Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5244:1990 (ISO 3634-1979) về sản phẩm rau - phương pháp xác định hàm lượng clorua

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5244:1990
(ISO 3634-1979)
SẢN PHẨM RAU
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CLORUA
Vegetables products
Determination of chloride content
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng clorua trong sản phẩm rau.
...
...
...
Tiêu chuẩn này phù hợp với ISO 3634-1979.
1. Định nghĩa
Hàn lượng clorua của các sản phẩm rau: hàm lượng clorua tổng số xác định theo phương pháp đã ghi và được biểu thị bằng phần trăm khối lượng natri clorua.
2. Nguyên tắc
Dựa trên sự kết tủa clorua do thêm một lượng dư thể tích dung dịch bạc nitrat và chuẩn độ lượng dư này, với một thể tích dung dịch chuẩn kali thioxyanat.
3. Hóa chất
Tất cả các hóa chất đều phải có độ tinh khiết được chấp nhận. Nước được dùng là nước cất hay tương đương với nước tinh khiết.
3.1. Nitrobenzen
3.2. Axit nitric, dung dịch khoảng 4N.
...
...
...
3.3. Bạc nitrat, dung dịch chuẩn 0,1000N.
Sấy bạc nitrat (AgNO3) trong 2 giờ ở 1500C và sau đó để nguội trong bình hút ẩm. Hòa tan 16,9890g bạc nitrat đã sấy khô vào trong nước và pha loãng tới 1000ml trong bình định mức.
3.4. Kali thioxyanat, dung dịch chuẩn 0,1N
Hòa tan 9,72g kali thioxyanat (KSCN) trong nước và pha loãng tới 1000ml trong bình định mức.
Chuẩn hóa dung dịch này bằng dung dịch bạc nitrat (mục 3.3) với sự có mặt của dung dịch amoni sunphat sắt (III) (mục 3.5).
3.5. Amoni sunphat sắt (III)
(NH4)2SO4. Fe2(SO4)3.2H2O, dung dịch nước bão hòa đã axit hóa bằng axit nitric (5ml axit nitric, ρ20 1,39 đến 1,42g/ml trên 100ml dung dịch.
4. Thiết bị
Các thiết bị thường dùng trong phòng thí nghiệm và thiết bị đặc trưng:
...
...
...
4.2. Cốc thủy tinh, 250ml.
4.3. Bình định mức dung tích 250 ml.
4.4. Pipet 1 vạch tương ứng với 1, 3, 5, 20ml.
4.5. Bình nón, 200ml.
4.6. Buret 25ml.
5. Trình tự thử
5.1. Chuẩn bị mẫu thử
5.1.1. Các sản phẩm gồm các pha lỏng và rắn riêng biệt.
Nếu quy cách đã có sẵn thì tiến hành xác định pha theo chỉ dẫn trong quy cách đó. Nếu không có quy cách sẵn và trong trường hợp các sản phẩm được chuẩn bị còn tươi, thì trộn mẫu thí nghiệm thật kỹ và tiến hành xác định trên mẫu đồng chất.
...
...
...
Trộn thật kỹ mẫu thí nghiệm.
5.1.3. Các sản phẩm đặc, nhão hoặc rắn
Nghiền mẫu thí nghiệm trong máy nghiền hoặc trong cối (4.1). Nếu cần, phải cắt sản phẩm thành từng miếng nhỏ trước khi nghiền. Trộn thật kỹ mẫu đã nghiền.
5.2. Tiến hành thử
Cân khoảng 25g mẫu thử (5.1), chính xác tới 0,01g, vào cốc 250ml (4.2).
5.3. Xác định
5.3.1. Chuẩn bị dung dịch thử
Thêm vào phần thử (5.2) 100ml nước nóng và lắc hỗn hợp trong cốc tới khi thu được độ quánh không đổi. Đun dung dịch này đến điểm sôi và để sôi 1 phút. Để nguội, chuyển một cách định lượng vào bình định mức 250ml (4.3) và pha loãng tới vạch bằng nước.
Lắc kỹ, để yên 15 phút, sau đó lọc qua giấy lọc gấp nếp vào một bình khô, được dịch lọc F.
...
...
...
Dùng pi pét (4.4) chuyển 20ml dịch lọc F (5.3.1) vào bình nón (4.5), cho thêm 5ml axit nitric (3.2) và 5ml dung dịch amoni sunphat sắt (III) (3.5).
Dùng buret (4.6) thêm vào đó một thể tích (V1) dung dịch bạc nitrat (3.3) đủ để còn dư từ 5 đến 10ml dung dịch bạc nitrat sau khi đã kết tủa clorua.
Thêm 3ml nitrobenzen (3.1) và lắc mạnh hỗn hợp trong bình để đong tụ kết tủa đó.
Chú thích: Đặc biệt cần đề phòng sử dụng nitrobenzen do tính độc của nó.
Chuẩn độ ngược lượng dư bạc nitrat bằng dung dịch kali thioxyanat (3.4) cho đến khi thu được màu hồng nâu bền trong 5 phút.
Ghi thể tích (V2) của dung dịch kali thioxynat đã dùng.
5.3.3. Ghi số cách xác định
Tiến hành hai cách xác định trên các phần tử lấy từ cùng một mẫu thử (5.1).
6. Tính kết quả
...
...
...
Hàm lượng clorua (X), biểu thị bằng phần trăm khối lượng natri clorua, được tính bằng công thức sau:
Trong đó:
V1- thể tích, tính bằng mililit, của dung dịch (3.3) bạc natri đã dùng (xem 5.3.2);
V2- thể tích tính bằng mililit, của dung dịch kali thioxyanat (3.4) đã dùng (xem 5.3.2);
V3- thể tích tính bằng mililit của dịch lọc đã được pha loãng (xem 5.3.1);
V4- thể tích tính bằng mililit, phần tương đương của dịch lọc đã pha loãng dùng để chuẩn độ (xem 5.3.2);
m- khối lượng, tính bằng gam, của phần thử (5.2).
Chú thích:
...
...
...
2. Nếu thủ tục tiến hành theo đúng như đã ghi ở mục 5, V3 = 250ml và V4 = 20ml thì công thức trên được đơn giản hóa thành:
x' =
Lấy kết quả là trung bình số học của hai cách xác định với điều kiện thỏa mãn độ lặp lại (xem 6.2).
Biểu thị kết quả tới hai số thập phân.
6.2. Độ lặp lại
Sự khác nhau giữa các kết quả của hai cách xác định được tiến hành đồng thời hoặc kế tiếp nhau do cùng một người phân tích trên vùng một mẫu thử không được vượt quá 0,05g natri clorua trên 100g sản phẩm.
7. Trường hợp đặc biệt
Các sản phẩm chứa các chất màu antoxian.
Các chất màu antoxian có trong dịch lọc gây trở ngại cho quá trình chuẩn độ, vì vậy cần phải loại bỏ chúng bằng cách phân hủy với pemanganat. Do đó phương pháp trên sẽ được bổ sung thêm bằng thủ tục sau:
...
...
...
Bổ sung thêm vào phần các chất thử đã ghi
7.1.1. Kali pemanganat, dung dịch bão hòa (khoảng 6,5g KMnO4 trong 100ml nước).
7.1.2. Natri nitrit hoặc kali nitrit, tinh thể
7.2. Trình tự thử
7.2.1. Tiến hành thử theo mục 5.1 đến 5.3.1
7.2.2. Dùng pipet (4.4) chuyển 20ml dịch lọc F (5.3.1) vào bình nón (4.5). Thêm khoảng 20ml axit nitric (3.2) và dùng pipet thêm chính xác 20ml (V1) dung dịch nitrat (3.3) vào bình đó. Đun nóng tới điểm sôi và để sôi từ từ trong 2 đến 3 phút.
Thêm vào đó khoảng 5 đến 10ml dung dịch kali pemaganat (7.1.1) trong khi dung dịch đang sôi từ từ lượng dư từ 0,5 đến 1ml. Chất lỏng sẽ trở nên không màu. Nếu nó không mất màu, thêm một ít tinh thể natri nitric hoặc kali nitric (7.1.2) đến khi thu được một chất lỏng không màu. Tiếp tục đun sôi 5 phút sau khi dung dịch mất màu.
Để nguội. Thêm vào đó 5ml dung dịch amoni sunphat sắt (III) (5.5).
Tiếp tục như đã mô tả ở dòng thứ tự của mục 5.3.2 (việc thêm nitrobenzen là không cần thiết).
...
...
...
Biên bản thử chỉ rõ phương pháp đã dùng và những kết quả thu được. Nó còn đề cập đến tất cả những điều kiện tiến hành không ghi trong tiêu chuẩn này, hoặc coi như không bắt buộc, cũng như những chi tiết có thể ảnh hưởng đến các kết quả đó.
Biên bản cũng sẽ đưa ra tất cả những yếu tố cần thiết nhằm nhận biết mẫu một cách toàn diện.
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/TCVN/Cong-nghe-Thuc-pham/TCVN-5244-1990-san-pham-rau-phuong-phap-xac-dinh-ham-luong-900544.aspx
Bài viết liên quan:
- Tiêu chuẩn TCVN 14263:2024 mô tả mã khối MKV
- Tiêu chuẩn TCVN 14241-2:2024 về Giống chó Sông Mã
- Tiêu chuẩn TCVN 14223-2:2024 về Yêu cầu an toàn thiết bị lưu giữ ngoài nhà máy sản xuất, gia công kính phẳng
- Tiêu chuẩn TCVN 14223-3:2024 về Yêu cầu an toàn đối với Máy cắt kính
- Tiêu chuẩn TCVN 14213-1:2024 về Yêu cầu thiết kế thi công Tường Barrette
- Tiêu chuẩn TCVN 14212:2024 Thiết kế, thi công và nghiệm thu đối với móng cần trục tháp
- Tiêu chuẩn TCVN 13954:2024 về Thử nghiệm phản ứng với lửa để xác định tốc độ mất khối lượng của mẫu có bề mặt phẳng
- Tiêu chuẩn TCVN 13522-2:2024 về xác định tính lan truyền lửa tại mức thông lượng nhiệt 25kW/m2
- Tiêu chuẩn TCVN 12197:2024 về Mã hóa có xác thực
- Tiêu chuẩn TCVN 14213-2:2024 về Yêu cầu kỹ thuật thi công tường Barrette
- Tiêu chuẩn TCVN 12783:2019 xác định tổng hàm lượng brom và iot bằng phương pháp phổ phát xạ quang plasma cặp cảm ứng
- Tiêu chuẩn TCVN 8064:2024 về Nhiên liệu điêzen 5 % Este metyl axit béo (DO B5)
- Tiêu chuẩn TCVN 8063:2024 về Xăng không chì pha 5 % Etanol (Xăng E5)
- Tiêu chuẩn TCVN 5740:2023 về Vòi đẩy chữa cháy
- Tiêu chuẩn TCVN 14262:2024 Định lượng Lactobacillus plantarum/Lactobacillus acidophilus bằng kỹ thuật đếm khuẩn lạc
- Tiêu chuẩn TCVN 14203:2024 về yêu cầu đối với mẫu tiêu bản côn trùng
- Tiêu chuẩn TCVN 14223-1:2024 về Thiết bị lưu giữ, xếp dỡ và vận chuyển trong nhà máy
- Tiêu chuẩn TCVN 13957:2024 về Yêu cầu thiết kế, thi công và nghiệm thu đối với Tuy nen kỹ thuật
- Tiêu chuẩn TCVN 9994:2024 về Quy phạm thực hành vệ sinh đối với rau quả tươi
- Tiêu chuẩn TCVN 14190-1:2024 về Khung tiêu chí và phương pháp luận đánh giá an toàn hệ thống sinh trắc học