ngày 10/10/2024 của Kiểm toán Nhà nước.

[40] Theo Báo cáo số 2316/BC-BCA-X05 ngày 07/10/2024 của Bộ Công an.

[41] Tạm đình chỉ điều tra 45 vụ án/21 bị can, gồm: CATP Hà Nội 08 vụ án/05 bị can (lý do: 07 vụ án/05 bị can hết thời hạn điều tra chưa có kết luận giám định; 01 vụ án/00 bị can can hết thời hạn điều tra chưa xác định được bị can); CATP Hồ Chí Minh 06 vụ án/01 bị can (lý do: 02 vụ án/00 bị can hết thời hạn điều tra chưa có kết luận giám định, định giá tài sản; 01 vụ án/01 bị can truy nã bị can; 03 vụ án/00 bị can chưa xác định được bị can); CATP Hải Phòng 01 vụ án/01 bị can (lý do: hết thời hạn điều tra chưa có kết luận định giá tài sản); CAT Hà Giang 01 vụ án/00 bị can (lý do: hết thời hạn điều tra chưa xác định được bị can); CAT Vĩnh Phúc 02 vụ án/01 bị can (lý do: 01 vụ án/01 bị can hết thời hạn điều tra chưa có kết luận định giá tài sản; 01 vụ án/00 bị can hết thời hạn điều tra chưa xác định được bị can); CAT Quảng Ninh 01 vụ án/01 bị can (lý do: truy nã bị can); CAT Hải Dương 02 vụ án/01 bị can (lý do: 01 vụ án/00 bị can hết thời hạn điều tra chưa xác định được bị can; 01 vụ án/01 bị can truy nã bị can); CAT Thái Bình 01 vụ án/01 bị can (lý do: truy nã bị can); CAT Nghệ An 01 vụ án/00 bị can (lý do: hết thời hạn điều tra chưa có kết luận giám định); CAT Quảng Bình 01 vụ án/01 bị can (lý do: không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn điều tra vụ án); CAT Quảng Nam 01 vụ án/00 bị can (lý do: hết thời hạn điều tra chưa có kết luận giám định); CAT Quảng Ngãi 01 vụ án/01 bị can (lý do: hết thời hạn điều tra chưa có kết luận giám định); CAT Bình Định 02 vụ án/01 bị can (lý do: 01 vụ án/01 bị can hết thời hạn điều tra chưa có kết luận giám định; 01 vụ án/00 bị can hết thời hạn điều tra chưa xác định được bị can); CAT Phú Yên 01 vụ án/01 bị can (lý do: truy nã bị can); CAT Bình Thuận 01 vụ án/00 bị can (lý do: hết thời hạn điều tra chưa xác định được bị can); CAT Gia Lai 01 vụ án/00 bị can (lý do: hết thời hạn điều tra chưa xác định được bị can); CAT Đắk Lắk 01 vụ án/00 bị can (lý do: hết thời hạn diều ưa chưa xác định được bị can); CAT Đồng Nai 02 vụ án/01 bị can (lý do: 01 vụ án/01 bị can truy nã bị can; 01 vụ án/00 bị can can hết thời hạn điều tra chưa xác định được bị can); CAT Bình Dương 04 vụ án/02 bị can (lý do: 02 vụ án/02 bị can truy nã bị can; 02 vụ án/00 bị can hết thời hạn điều tra chưa xác định được bị can); CAT Bình Phước 01 vụ án/01 bị can (lý do: có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh hiểm nghèo); CAT Sóc Trăng 02 vụ án/00 bị can (lý do: 01 vụ án/00 bị can hết thời hạn điều tra chưa có kết luận giám định; 01 vụ án/00 bị can hết thời hạn điều tra chưa xác định được bị can); CAT Đồng Tháp 01 vụ án/01 bị can (lý do: truy nã bị can); CAT An Giang 01 vụ án/00 bị can (lý do: hết thời hạn điều tra chưa xác định được bị can); CAT Bạc Liêu 01 vụ án/01 bị can (lý do: truy nã bị can); CAT Cà Mau 01 vụ án/00 bị can (lý do: có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần).

[42] Đình chỉ điều tra 09 vụ án/11 bị can, gồm: A09 01 vụ án/01 bị can (lý do: Miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 29 BLHS); CATP Hà Nội 04 vụ án/03 bị can (lý do: 02 vụ án/02 bị can do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, 01 vụ án/01 bị can người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa, 01 vụ án/00 bị can do sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa); CATP Hải Phòng 02 vụ án/00 bị can (lý do: 01 vụ án căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 29 BLHS và Điều 230 BLTTHS; 01 vụ án căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 230 và khoản 2 Điều 157 BLTTHS); CATP Cần Thơ 01 vụ án/01 bị can (lý do: bị can chết); CAT Sơn La: 01 bị can (lý do: căn cứ theo điểm a, khoản 1, Điều 230 BLTTHS); CAT Bắc Ninh 01 bị can (lý do: bị can chết); CAT Hà Tĩnh 01 bị can (lý do: bị can chết); CAT Quảng Ngãi 01 bị can (lý do: căn cứ theo khoản 1, Điều 230 BLTTHS và điểm a, khoản 1 Điều 29 BLHS); CAT Khánh Hoà 01 bị can (lý do: bị can chết); CAT An Giang 01 bị can (lý do: bị can chết); CAT Cà Mau 01 vụ án/00 bị can (lý do: hành vi không cấu thành thành tội phạm căn cứ theo khoản 2, Điều 157 BLTTHS).

[43] Theo Văn bản số 4205/BQP-TTr ngày 04/10/2024 của Bộ Quốc phòng.

[44] Theo Văn bản số 211/VKSNDTC-V5 ngày, 08/10/2024 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

[45] Theo Văn bản 153/TANDTC-TH ngày 8/8/2024 của Tòa án Nhân dân Tối cao.

[46] Theo Văn bản số 5921/BTP-TTr ngày 15/10/2024 của Bộ Tư pháp.

[47] Trọng tâm là hoàn thiện thể chế về kiểm soát quyền lực, PCTNTC; về bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; về xử lý vật chứng, tài sản bị tạm giữ, kê biên, phong tỏa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc; về thanh toán không dùng tiền mặt...

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Bao-cao-653-BC-CP-2024-cong-tac-phong-chong-tham-nhung-628218.aspx


Bài viết liên quan: