Chỉ thị 6433/CT-BNN-CCPT 2023 đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất kinh doanh thủy sản
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6433/CT-BNN-CCPT |
Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 2023 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN PHỤC VỤ TIÊU THỤ TRONG NƯỚC VÀ XUẤT KHẨU
Trong thời gian vừa qua, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nỗ lực vượt qua khó khăn, bằng nhiều giải pháp để thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản. Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng đầu năm 2023 ước đạt 33,21 tỷ USD, giảm 9,5%. Riêng giá trị xuất khẩu nhóm thuỷ sản đạt 5,68 tỷ USD, giảm 25,1% so với cùng kỳ năm 2022. Nguyên nhân của sự suy giảm này bên cạnh yếu tố sức mua của thị trường, còn có việc các quốc gia nhập khẩu lớn áp dụng yêu cầu mới về kỹ thuật, truy xuất nguồn gốc, tăng cường việc thanh tra tại quốc gia xuất khẩu.
Trong tháng 6 năm 2023, Ủy ban Châu Âu đã cử đoàn thanh tra điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chuỗi sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thủy sản xuất khẩu của Việt Nam và đã phát hiện một số tồn tại, hạn chế về điều kiện vệ sinh của các cơ sở trong chuỗi sản xuất, chế biến, đặc biệt tại các cơ sở trong khâu sản xuất ban đầu (khai thác, nuôi trồng thủy sản); hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật trong quản lý nhà nước chưa cao. Nhằm khẩn trương khắc phục các sai lỗi về hệ thống kiểm soát, tiếp tục duy trì uy tín chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản của Việt Nam, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện một số nội dung, cụ thể như sau:
a) Rà soát, tham mưu UBND tỉnh/thành phố hoàn thiện tổ chức, bộ máy, phân công, phân cấp nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm lĩnh vực nông lâm thuỷ sản nói chung và thủy sản nói riêng trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018, Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 và Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 đảm bảo tính thống nhất trên toàn quốc; chịu trách nhiệm báo cáo các nội dung liên quan đến lĩnh vực được giao, được phân cấp quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
b) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc quản lý chặt chẽ các cơ sở thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá, cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát định kỳ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018, Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022; Tham mưu UBND tỉnh/thành phố chỉ đạo đơn vị được phân cấp quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh không thuộc diện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh thống kê cập nhật danh sách (tàu cá có chiều dài dưới 15m, cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ,…), đẩy mạnh công tác ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm tra việc thực hiện cam kết theo quy định tại Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT
c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý trách nhiệm trong công tác thi hành pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc, đặc biệt đối với việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về nuôi trồng, khai thác, thu mua, sơ chế thủy sản.
d) Tổ chức xác minh, truy xuất nguồn gốc và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật (bao gồm áp dụng các biện pháp đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng giấy phép, công khai hành vi vi phạm…), triển khai ngay các biện pháp ngăn chặn, xử lý vi phạm khi đã xác định được cơ sở nuôi sử dụng hoá chất, kháng sinh cấm; tổ chức, cá nhân mua bán thuốc thú y, hóa chất cấm sử dụng.
đ) Quan tâm, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ công chức, viên chức, kiểm tra viên về an toàn thực phẩm tại địa phương, thường xuyên tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá năng lực, chất lượng công tác của đội ngũ này nhằm phát huy hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản nói chung, thủy sản nói riêng.
e) Chủ động phối hợp với các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng ở địa phương để thu thập thông tin, điều tra, xác minh, triệt phá đường dây sản xuất, kinh doanh hóa chất, kháng sinh cấm trong sản xuất nông nghiệp.
g) Tăng cường tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở sản xuất giống, cơ sở nuôi trồng thủy sản đáp ứng các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và đăng ký cơ quan thẩm quyền kiểm tra, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
h) Tạo kênh tiếp nhận và xử lý các phản ánh về việc vi phạm an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thủy sản, mua bán thuốc thú y thủy sản và hóa chất cấm sử dụng.
2. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường:
- Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ làm công tác quản lý an toàn thực phẩm của cơ quan địa phương thực hiện thẩm định, kiểm tra, giám sát điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm các cơ sở trước chế biến (cơ sở thu mua, sơ chế, cơ sở sản xuất nước đá) đáp ứng quy định hiện hành. Trước mắt triển khai cho các cơ sở trong chuỗi sản xuất, xuất khẩu thủy sản vào thị trường Châu Âu (EU).
- Xây dựng trình Bộ ban hành Chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm chuỗi thủy sản xuất khẩu vào EU đảm bảo các cơ sở tham gia chuỗi phải đáp ứng đầy đủ quy định của EU, quy định của Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam kiểm soát đảm bảo an toàn thực phẩm, cơ quan thẩm quyền EU công nhận vào Danh sách được phép xuất khẩu sang EU. Hoàn thành trước 30/9/2023.
- Thực hiện thẩm định, đánh giá sự tuân thủ quy định, quy chuẩn của Việt Nam và EU về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sơ chế cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm cho cơ sở chế biến xuất khẩu, kho độc lập bảo quản thành phẩm thuỷ sản xuất khẩu đi thị trường EU; đăng ký đề nghị EU đưa tên các cơ sở sơ chế, kho độc lập bảo quản thành phẩm thủy sản vào Danh sách cơ sở được phép xuất khẩu vào EU trong trường hợp kết quả thẩm định, đánh giá đạt yêu cầu;
- Tham mưu trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khung cơ sở dữ liệu toàn quốc về quản lý an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản và truy xuất nguồn gốc.
b) Cục Thủy sản
- Tổng hợp đầy đủ các khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của các địa phương trong công tác triển khai đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực về điều kiện đăng ký và chứng nhận đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản để tiếp thu hoàn thiện Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
- Tổ chức các khóa tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ làm công tác quản lý an toàn thực phẩm của cơ quan địa phương thực hiện thẩm định, kiểm tra, giám sát điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất ban đầu (cơ sở nuôi trồng thủy sản, cảng cá, tàu cá) đáp ứng quy định hiện hành. Trước mắt triển khai cho các cơ sở trong chuỗi sản xuất, xuất khẩu thủy sản vào EU.
- Chỉ đạo cơ quan địa phương kiểm tra, xử lý vi phạm trong sản xuất kinh doanh chất xử lý cải tạo môi trường nuôi, vật tư nông nghiệp trong nuôi trồng, khai thác thủy sản.
c) Cục Thú y:
- Chỉ đạo các cơ quan địa phương tăng cường kiểm soát, xử lý vi phạm các hành vi buôn bán, phân phối hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh động vật thủy sản, thuốc thú y thủy sản chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam;
- Phối hợp với Cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng để điều tra, xử lý triệt để các vi phạm sản xuất, buôn bán, sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm, thuốc thú y thủy sản chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam;
3. Đối với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản
- Rà soát các chương trình quản lý chất lượng an toàn thực phẩm theo HACCP đặc biệt là chế độ tự kiểm tra, thẩm tra của doanh nghiệp đối với các cơ sở cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm cho việc chế biến, xuất khẩu nói chung và vào EU nói riêng.
- Chủ động thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến, xuất khẩu đáp ứng quy định của các thị trường, trong đó có EU (thiết lập điều kiện cơ sở sản xuất ban đầu, tiêu chuẩn nguyên liệu, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, sơ chế nguyên liệu, bán thành phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm), định kỳ hoặc đột xuất giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định về sử dụng hóa chất kháng sinh của những cơ sở cung cấp nguyên liệu.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sơ chế cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm cho cơ sở chế biến xuất khẩu vào EU chủ động nâng cấp điều kiện nhà xưởng, trang thiết bị, thiết lập quy trình quản lý chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam và EU; Thực hiện đăng ký cơ sở sơ chế cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm cho cơ sở chế biến xuất khẩu vào EU để được thẩm định, đánh giá bổ sung vào Danh sách cơ sở được phép xuất khẩu vào EU.
4. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
- Phổ biến cho các doanh nghiệp hội viên duy trì, nâng cấp điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo yêu cầu quy định thị trường Việt Nam và các thị trường xuất khẩu thủy sản; Ưu tiên thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến, xuất khẩu đáp ứng quy định của các thị trường, trong đó có EU;
- Tuyên truyền vận động các doanh nghiệp chấp hành nghiêm các quy định về kiểm soát tồn dư hóa chất kháng sinh trong sản xuất kinh doanh thủy sản; kiên quyết từ chối thu mua, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác IUU./.
|
BỘ TRƯỞNG |
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Chi-thi-6433-CT-BNN-CCPT-2023-dam-bao-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-san-xuat-kinh-doanh-thuy-san-580095.aspx
Bài viết liên quan:
- Chỉ thị 14/CT-TTg năm 2013 quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng
- Chỉ thị 12/CT-UBND 2024 đẩy mạnh nâng cao hiệu lực hiệu quả thi hành Luật Đấu thầu Sơn La
- Chỉ thị 02/CT-BTC 2023 đẩy mạnh luân chuyển công tác của công chức viên chức Bộ Tài chính
- Chỉ thị 8/CT-BGTVT 2023 tăng cường công tác cải cách hành chính của Bộ Giao thông
- Chỉ thị 03/2023/CT-CA tăng cường kỷ luật công vụ gắn với trách nhiệm người đứng đầu Tòa án
- Chỉ thị 01/CT-VKSTC 2023 công tác ngành Kiểm sát nhân dân 2024
- Chỉ thị 9412/CT-BNN-KHCN năm 2023 tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025 tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chỉ thị 02/CT-UBND 2024 tăng cường tiết kiệm chi ngân sách nhà nước Hà Nội
- Chỉ thị 10/CT-UBND 2024 kích cầu tiêu dùng hỗ trợ sản xuất kinh doanh Đắk Nông
- Chỉ thị 10/CT-UBND 2024 tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ vào quân đội nhân dân Quảng Bình
- Chỉ thị 17/CT-UBND 2024 tăng cường công tác kỷ luật cơ quan hành chính nhà nước các cấp Đắk Lắk
- Chỉ thị 42/CT-TTg 2024 đẩy nhanh triển khai xóa nhà tạm nhà dột nát trên địa bàn cả nước
- Chỉ thị 09/2014/CT-UBND thanh tra kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật đất đai Đắk Lắk
- Chỉ thị 01/CT-BTC công tác quản lý điều hành bình ổn giá Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015
- Chỉ thị 11/CT-CTUBND 2024 tuyển chọn công dân nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ Công an Vĩnh Phúc
- Chỉ thị 22/CT-UBND 2019 tăng cường công tác vệ sinh môi trường quản lý chất thải rắn Hải Phòng
- Chỉ thị 15/CT-UBND 2021 phát động Phong trào thi đua chiến thắng đại dịch Covid 19 Lai Châu
- Chỉ thị 10/CT-UBND 2024 tăng cường phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông Yên Bái
- Chỉ thị 41/CT-TTg 2024 tập trung triển khai giải pháp phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
- Chỉ thị 09/CT-UBND 2024 tăng cường công tác quản lý tần số và thiết bị vô tuyến điện Quảng Ninh