Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4502:2008 Chất dẻo và ebonit - Xác định độ cứng ấn lõm

1 |
Đế ép |
2 |
Mũi ấn |
a |
Phần nhô ra lớn nhất 2,5 mm ± 0,04 mm |
Hình 2 - Mũi ấn của thiết bị đo độ cứng loại D.
4.3. Thiết bị hiển thị, để đọc mức nhô ra quá bề mặt của đế ép của đầu nhọn mũi ấn; thiết bị có thể đọc trực tiếp theo các đơn vị từ 0 khi phần nhô ra lớn nhất 2,50 mm ± 0,04 mm đến 100 khi phần nhô ra bằng 0, thu được bằng cách đặt đế ép và mũi ấn tiếp xúc chắc với miếng kính phằng.
CHÚ THÍCH: Thiết bị có thể hiển thị độ lõm ban đầu thu được khi mũi ấn được ép, để có số đo lớn nhất dùng làm giá trị đọc tức thời nếu yêu cầu (xem 8.1).
4.4. Lò xo đã hiệu chuẩn, để tạo ra lực ép lên mũi ấn theo một trong các công thức sau:
F = 550 + 75HA
trong đó
F là lực ấn, tính bằng milinewton;
HA là độ cứng đọc trên thiết bị đo độ cứng loại A
Hoặc
...
...
...
F là lực ấn, tính bằng milinewton;
HD là độ cứng đọc trên thiết bị đo độ cứng loại D
5. Mẫu thử
5.1. Mẫu thử phải có độ dày ít nhất 4 mm. Mẫu thử có thể gồm các lớp mỏng hơn để có được độ dày cần thiết, tuy nhiên các phép xác định được thực hiện trên các mẫu thử như vậy có thể không khớp với các phép xác định được thực hiện trên mẫu thử một lớp vì bề mặt giữa các lớp có thể không được tiếp xúc hoàn toàn.
5.2. Các kích thước của mẫu thử phải đủ lớn để có thể đo cách cạnh đế ép ít nhất 9 mm, trừ khi thu được các kết quả đồng nhất khi các phép đo được thực hiện ở khoảng cách nhỏ hơn. Bề mặt của mẫu thử phải phẳng trên diện tích đủ lớn để cho đế ép tiếp xúc với mẫu thử trong vùng có bán kính ít nhất 6 mm từ đầu nhọn mũi ấn. Phép xác định độ cứng bằng thiết bị đo độ cứng hợp thức không thể thực hiện trên những bề mặt cong, không bằng phẳng hay thô ráp.
6. Hiệu chuẩn
Lò xo (4.4) của thiết bị đo độ cứng được hiệu chuẩn bằng cách đặt thiết bị đo độ cứng ở vị trí thẳng đứng và đặt đầu nhọn mũi ấn (4.2) lên miếng đệm nhỏ bằng kim loại tại tâm của một đĩa cân, như được thể hiện trong Hình 3, để tránh sự tương tác giữa đế ép (4.1) và đĩa cân. Miếng đệm có chân nhỏ hình trụ cao khoảng 2,5 mm và đường kính khoảng 1,25 mm, và được khum nhỏ lại trên đỉnh để điều chỉnh đầu nhọn mũi ấn. Khối lượng của miếng đệm được cân bằng bởi quả cân trên đĩa cân đối diện. Các quả cân được thêm vào đĩa cân đối diện để cân bằng lực trên mũi ấn tại các giá trị khác nhau của thang đo. Lực được đo phải bằng với lực được tính bởi công thức (1) chính xác đến ± 75 mN hoặc công thức (2) chính xác đến ± 445 mN.
Có thể sử dụng các thiết bị được thiết kế đặc biệt để hiệu chuẩn thiết bị đo độ cứng. Cân hay thiết bị được sử dụng để hiệu chuẩn phải có khả năng đo hoặc tạo ra lực trên đầu nhọn mũi ấn chính xác đến 3,9 mN đối với thiết bị đo độ cứng loại A và chính xác đến 19,6 mN đối với thiết bị đo độ cứng loại D.
...
...
...
7. Môi trường ổn định và thử nghiệm
7.1. Đối với những vật liệu có độ cứng không phụ thuộc vào độ ẩm tương đối, thiết bị đo độ cứng và các mẫu thử phải được ổn định ở nhiệt độ thử nghiệm (xem 7.2) ít nhất 1 h trước khi thử. Đối với những vật liệu có độ cứng phụ thuộc vào độ ẩm tương đối, các mẫu thử phải được ổn định phù hợp với ISO 291, hoặc phù hợp với đặc điểm kỹ thuật liên quan của vật liệu.
Khi thiết bị đo độ cứng được chuyển từ vị trí có nhiệt độ phòng thấp đến vị trí có nhiệt độ cao hơn, thiết bị phải được đặt trong bình hút ẩm thích hợp hoặc trong vật chứa kín ngay trong khi di chuyển và giữ nguyên ở đó cho đến khi nhiệt độ của thiết bị đo độ cứng nằm trên điểm sương của không khí trong môi trường mới.
7.2. Các phép thử phải được thực hiện ở một trong những điều kiện môi trường tiêu chuẩn qui định trong ISO 291, trừ khi có qui định khác về yêu cầu kỹ thuật liên quan của vật liệu.
8. Cách tiến hành
8.1. Đặt mẫu thử lên bề mặt phẳng, cứng, nằm ngang. Giữ thiết bị đo độ cứng theo vị trí thẳng đứng và đầu nhọn mũi ấn (4.2) cách cạnh bất kỳ của mẫu thử ít nhất 9 mm. Áp đế ép (4.1) lên mẫu thử càng nhanh càng tốt, không đột ngột, giữ đế ép song song với bề mặt của mẫu thử. Tạo ra áp lực chỉ đủ để đạt được sự tiếp xúc chắc chắn giữa đế ép và mẫu thử.
CHÚ THÍCH: Có thể nhận được độ tái lập cao hơn bằng cách sử dụng bệ đỡ cho thiết bị đo độ cứng hoặc tải trọng ép tâm trên trục mũi ấn, hoặc cả hai, để áp đế ép lên mẫu thử. Nên sử dụng khối lượng là 1 kg đối với thiết bị đo độ cứng loại A và 5 kg đối với thiết bị đo độ cứng loại D.
Sau 15 s ± 1 s đọc thang đo của thiết bị hiển thị (4.3). Nếu cần lấy số đo tức thời; đọc thang đo trong thời gian 1 s sau khi đế ép tiếp xúc chắc chắn với mẫu thử, cho đến khi thiết bị đo độ cứng có hiển thị lớn nhất, khi đó giá trị đọc lớn nhất được lấy.
8.2. Thực hiện năm phép đo độ cứng trên mẫu thử tại các vị trí khác nhau cách nhau ít nhất 6 mm và tính giá trị trung bình.
...
...
...
9. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:
a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) Tất cả chi tiết cần thiết để nhận biết sản phẩm được thử;
c) Mô tả mẫu thử, gồm độ dày, và số lượng các lớp trong trường hợp mẫu thử hỗn hợp;
d) Nhiệt độ thử nghiệm và độ ẩm tương đối khi độ cứng của vật liệu phụ thuộc vào độ ẩm;
e) Loại thiết đo độ cứng được sử dụng (A hay D);
f) Thời gian giữa sự chuẩn bị mẫu thử và phép đo độ cứng, nếu biết và nếu yêu cầu;
g) Các giá trị riêng lẻ của độ cứng ấn lõm và khoảng thời gian mà mỗi số đo được lấy;
...
...
...
h) Giá trị trung bình của độ cứng ấn lõm;
i) Chi tiết thao tác bất kỳ không qui định trong tiêu chuẩn này, cũng như các chi tiết ngẫu nhiên bất kỳ xảy ra có ảnh hưởng đến kết quả.
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/TCVN/Cong-nghiep/TCVN-4502-2008-Chat-deo-va-ebonit-Xac-dinh-do-cung-an-lom-905051.aspx
Bài viết liên quan:
- Tiêu chuẩn TCVN 14263:2024 mô tả mã khối MKV
- Tiêu chuẩn TCVN 14241-2:2024 về Giống chó Sông Mã
- Tiêu chuẩn TCVN 14223-2:2024 về Yêu cầu an toàn thiết bị lưu giữ ngoài nhà máy sản xuất, gia công kính phẳng
- Tiêu chuẩn TCVN 14223-3:2024 về Yêu cầu an toàn đối với Máy cắt kính
- Tiêu chuẩn TCVN 14213-1:2024 về Yêu cầu thiết kế thi công Tường Barrette
- Tiêu chuẩn TCVN 14212:2024 Thiết kế, thi công và nghiệm thu đối với móng cần trục tháp
- Tiêu chuẩn TCVN 13954:2024 về Thử nghiệm phản ứng với lửa để xác định tốc độ mất khối lượng của mẫu có bề mặt phẳng
- Tiêu chuẩn TCVN 13522-2:2024 về xác định tính lan truyền lửa tại mức thông lượng nhiệt 25kW/m2
- Tiêu chuẩn TCVN 12197:2024 về Mã hóa có xác thực
- Tiêu chuẩn TCVN 14213-2:2024 về Yêu cầu kỹ thuật thi công tường Barrette
- Tiêu chuẩn TCVN 12783:2019 xác định tổng hàm lượng brom và iot bằng phương pháp phổ phát xạ quang plasma cặp cảm ứng
- Tiêu chuẩn TCVN 8064:2024 về Nhiên liệu điêzen 5 % Este metyl axit béo (DO B5)
- Tiêu chuẩn TCVN 8063:2024 về Xăng không chì pha 5 % Etanol (Xăng E5)
- Tiêu chuẩn TCVN 5740:2023 về Vòi đẩy chữa cháy
- Tiêu chuẩn TCVN 14262:2024 Định lượng Lactobacillus plantarum/Lactobacillus acidophilus bằng kỹ thuật đếm khuẩn lạc
- Tiêu chuẩn TCVN 14203:2024 về yêu cầu đối với mẫu tiêu bản côn trùng
- Tiêu chuẩn TCVN 14223-1:2024 về Thiết bị lưu giữ, xếp dỡ và vận chuyển trong nhà máy
- Tiêu chuẩn TCVN 13957:2024 về Yêu cầu thiết kế, thi công và nghiệm thu đối với Tuy nen kỹ thuật
- Tiêu chuẩn TCVN 9994:2024 về Quy phạm thực hành vệ sinh đối với rau quả tươi
- Tiêu chuẩn TCVN 14190-1:2024 về Khung tiêu chí và phương pháp luận đánh giá an toàn hệ thống sinh trắc học