Chỉ thị 01/CT-BTC công tác quản lý điều hành bình ổn giá Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/CT-BTC |
Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2015 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH VÀ BÌNH ỔN GIÁ TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT MÙI NĂM 2015
Nhằm tăng cường công tác quản lý điều hành và bình ổn giá cả thị trường dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 22/12/2014 về việc tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015; đồng thời, thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách theo Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 13/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước những tháng cuối năm 2014;
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu: Giám đốc Sở Tài chính, Cục trưởng Cục Thuế, Cục trưởng Cục Hải quan, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là tỉnh), Cục trưởng Cục Dự trữ nhà nước khu vực, Cục trưởng Cục Quản lý giá; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đã đề ra trong các Chỉ thị nêu trên, đồng thời, chú trọng triển khai thực hiện tốt các công việc sau đây:
I. Về công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá:
1. Giám đốc Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành của địa phương tiếp tục tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tăng cường công tác quản lý, điều hành, bình ổn giá trên địa bàn, chú trọng các công việc sau:
a) Theo dõi sát diễn biến cung cầu và giá cả thị trường trước, trong và sau Tết, đặc biệt đối với những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng trực tiếp nhu cầu tiêu dùng Tết của người dân trên địa bàn (gạo nếp, gạo tẻ, thịt gia súc, gia cầm, trứng gia cầm, thủy hải sản, rau xanh, trái cây, bánh kẹo, bia, rượu, nước ngọt, hoa, cây cảnh, cước vận chuyển hành khách, phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô, vé tham quan ...); chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh giải pháp bình ổn thị trường, giá cả phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, đầu cơ, găm hàng, tung tin thất thiệt gây tăng giá đột biến, cục bộ.
b) Phối hợp với các Sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan (Quản lý thị trường, Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là Ban chỉ đạo 389), Hải quan, Thanh tra, Công an, Thuế...):
+ Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, thuế, phí, lệ phí trên địa bàn, đặc biệt đối với những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu như: nước sạch sinh hoạt, lương thực, thực phẩm, thuốc phòng và chữa bệnh cho người, khí LPG và các loại hàng hóa là nguyên vật liệu đầu vào của sản xuất như: xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật...
+ Phối hợp với Sở Giao thông vận tải yêu cầu doanh nghiệp vận chuyển hành khách, taxi, hàng hóa kê khai giá cước phù hợp diễn biến giá nhiên liệu nhằm hạn chế tình trạng neo giá bất hợp lý; giám sát chặt chẽ đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện mức giá đã kê khai, nhất là xe chạy liên tỉnh, đường dài; yêu cầu đơn vị kinh doanh vận tải công bố công khai mức giá cho hành khách đi xe biết; xử lý nghiêm các hành vi chèn ép, đầu cơ vé tàu, vé xe; công bố công khai đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm và hình thức xử lý trên các phương tiện thông tin đại chúng.
+ Thực hiện nghiêm, triệt để, có hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, nhất là đối với các mặt hàng vũ khí, chất nổ, pháo, hàng hóa vi phạm môi trường, các mặt hàng có nhu cầu tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán như thuốc lá, rượu bia, gia cầm; kiểm soát chặt chẽ chất lượng thực phẩm tươi sống nhập khẩu; đặc biệt kiểm soát chặt chẽ ở những khu vực địa bàn trọng yếu, giáp biên giới.
+ Phối hợp với Cục Thuế tăng cường đẩy mạnh các biện pháp kiểm tra, thanh tra chống thất thu, gian lận thuế, giảm nợ đọng thuế và chuyển giá, chấn chỉnh công tác hoàn thuế; tập trung quản lý chi ngân sách nhà nước đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả, tiết kiệm, đúng chế độ; rà soát, ngừng các khoản chi, nội dung chi không chấp hành đúng quy định về thủ tục hồ sơ, chế độ; các khoản chi chưa thật sự cấp bách; kịp thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia theo đúng đối tượng nhằm bảo đảm an sinh xã hội, cứu đói cho dân trong thời kỳ giáp hạt và trong dịp Tết.
c) Phối hợp với các sở, ban ngành liên quan giám sát chặt chẽ việc đăng ký giá, kê khai giá của doanh nghiệp; kiểm soát chặt chẽ yếu tố hình thành giá và việc xác định giá bán đối với mặt hàng thiết yếu, mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá; kiểm soát chặt chẽ phương án giá và việc xác định giá bán các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, hàng hóa, dịch vụ được mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước; hàng dự trữ quốc gia; hàng hóa, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công, hàng hóa, dịch vụ được trợ cước, trợ giá thuộc thẩm quyền quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Có biện pháp xử lý kịp thời tình trạng tăng giá cục bộ, tránh điều chỉnh giá nhiều mặt hàng vào cùng một thời điểm nhất là trong dịp trước và sau Tết.
Tiếp tục áp dụng biện pháp quy định giá tối đa đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi; đồng thời kiểm soát chặt chẽ hồ sơ kê khai giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi theo phân cấp quản lý giá hiện hành, bảo đảm mức giá kê khai không cao hơn mức giá tối đa đang áp dụng hiện nay.
d) Phối hợp với Sở Công Thương và đơn vị liên quan triển khai Chương trình bình ổn thị trường, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; có biện pháp đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường không nhận hỗ trợ vốn vay hoặc hỗ trợ lãi suất vay vốn từ ngân sách nhà nước, gắn kết với đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; kiểm tra, giám sát doanh nghiệp bán hàng hóa với giá cả và chất lượng theo đúng cam kết của Chương trình; thực hiện các chính sách hỗ trợ, kết hợp với tổ chức các hình thức bán hàng lưu động đưa hàng hóa về khu vực ngoại thành, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, khu công nghiệp, khu đông dân cư.
e) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn thông tin đầy đủ chính xác và kịp thời về các giải pháp điều hành của nhà nước, về tình hình cung, cầu, giá cả thị trường cả nước, tỉnh lân cận và địa phương trước, trong và sau Tết, chương trình bình ổn thị trường của tỉnh (mặt hàng, giá cả, địa điểm bán) gắn với tuyên truyền thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; đẩy mạnh tuyên truyền ngăn ngừa và xử lý nghiêm các trường hợp đưa tin thất thiệt thiếu chính xác gây bất ổn thị trường, giá cả.
f) Kiểm tra, đôn đốc thực hiện chế độ báo cáo giá thị trường trước, trong và sau Tết quy định tại Khoản II Chỉ thị này và các văn bản liên quan.
2. Cục trưởng Cục Thuế:
- Chỉ đạo rà soát nắm chắc đối tượng, nguồn thu ngân sách trên địa bàn, kiểm soát việc kê khai thuế, quyết toán thuế của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào NSNN; tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn việc trốn thuế, nợ đọng thuế và chuyển giá.
- Đôn đốc thu đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách được gia hạn trong năm 2013 đến hạn phải nộp vào ngân sách. Tổ chức thực hiện thu đầy đủ, thu kịp thời các khoản phải thu theo kết quả Kiểm toán, Thanh tra và cơ quan bảo vệ pháp luật. Quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế, bảo đảm đúng đối tượng, đúng chế độ quy định, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm.
3. Giám đốc Kho bạc Nhà nước tại địa phương: Tập trung chỉ đạo, tăng cường công tác quản lý chi NSNN qua KBNN kể cả chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, kiên quyết không cho giải ngân thanh toán đối với các trường hợp không đầy đủ các điều kiện theo quy định.
4. Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh thực hiện nghiêm túc Công văn số 14652/TCHQ-VP ngày 9/12/2014 của Tổng cục Hải quan về việc tăng cường công tác đấu tranh, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, buôn lậu qua biên giới, nhất là các tỉnh có đường biên giới, địa bàn trọng điểm[1] theo Công điện số 2118/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/10/2014 về việc tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
5. Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực xuất cấp kịp thời hàng dự trữ quốc gia theo đúng chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Dự trữ Nhà nước nhằm đảm bảo an sinh xã hội, cứu đói cho dân trong thời gian giáp hạt và cho các vùng bị thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh...; có phương án bảo vệ an toàn kho tàng, hàng hóa... do đơn vị trực tiếp quản lý. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính địa phương xác định giá mua, giá bán lương thực trên địa bàn quản lý khi triển khai mua, bán lương thực dự trữ quốc gia.
6. Các đơn vị thuộc Bộ, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Bộ Tài chính thực hiện tốt các công việc sau:
a) Vụ Ngân sách nhà nước:
- Hướng dẫn các địa phương sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện chương trình bình ổn thị trường đảm bảo hàng hóa bán theo giá ổn định trong dịp Tết.
- Theo dõi, cập nhật, tổng hợp báo cáo Bộ về tình hình triển khai kinh phí thực hiện Chương trình bình ổn thị trường của các địa phương.
- Tăng cường tổ chức công tác quản lý chi, điều hành ngân sách nhà nước, bảo đảm chủ động, tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả.
b) Cục Quản lý giá, Vụ Chính sách thuế, Cục Tài chính doanh nghiệp và các đơn vị có liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả hàng hoá, dịch vụ thiết yếu trên thị trường trong nước và thế giới; tham mưu kịp thời các biện pháp về thuế, về cơ chế tài chính, về điều hành giá và bình ổn giá theo quy định của Pháp luật.
Cục Quản lý giá, chủ động triển khai các đoàn công tác kiểm tra và nắm tình hình thực hiện công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá tại địa phương; giám sát chặt chẽ đăng ký giá, kê khai giá của doanh nghiệp; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị tham mưu kịp thời cho Bộ các biện pháp về điều hành giá và bình ổn giá mặt hàng thiết yếu khi có yếu tố chi phí giảm, nhất là từ việc giảm giá xăng dầu theo diễn biến của thị trường.
c) Thanh tra Tài chính chủ trì thực hiện việc kiểm tra chấp hành pháp luật về tài chính, kế toán, giá, thuế, phí... theo kế hoạch và trường hợp đột xuất đối với các doanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá, kê khai giá; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; báo cáo Bộ kết quả kiểm tra, đồng gửi các đơn vị liên quan để phối hợp quản lý và thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.
d) Tổng cục Dự trữ Nhà nước kiểm soát chặt chẽ mức giá và các chi phí nhập, chi phí xuất cấp, chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia; đề xuất và chỉ đạo kịp thời việc xuất cấp hàng dự trữ quốc gia đối với các địa phương bị thiên tai, bão lũ, giáp hạt... đảm bảo an sinh xã hội, góp phần ổn định thị trường, bình ổn giá cả.
đ) Tổng Cục Hải Quan: Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả - Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia tổng hợp, báo cáo tình hình và kết quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2015 của Bộ Tài chính.
II. Về thực hiện chế độ báo cáo trong dịp Tết Nguyên đán:
1. Sở Tài chính các tỉnh thực hiện chế độ báo cáo (bằng văn bản và thư điện tử theo địa chỉ: [email protected]) về Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) như sau:
a) Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị này và các văn bản chỉ đạo có liên quan trong báo cáo giá thị trường thường kỳ (báo cáo tuần, báo cáo 15 ngày và hàng tháng) theo quy định hiện hành.
b) Báo cáo tình hình giá cả thị trường và công tác quản lý, bình ổn thị trường, giá cả dịp Tết:
+ Trước Tết: Đề nghị gửi 02 báo cáo, thời hạn gửi trước ngày 31/1/2015 và 14/2/2015.
+ Trong và sau Tết: Báo cáo nhanh tổng hợp tình hình 5 ngày Tết từ ngày 16/2 đến ngày 2/2/2015 (từ ngày 28 tháng Chạp đến ngày mùng 4 Tết âm lịch), thời hạn gửi trước 14h ngày 20/2/2015 (mùng 2 Tết âm lịch); Báo cáo tình hình giá cả sau Tết trên địa bàn gửi trước 14h ngày 23/2/2015 (mùng 5 Tết); Báo cáo tổng hợp tình hình giá cả thị trường (trước, trong và sau Tết) và các biện pháp, chương trình bình ổn thị trường (nếu có) trên địa bàn, thời hạn gửi trước ngày 28/2/2015 (15/01 âm lịch).
2. Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh: định kỳ trước ngày 5 và 25 tháng 1 và tháng 2/2015 báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị này về Sở Tài chính để Sở Tài chính tổng hợp chung vào báo cáo nêu tại khoản 1 gửi Bộ Tài chính; đồng gửi cơ quan cấp trên theo hệ thống.
3. Cục Hải quan, Ban chỉ đạo 389 địa phương: định kỳ trước ngày 20 hàng tháng báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị này về Tổng cục Hải quan, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia, Tổng cục Hải quan, Văn phòng Ban chỉ đạo 389 quốc gia có trách nhiệm tổng hợp báo cáo theo quy định, đồng gửi Cục Quản lý giá bằng văn bản và thư điện tử theo địa chỉ: [email protected].
4. Các đơn vị thuộc Bộ: ngày 31/1/2015 và 14/2/2015 báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị này về Cục Quản lý giá (bằng văn bản và thư điện tử theo địa chỉ: [email protected]).
5. Cục trưởng Cục Quản lý giá chịu trách nhiệm đôn đốc các đơn vị gửi báo cáo theo thời hạn trên; tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị này của các đơn vị, địa phương; báo cáo Bộ những vấn đề đột xuất phát sinh để có biện pháp xử lý kịp thời./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
[1] Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hải Phòng, Hà Nội, Hà Tĩnh, Quảng Trị, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh, An Giang…
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Chi-thi-01-CT-BTC-cong-tac-quan-ly-dieu-hanh-binh-on-gia-Tet-Nguyen-dan-At-Mui-2015-262355.aspx
Bài viết liên quan:
- Chỉ thị 14/CT-TTg năm 2013 quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng
- Chỉ thị 12/CT-UBND 2024 đẩy mạnh nâng cao hiệu lực hiệu quả thi hành Luật Đấu thầu Sơn La
- Chỉ thị 02/CT-BTC 2023 đẩy mạnh luân chuyển công tác của công chức viên chức Bộ Tài chính
- Chỉ thị 6433/CT-BNN-CCPT 2023 đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất kinh doanh thủy sản
- Chỉ thị 8/CT-BGTVT 2023 tăng cường công tác cải cách hành chính của Bộ Giao thông
- Chỉ thị 03/2023/CT-CA tăng cường kỷ luật công vụ gắn với trách nhiệm người đứng đầu Tòa án
- Chỉ thị 01/CT-VKSTC 2023 công tác ngành Kiểm sát nhân dân 2024
- Chỉ thị 9412/CT-BNN-KHCN năm 2023 tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025 tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chỉ thị 02/CT-UBND 2024 tăng cường tiết kiệm chi ngân sách nhà nước Hà Nội
- Chỉ thị 10/CT-UBND 2024 kích cầu tiêu dùng hỗ trợ sản xuất kinh doanh Đắk Nông
- Chỉ thị 10/CT-UBND 2024 tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ vào quân đội nhân dân Quảng Bình
- Chỉ thị 17/CT-UBND 2024 tăng cường công tác kỷ luật cơ quan hành chính nhà nước các cấp Đắk Lắk
- Chỉ thị 42/CT-TTg 2024 đẩy nhanh triển khai xóa nhà tạm nhà dột nát trên địa bàn cả nước
- Chỉ thị 09/2014/CT-UBND thanh tra kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật đất đai Đắk Lắk
- Chỉ thị 11/CT-CTUBND 2024 tuyển chọn công dân nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ Công an Vĩnh Phúc
- Chỉ thị 22/CT-UBND 2019 tăng cường công tác vệ sinh môi trường quản lý chất thải rắn Hải Phòng
- Chỉ thị 15/CT-UBND 2021 phát động Phong trào thi đua chiến thắng đại dịch Covid 19 Lai Châu
- Chỉ thị 10/CT-UBND 2024 tăng cường phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông Yên Bái
- Chỉ thị 41/CT-TTg 2024 tập trung triển khai giải pháp phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
- Chỉ thị 09/CT-UBND 2024 tăng cường công tác quản lý tần số và thiết bị vô tuyến điện Quảng Ninh