Tiêu chuẩn TCVN 14146-1:2024 Yêu cầu kỹ thuật đối với giống Hải sâm cát

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 14146-1:2024
GIỐNG ĐỘNG VẬT DA GAI - YÊU CẦU KỸ THUẬT - PHẦN 1: HẢI SÂM CÁT (HOLOTHURIA SCABRA JAEGER, 1833)
Echinodermata Breed - Technical requirements - Part 1: Sandfish (Holothuria scabra, Jaeger, 1833)
Lời nói đầu
TCVN 14146-1:2024 do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
GIỐNG ĐỘNG VẬT DA GAI - YÊU CẦU KỸ THUẬT - PHẦN 1: HẢI SÂM CÁT (HOLOTHURIA SCABRA JAEGER, 1833)
...
...
...
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với hải sâm cát (Holothuria scabra Jaeger, 1833), bao gồm hải sâm bố mẹ và hải sâm giống.
2 Yêu cầu kỹ thuật
2.1 Hải sâm bố mẹ
2.1.1 Hải sâm bố mẹ để nuôi vỗ thành thục có nguồn gốc rõ ràng, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 - Yêu cầu kỹ thuật đối với hải sâm bố mẹ để nuôi vỗ thành thục
Chỉ tiêu
Yêu cầu
1. Ngoại hình
...
...
...
2. Màu sắc cơ thể
Mặt lưng màu xám đậm hoặc đen, có những chấm đen nhỏ. Mặt bụng màu trắng và lõm vào giữa
3. Trạng thái hoạt động
Phản ứng co rút cơ thể khi động vào. Có xả, hút nước vào ra bình thường
4. Tuổi, năm, không nhỏ hơn
1,5
5. Chiều dài, cm, không nhỏ hơn
20
6. Khối lượng, g, không nhỏ hơn
...
...
...
7. Tình trạng sức khoẻ
Khoẻ mạnh, không bị tổn thương
2.1.2 Hải sâm bố mẹ tuyển chọn để cho đẻ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Bảng 1 và Bảng 2
Bảng 2 - Yêu cầu độ thành thục sinh dục đối với hải sâm bố mẹ để cho đẻ
Chỉ tiêu
Yêu cầu
Hải sâm đực
Hải sâm cái
Mức độ thành thục sinh dục
...
...
...
Tinh trùng màu trắng sữa, khuếch tán nhanh trong nước.
Trứng có màu hồng nhạt. Hạt trứng căng tròn, đều, rời nhau
2.2 Hải sâm giống
2.2.1 Hải sâm giống cấp 1
Hải sâm giống cấp 1 phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được quy định tại Bảng 3.
Bảng 3 - Yêu cầu kỹ thuật đối với hải sâm giống cấp 1
Chỉ tiêu
...
...
...
1. Tuổi, tính từ sau khi trứng nở, ngày
Từ 1 đến 34
2. Khả năng ăn thức ăn bên ngoài
Ăn một số tảo bám, mảnh vụn hữu cơ có trong nước
3. Ngoại hình
Thân hình ống tròn, thon dài giống như cơ thể trưởng thành
4. Màu sắc cơ thể
Đen nhạt
5. Trạng thái hoạt động
...
...
...
6. Chiều dài, cm, không lớn hơn
0,2
7. Khối lượng, g, không lớn hơn
0,05
8. Tình trạng sức khoẻ
Khoẻ mạnh, không bị tổn thương
2.2.2 Hải sâm giống cấp 2
Hải sâm giống cáp 2 phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được quy định tại Bảng 4.
Bảng 4 - Yêu cầu kỹ thuật đối với hải sâm giống cấp 2
...
...
...
Yêu cầu
1. Tuổi, tính từ giai đoạn giống cấp 1, ngày
Từ 35 đến 85
2. Ngoại hình
Thân hình ống tròn giống như cơ thể trưởng thành
3. Màu sắc cơ thể
Mặt lưng màu nâu, bụng vàng nhạt
4. Trạng thái hoạt động
Khi được thả vào chậu nước biển sạch hoạt động linh hoạt, có phản xạ co duỗi tốt và hút nước vào ra bình thường
...
...
...
Từ 0,2 đến nhỏ hơn 2
6. Khối lượng, g
Từ 0,05 đến nhỏ hơn 1,5
7. Tình trạng sức khoẻ
Khoẻ mạnh, không bị tổn thương
3 Phương pháp kiểm tra
3.1 Dụng cụ, thiết bị
3.1.1 Bát sứ, dung tích từ 0,3 lít đến 0,5 lít.
3.1.2 Cân điện tử, phạm vi cân 1 000 g, có thể cân chính xác đến 0,1 g.
...
...
...
3.1.4 Chậu, sáng màu, dung tích từ 3 lít đến 5 lít.
3.1.5 Dao phẫu thuật trong phòng thí nghiệm.
3.1.6 Đĩa petri, đường kính từ 50 mm đến 60 mm.
3.1.7 Kính giải phẫu, độ phóng đại từ 10 lần hoặc kính hiển vi có trắc vi thị kính độ phóng đại đến 100 lần.
3.1.8 Thức ăn, mùn bã hữu cơ
3.1.9 Thước dẹt hoặc giấy kẻ ô ly, có vạch chia chính xác đến 1 mm.
3.1.10 Vợt, dùng để vớt hải sâm bố mẹ, làm bằng lưới sợi mềm không gút, kích thước mắt lưới (2a) từ 20 mm đến 30 mm, đường kính vợt từ 300 mm đến 400 mm.
3.1.10 Vợt, dùng để vớt hải sâm giống, làm bằng lưới sợi mềm không gút, kích thước mắt lưới (2a) bằng 1 mm, đường kính vợt từ 200 mm đến 300 mm.
3.2 Lấy mẫu
...
...
...
Dùng vọt (3.1.10) thu ngẫu nhiên từng cá thể hải sâm bố mẹ ở 3 vị trí khác nhau ở trong ao hoặc bể, số lượng từ 30 đến 50 cá thể đặt vào chậu (3.1.4) để kiểm tra. Trường hợp ít hơn 30 cá thể thì lấy toàn bộ số hải sâm bố mẹ để kiểm tra
3.2.2 Đối với hải sâm giống cấp 1
Dùng vợt (3.1.10) thu ngẫu nhiên 3 mẫu hải sâm giống cấp 1 theo chiều ngang trong bể ương ở vị trí khác nhau, mỗi mẫu khoảng 30 cá thể đến 50 cá thể, thả vào bát sứ (3.1.1) đã có sẵn nước biển.
3.2.3 Đối với hải sâm giống cấp 2
Dùng vợt (3.1.10) thu ngẫu nhiên 3 mẫu hải sâm giống cấp 2 theo chiều ngang trong bể ương ở vị trí khác nhau, mỗi mẫu khoảng 30 cá thể đến 50 cá thể, thả vào chậu (3.1.4) đã có sẵn nước biển.
3.3 Cách tiến hành
3.3.1 Đối với hải sâm bố mẹ
3.3.1.1 Kiểm tra ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động
Quan sát hoạt động hải sâm trong chậu (3.1.4), kết hợp quan sát trực tiếp từng cá thể trong điều kiện ánh sáng tự nhiên để đánh giá các chỉ tiêu về ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động của hải sâm bố mẹ theo quy định Bảng 1.
...
...
...
Xác định tuổi và nguồn gốc hải sâm bố mẹ căn cứ vào hồ sơ, nhật ký của đàn hải sâm trong quá trình nuôi dưỡng.
3.3.1.3 Kiểm tra chiều dài
Lần lượt đặt từng cá thể trên giấy kẻ ô ly hoặc thước dẹt (3.1.9) để đo chiều dài hải sâm (từ mút đầu đến phần sau khi hải sâm co lại) từ 30 đến 50 cá thể. Số cá thể đạt chiều dài theo quy định tại Bảng 1 phải > 90 % tổng số cá thể đã kiểm tra.
3.3.1.4 Kiểm tra khối lượng
Từng cá thể bố mẹ được đặt vào cân (3.1.2) để xác định khối lượng từ 30 đến 50 cá thể. Xác định khối lượng toàn bộ số hải sâm mẫu đã cân, đếm số con để tính khối lượng trung bình của cá thể. Khối lượng cá kiểm tra đảm bảo yêu cầu tại Bảng 1.
3.3.1.5 Kiểm tra tình trạng sức khoẻ
Đặt chậu có hải sâm mẫu ở vị trí đủ ánh sáng tự nhiên, quan sát trực tiếp bằng mắt hoặc dưới kính hiển vi (3.1.7) để phát hiện những cá thể có dấu hiệu tổn thương, kết hợp đánh giá tình trạng sức khoẻ của hải sâm bằng cảm quan qua chỉ tiêu trạng thái hoạt động.
3.3.1.6. Kiểm tra độ thành thục sinh dục
3.3.1.6.1 Hải sâm cái
...
...
...
3.3.1.6.2 Hải sâm đực
Dùng dao phẫu thuật (3.1.5) mổ 10-15 con lấy tinh trùng đưa vào đĩa petri (3.1.6) rồi quan sát. Tinh trùng cho vào bát nước thấy tan nhanh.
3.3.2 Đối với hải sâm giống cấp 1
3.3.2.1 Kiểm tra khả năng ăn thức ăn bên ngoài
Lấy một ít thức ăn (3.1.8) cho vào chậu (3.1.4) đựng nước sạch, đợi sau khi mùn bã hữu cơ chìm xuống đáy bắt 20 cá thể hải sâm giống cấp 1,10 phút sau quan sát thấy vết hải sâm ăn.
3.3.2.2 Kiểm tra ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động
Đặt bát (3.1.1) có hải sâm mẫu ở vị trí đủ ánh sáng tự nhiên để quan sát trực tiếp bằng mắt, ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động hải sâm. Đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy định tại Bảng 3.
3.3.2.3 Kiểm tra chiều dài
Lần lượt đặt từng cá thể trên giấy kẻ ôly hoặc thước dẹt (3.1.8) để đo toàn hải sâm (từ mút đầu đến hết phần thân phía sau) từ 50 đến 100 cá thể. Số cá thể đạt chiều dài theo quy định tại Bảng 3 phải > 90 % tổng số cá thể đã kiểm tra.
...
...
...
Đặt bát hải sâm mẫu ở vị trí đảm bảo đủ ánh sáng tự nhiên để quan sát trực tiếp bằng mắt, hoặc dưới kính hiển vi (3.1.7) phát hiện những cá thể có dấu hiệu tổn thương, kết hợp đánh giá tình trạng sức khoẻ của hải sâm bằng cảm quan qua chỉ tiêu trạng thái hoạt động.
3.3.3 Đối với hải sâm giống cấp 2
3.3.3.1 Kiểm tra ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động
Đặt chậu (3.1.4) có hải sâm mẫu ở vị trí đủ ánh sáng tự nhiên để quan sát trực tiếp bằng mắt, ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động của hải sâm.
3.3.3.2 Kiểm tra chiều dài
Lần lượt đặt từng cá thể trên giấy kẻ ôly hoặc thước dẹt (3.1.9) để đo toàn hải sâm (từ mút đầu đến hết phần thân phía sau) từ 50 đến 100 cá thể. Số cá thể đạt chiều dài theo quy định tại Bảng 4 phải > 90 % tổng số cá thể đã kiểm tra.
3.3.3.3 Kiểm tra khối lượng cá thể
Dùng vợt (3.1.10) vớt hải sâm trong chậu chứa mẫu, để ráo nước. Tiến hành cân số lượng hải sâm đã vớt (có thể cân làm 2 lần) từ 50 đến 100 cá thể. Yêu cầu thao tác nhanh, gọn.
Xác định khối lượng toàn bộ sổ hải sâm mẫu đã cân, đếm sổ cá thể để tính khối lượng trung bình của cá thể. Khối lượng trung bình của cá thể phải đảm bảo giá trị được quy định tại Bảng 4.
...
...
...
Đặt chậu có hải sâm mẫu ở vị trí đủ ánh sáng tự nhiên, quan sát trực tiếp bằng mắt hoặc dưới kính hiển vi (3.1.7) để phát hiện những cá thể có dấu hiệu tổn thương, kết hợp đánh giá tình trạng sức khoẻ của hải sâm bằng cảm quan qua chỉ tiêu trạng thái hoạt động.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III (2005). Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống hải sâm cát (Holothuria scabra) tại Nha Trang, Khánh Hoà
[2] Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III (2021). Báo cáo kết quả dự án Sản xuất thử nghiệm Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm hải sâm cát (Holothuria scabra).
[3] Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III (2021). Báo cáo kết quả nghiên cứu Tiến bộ kỹ thuật Quy trình công nghệ sản xuất giống hải sâm cát (Holothuria scabra)
[4] Quy trình sản xuất con giống hải sâm đúng chuẩn, Trang web https://suckhoecuocsong.vn/quy-trinh-san-xuat-con-giong-hai-sam-dung-chuan.
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/TCVN/Nong-nghiep/TCVN-14146-1-2024-Giong-dong-vat-da-gai-Yeu-cau-ky-thuat-Phan-1-Hai-sam-cat-921481.aspx
Bài viết liên quan:
- Tiêu chuẩn TCVN 14263:2024 mô tả mã khối MKV
- Tiêu chuẩn TCVN 14241-2:2024 về Giống chó Sông Mã
- Tiêu chuẩn TCVN 14223-2:2024 về Yêu cầu an toàn thiết bị lưu giữ ngoài nhà máy sản xuất, gia công kính phẳng
- Tiêu chuẩn TCVN 14223-3:2024 về Yêu cầu an toàn đối với Máy cắt kính
- Tiêu chuẩn TCVN 14213-1:2024 về Yêu cầu thiết kế thi công Tường Barrette
- Tiêu chuẩn TCVN 14212:2024 Thiết kế, thi công và nghiệm thu đối với móng cần trục tháp
- Tiêu chuẩn TCVN 13954:2024 về Thử nghiệm phản ứng với lửa để xác định tốc độ mất khối lượng của mẫu có bề mặt phẳng
- Tiêu chuẩn TCVN 13522-2:2024 về xác định tính lan truyền lửa tại mức thông lượng nhiệt 25kW/m2
- Tiêu chuẩn TCVN 12197:2024 về Mã hóa có xác thực
- Tiêu chuẩn TCVN 14213-2:2024 về Yêu cầu kỹ thuật thi công tường Barrette
- Tiêu chuẩn TCVN 12783:2019 xác định tổng hàm lượng brom và iot bằng phương pháp phổ phát xạ quang plasma cặp cảm ứng
- Tiêu chuẩn TCVN 8064:2024 về Nhiên liệu điêzen 5 % Este metyl axit béo (DO B5)
- Tiêu chuẩn TCVN 8063:2024 về Xăng không chì pha 5 % Etanol (Xăng E5)
- Tiêu chuẩn TCVN 5740:2023 về Vòi đẩy chữa cháy
- Tiêu chuẩn TCVN 14262:2024 Định lượng Lactobacillus plantarum/Lactobacillus acidophilus bằng kỹ thuật đếm khuẩn lạc
- Tiêu chuẩn TCVN 14203:2024 về yêu cầu đối với mẫu tiêu bản côn trùng
- Tiêu chuẩn TCVN 14223-1:2024 về Thiết bị lưu giữ, xếp dỡ và vận chuyển trong nhà máy
- Tiêu chuẩn TCVN 13957:2024 về Yêu cầu thiết kế, thi công và nghiệm thu đối với Tuy nen kỹ thuật
- Tiêu chuẩn TCVN 9994:2024 về Quy phạm thực hành vệ sinh đối với rau quả tươi
- Tiêu chuẩn TCVN 14190-1:2024 về Khung tiêu chí và phương pháp luận đánh giá an toàn hệ thống sinh trắc học