Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7789-1:2007 Công nghệ thông tin - Sổ đăng ký siêu dữ liệu - Phần 1: Khung cơ cấu
Tên miền khái niệm: Xác suất Định nghĩa miền khái niệm: các số thực lớn hơn 0 nhỏ hơn 1. ----------------------------- Tên miền giá trị (1): Xác suất - 2 chữ số có nghĩa Mô tả miền giá trị: Toàn bộ các số thực lớn hơn 0 nhỏ hơn 1 được biểu diễn với cấp chính xác 2 chữ số. Đơn vị cấp chính xác đo: 2 chữ số bên phải dấu phẩy thập phân ----------------------------- Tên miền giá trị (2): Xác suất - 5 chữ số có nghĩa Mô tả miền giá trị: Aoàn tập các số thực lớn hơn 0 nhỏ hơn 1 được biểu diễn với cấp chính xác 5 chữ số Đơn vị cấp chính xác đo: 5 chữ số bên phải dấu phẩy thập phân. |
Ví dụ: 2 - Miền giá trị liệt kê tương đương
Tên miền khái niệm: Các quốc gia trên thế giới
Định nghĩa miền khái niệm: Danh sách các quốc gia trên thế giới hiện tại được biểu diễn theo tên hoặc mã.
-----------------------------
Tên miền giá trị (1): Mã quốc gia - chữ anpha 2 ký tự
Các giá trị cho phép:
<AF, Thực thể địa lý chính trị chính được biết là "Cộng hòa dân chủ Afghanistan">
<AL, Thực thể địa lý chính trị chính được biết là "Cộng hòa xã hội nhân dân Albania">
. . .
...
...
...
-----------------------------
Tên miền giá trị (2): Mã quốc gia - chữ anpha 3 ký tự
Các giá trị cho phép:
<AFG, Thực thể địa lý chính trị chính được biết là "Cộng hòa dân chủ Afghanistan">
<ALB, Thực thể địa lý chính trị chính được biết là "Cộng hòa xã hội nhân dân Albania">
. . .
<ZWE, Thực thể địa lý chính trị chính được biết là "Cộng hòa Zimbabwe">
Mọi miền giá trị biểu diễn hai loại khái niệm: khái niệm phần tử dữ liệu (gián tiếp) và miền khái niệm. Miền giá trị là cách biểu diễn đối với phần tử dữ liệu đó và, vì vậy, cũng trình bày gián tiếp khái niệm phần tử dữ liệu. Tuy nhiên, miền giá trị trực tiếp tương ứng với một miền khái niệm, nên trình bày khái niệm này độc lập với bất kỳ phần tử dữ liệu nào.
Xem ISO/IEC TR 20943-3, Information technology - Procedures for achieving metadata registry content consistency - Part 3: Value domain for detailed examples (Công nghệ thông tin - Các thủ tục đạt nội dung nhất quán sổ đăng ký siêu dữ liệu - Phần 3: Miền giá trị cho các minh họa chi tiết).
...
...
...
Hình này chỉ để tham khảo, không quy định.
Hình 3 - mô hình cơ sở đối với miền giá trị
6.5. Lược đồ phân loại cơ sở
Đối với mục đích của TCVN 7789, một lược đồ phân loại là một hệ thống khái niệm nhằm phân loại các đối tượng. Nó được tổ chức theo một số cấu trúc quy định, giới hạn nội dung bởi phạm vi và được mô phỏng cho việc ấn định các đối tượng cho các khái niệm được định nghĩa trong nó. Các khái niệm được ký hiệu cho một đối tượng và quá trình này được gọi là phân loại. Mối quan hệ liên kết các khái niệm trong hệ thống ký hiệu sẽ liên kết các đối tượng mà các khái niệm liên quan phân loại. Nói chung, bất kỳ hệ thống khái niệm nào cũng là một lược đồ phân loại nếu nó được sử dụng để phân loại đối tượng.
Phạm vi nội dung của lược đồ phân loại hạn chế phạm vi vấn đề của chủ thể được bao hàm bởi lược đồ phân loại đó. Phạm vi của lược đồ phân loại là khái niệm rộng nhất chứa trong hệ thống khái niệm của lược đồ đó. Theo lý thuyết, nó xác định đối tượng nào có thể được phân loại trong lược đồ đó, hoặc không.
Các hệ thống khái niệm và các lược đồ phân loại cụ thể có thể được cấu trúc theo nhiều cách. Cấu trúc xác định các kiểu mối quan hệ có thể tồn tại giữa các khái niệm và mỗi lược đồ phân loại có thể được sử dụng cho mục đích liên kết các khái niệm với đối tượng. Trong một lược đồ phân loại cụ thể, các khái niệm được liên kết cùng với các khái niệm khác liên quan với khái niệm được liên kết trong lược đồ đó cung cấp một khung cơ cấu khái niệm để hiểu ý nghĩa của đối tượng đó. Khung cơ cấu này được hạn chế bởi phạm vi của lược đồ phân loại.
Hệ thống khái niệm có thể được trình bày bởi một hệ thống thuật ngữ. Các hệ ký hiệu được sử dụng để trình bày một trong các khái niệm và được sử dụng như các từ khóa được liên kết đến các đối tượng để tìm kiếm, lập mối liên hệ, hoặc các mục đích khác.
Một kiểu hệ thống khái niệm đặc biệt là một hệ thống quan hệ. Ở đây, các khái niệm là kiểu quan hệ. Một kiểu quan hệ có N luận cứ và nó được gọi một kiểu quan hệ n-ary. Câu "một tập N đối tượng được phân loại bởi một kiểu quan hệ n-ary" có nghĩa là N đối tượng có một mối quan hệ giữa chúng và kiểu quan hệ đã cho.
7. Sổ đăng ký siêu dữ liệu
...
...
...
Siêu dữ liệu cũng là dữ liệu, vì vậy, siêu dữ liệu có thể được lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu. Một cơ sở dữ liệu siêu dữ liệu để hỗ trợ chức năng đăng ký là một sổ đăng ký siêu dữ liệu (MDR). Một mô hình khái niệm MDR để mô tả dữ liệu được đưa ra trong TCVN 7789-3. Các yêu cầu và thủ tục cho các khía cạnh đăng ký trong TCVN 7789 được mô tả trong TCVN 7789-6. Đối với các sổ đăng ký siêu dữ liệu thực tế, có thể có các yêu cầu và thủ tục đăng ký bổ sung, nằm ngoài phạm vi của TCVN 7789. Các quy tắc và hướng dẫn đối với việc cung cấp các định nghĩa hoàn hảo và phát triển các quy ước đặt tên được mô tả tương ứng trong TCVN 7789- 4 và TCVN 7789 -5, tương ứng trong các tài liệu. Vai trò của việc phân loại được mô tả trong TCVN 7789-2. Các khuyến cáo và thực tiễn đăng ký các phần tử dữ liệu được mô tả trong ISO/IEC TR 20943-1. Các khuyến cáo và thực tiễn đăng ký miền giá trị được mô tả trong ISO/IEC TR 20943-3.
Một MDR gồm siêu dữ liệu mô tả các cấu trúc dữ liệu. Các thuộc tính nhằm mô tả một cấu trúc dữ liệu cụ thể (như là; các phần tử dữ liệu), được hiểu một cách thống nhất như một đối tượng siêu dữ liệu. Khi các thuộc tính được minh họa cụ thể cùng với mô tả một cấu trúc dữ liệu cụ thể thì chúng được hiểu như một mục siêu dữ liệu. Việc đăng ký mục siêu dữ liệu (nghĩa là; nhập siêu dữ liệu vào trong MDR) sẽ tạo ra một mục đăng ký. Nếu mục đăng ký đó cũng là đối tượng để quản trị (như trong trường hợp của một phần tử dữ liệu) thì nó được gọi là mục được quản trị.
CHÚ THÍCH - Nói chung, việc đăng ký một mục siêu dữ liệu mô tả một cấu trúc dữ liệu được biết như việc đăng ký cấu trúc dữ liệu đó. Trên thực tế, cấu trúc dữ liệu đó không được lưu trữ trong MDR, mà chỉ các mô tả của nó được lưu trữ. Điều này tương tự đối với các sổ đăng ký được chính phủ sử dụng để quản lý các phương tiện môtô. Mô tả cho mỗi phương tiện môtô được nhập vào trong sổ đăng ký, còn bản thân phương tiện thì không được nhập vào. Tuy nhiên, chúng ta đều nói rằng đã đăng ký các phương tiện môtô, chứ không nói là đã đăng ký các mô tả đó.
7.2. Mô hình khái quát cho một MDR theo TCVN 7789
Mô hình khái niệm đối với một MDR theo TCVN 7789 bao gồm hai phần chính: mức khái niệm và mức biểu diễn (hoặc mức cú pháp). Mức khái niệm chứa các lớp khái niệm phần tử dữ liệu và miền khái niệm. Cả hai lớp đều biểu diễn các khái niệm. Mức trình diễn bao gồm các lớp phần tử dữ liệu và miền giá trị. Cả hai lớp đều biểu diễn các hòm chứa các giá trị dữ liệu. Điều 6 chứa các mô tả của mỗi lớp được trình bày lại trong Hình 4.
Hình 4 - Mô hình khái quát về sổ đăng ký siêu dữ liệu trong TCVN 7789 (ISO 11179)
Hình 4 trình bày bằng hình vẽ sự việc cơ sở về bốn lớp:
- Một phần tử dữ liệu là một liên kết của khái niệm và biểu diễn phần tử dữ liệu (chủ yếu là miền giá trị);
...
...
...
- Nhiều phần tử dữ liệu có thể chia sẻ cùng một sự biểu diễn, điều đó có nghĩa là một miền giá trị có thể được tái sử dụng trong các phần tử dữ liệu khác;
- Miền giá trị không bắt buộc phải liên quan với một phần tử dữ liệu và có thể được quản lý một cách độc lập;
- Miền giá trị mà việc chia sẻ toàn bộ ý nghĩa giá trị của các giá trị cho phép của chúng là tương đương về mặt khái niệm, vì vậy chúng chia sẻ cùng miền khái niệm
- Miền giá trị mà việc chia sẻ một số ý nghĩa giá trị của các giá trị cho phép của chúng có liên quan về mặt khái niệm, vì vậy chúng chia sẻ cùng một miền khái niệm trong hệ thống khái niệm chứa các miền khái niệm. Đó là các miền khái niệm chứa các miền khái niệm tương ứng;
- Nhiều miền giá trị có thể chia sẻ cùng một miền khái niệm;
- Khái niệm phần tử dữ liệu quan hệ với một miền khái niệm đơn, vì vậy mọi phần tử dữ liệu cùng chia sẻ một khái niệm phần tử dữ liệu, sẽ chia sẻ các cách biểu diễn có liên quan về khái niệm.
Nhiều sự việc khác không được minh họa trong Hình 4, nhưng một số được mô tả trong điều 6. hai sự việc được mô tả trong Hình 4 là:
- Các mối quan hệ giữa các khái niệm phần tử dữ liệu có thể được duy trì trong một MDR, điều đó hàm ý rằng một hệ thống khái niệm của các khái niệm phần tử dữ liệu có thể được duy trì;
- Các mối quan hệ giữa các miền khái niệm có thể được duy trì trong một MDR, điều đó hàm ý rằng một hệ thống khái niệm của các miền khái niệm có thể được duy trì.
...
...
...
7.3. Cơ sở đăng ký
Các vấn đề cơ sở của việc đăng ký và quản trị được quy định trong TCVN 7789-6 phân biệt một MDR với một cơ sở dữ liệu của siêu dữ liệu. Phương tiện để hoàn thành các chức năng này là một phần lớn của việc thiết kế siêu mô hình được quy định trong TCVN 7789-3.
Việc đăng ký tập các quy tắc, thao tác và và thủ tục để áp dụng cho MDR. Đăng ký mô tả chi tiết như áp dụng trong TCVN 7789 được đề cập ở TCVN 7789-6. Ba kết quả quan trọng nhất của việc đăng ký là khả năng kiểm tra chất lượng của siêu dữ liệu, truy tìm nguồn gốc (nguồn siêu dữ liệu) và việc ấn định một định danh cho mỗi đối tượng được mô tả trong một MDR. Việc đăng ký cũng đòi hỏi một tập các thủ tục để quản lý một sổ đăng ký, đệ trình siêu dữ liệu để đăng ký các đối tượng và duy trì trách nhiệm quản lý đối tượng đối với siêu dữ liệu đã được đệ trình. Đối với sự triển khai thực tiễn của một sổ đăng ký siêu dữ liệu, có thể có các yêu cầu bổ sung, nằm ngoài phạm vi của TCVN 7789.
Mỗi mục được quản trị được duy trì theo một kiểu thống nhất và được mô tả. Các định danh, đo lường chất lượng, các tổ chức có trách nhiệm, tên và định nghĩa là toàn bộ các phần của siêu dữ liệu khái quát cần phải quản trị. Việc đăng ký là quá trình tạo ra hoặc duy trì siêu dữ liệu quản trị và siêu dữ liệu được chi tiết khác.
Chất lượng của siêu dữ liệu được giám sát thông qua việc sử dụng một trạng thái đăng ký. Các trạng thái này ghi lại mức chất lượng. Mỗi mức được quy định trong TCVN 7789-6. Mọi mục được quản trị được ấn định một trạng thái đăng ký và trạng thái này có thể thay đổi theo thời gian. Ngoài ra, chất lượng của siêu dữ liệu có nhiều khía cạnh. Đó là, có nhiều mục đích để kiểm tra chất lượng của siêu dữ liệu. Các mục đích chính là:
- Giám sát sự gắn kết với các quy tắc cho việc cung cấp siêu dữ liệu cho mỗi thuộc tính;
- Giám sát sự gắn kết của các quy ước cho việc hình thành các định nghĩa, việc tạo ra tên gọi và thực hiện phân loại;
- Xác định mục được quản trị vẫn còn liên quan hay không;
- Xác định sự tương tự của các mục được quản trị liên quan và làm hài hòa các điểm khác nhau của chúng;
...
...
...
Các quy tắc tạo ra và ấn định các định danh được mô tả trong TCVN 7789-6. Mỗi mục được quản trị trong một MDR được ấn định một định danh duy nhất.
Tổ chức đăng ký có thẩm quyền là tổ chức có trách nhiệm để đưa ra các thủ tục, quản trị và duy trì một MDR. Tổ chức đệ trình có trách nhiệm yêu cầu một mục siêu dữ liệu mới được đăng ký trong sổ đăng ký. Người quản lý có trách nhiệm đối với nội dung quản lý đối tượng của mỗi mục được đăng ký. Mỗi vai trò trong các vai trò này được mô tả trong TCVN 7789-6.
8. Khái quát về bộ tiêu chuẩn TCVN 7789
8.1. Giới thiệu các phần
Mục này giới thiệu từng phần của tập tiêu chuẩn TCVN 7789. Nó tóm lược các điểm chính và đề cập sự quan trọng của mỗi phần.
8.1.1. Phần 1
TCVN 7789-1, Khung cơ cấu, giới thiệu và đề cập các quan điểm cơ sở của các phần tử dữ liệu, miền giá trị, các khái niệm phần tử dữ liệu, các miền khái niệm và các lược đồ phân loại thiết yếu cho việc hiểu tập tiêu chuẩn này và cung cấp để liên kết với từng phần của tập tiêu chuẩn TCVN 7789.
8.1.2. Phần 2
TCVN 7789-2, Phân loại, cung cấp một mô hình khái niệm để quản lý các hệ thống khái niệm được sử dụng như các lược đồ phân loại. Các khái niệm từ các lược đồ này được liên kết với các mục được quản trị thông qua quá trình phân loại. Người quản lý thư viện, người làm về thuật ngữ chuyên môn, nhà ngôn ngữ học và các nhà khoa học máy tính đang hoàn thiện quá trình phân loại này, vì vậy không được mô tả ở đây. Nội dung ngữ nghĩa bổ sung được xuất phát từ việc phân loại là quan điểm quan trọng.
...
...
...
- Thông hiểu thêm về đối tượng đó;
- Thông tin so sánh với các đối tượng tương tự;
- Việc thông hiểu một đối tượng trong ngữ cách của một lĩnh vực vấn đề của chủ thể (được xác định bởi phạm vi của một lược đồ phân loại);
- Khả năng xác định sự khác nhau không đáng kể về ý nghĩa giữa các đối tượng tương tự.
Vì vậy, việc quản lý các lược đồ phân loại là một phần quan trọng của tối đa hóa tiềm năng thông tin trong một MDR. TCVN 7789-2 cung cấp khung cơ cấu cho điều này.
8.1.3. Phần 3
TCVN 7789-3, Siêu mô hình đăng ký và các thuộc tính cơ sở, quy định một mô hình khái niệm đối với một MDR. Nó hạn chế đối với một tập các thuộc tính cơ sở cho các phần tử dữ liệu, các khái niệm phần tử dữ liệu, miền giá trị, các miền khái niệm, các lược đồ phân loại và các lớp liên quan khác. Các thuộc tính cơ sở được quy định đối với các phần tử dữ liệu trong TCVN 7789-3:1994 được đưa ra ở phiên bản này.
Siêu mô hình đăng ký được thể hiện theo ngôn ngữ lập mô hình thống nhất (Unified Modeling Language). Nó được chia thành sáu khoảng để dễ đọc. Mọi điều khoản được trình bày lại trong mô hình được mô tả dưới dạng văn bản. Một vài điều khoản được trình bày lại trong hộp chú thích trong lược đồ được mô tả trong văn bản.
Tiêu chuẩn này bao gồm một từ điển của toàn bộ các cấu trúc mô hình (các lớp, các thuộc tính và các mối quan hệ) được sử dụng trong mô hình này. Tập hợp các thuộc tính này được biết như "các thuộc tính cơ sở". Toàn bộ các thuộc tính được chứa trong các phần tiêu chuẩn 2, 4, 5 và 6 được chứa trong siêu mô hình đăng ký.
...
...
...
Mục này đưa ra các mô tả phù hợp. Sự tuân thủ được mô tả cho cả phù hợp nghiêm ngặt (toàn bộ các điều khoản đáp ứng) hoặc phù hợp (toàn bộ các điều khoản đáp ứng, trừ các điều khoản bổ sung nếu tồn tại).
8.1.4. Phần 4
TCVN 7789-4 (ISO/IEC 11179-4: Hệ thống định nghĩa dữ liệu), cung cấp hướng dẫn về cách thức xây dựng các định nghĩa dữ liệu một cách rõ ràng. Một số các quy tắc và hướng dẫn được trình bày trong TCVN 7789-4 để quy định chính xác cách thức một định nghĩa dữ liệu nên được tạo ra. Nói một cách chính xác, định nghĩa được tạo ra hoàn hảo là một trong các yêu cầu quyết định nhất đối với việc thông hiểu dữ liệu được chia sẻ; định nghĩa được tạo ra hoàn hảo là yêu cầu bắt buộc đối với việc trao đổi thông tin. Chỉ khi mọi người sử dụng có sự thông hiểu dữ liệu chung và chính xác mới có thể trao đổi dữ liệu đó không có trục trặc.
Tính hữu dụng của các định nghĩa là một khía cạnh trong chất lượng siêu dữ liệu. Các quy tắc và hướng dẫn sau được cung cấp trong phần 4 sẽ hỗ trợ thiết lập sự hữu ích này.
8.1.5. Phần 5
TCVN 7789-5, Nguyên tắc đặt tên và định danh, cung cấp hướng dẫn cho ký hiệu quy ước của các mục được quản trị. Ký hiệu quy ước là một thuật ngữ rộng để đặt tên hoặc định danh một cấu trúc dữ liệu cụ thể.
Các tên gọi được áp dụng cho các cấu trúc dữ liệu thông qua việc sử dụng một quy ước đặt tên. Quy ước đặt tên là các thuật toán để tạo ra các tên trong một ngữ cảnh cụ thể. Đó là ngữ nghĩa, cú pháp và các quy tắc từ vựng được sử dụng để tạo ra một quy ước đặt tên. Các tên gọi là một phương tiện đơn giản để cung cấp một số ngữ nghĩa về các cấu trúc dữ liệu, Tuy nhiên, các ngữ nghĩa này không đầy đủ. Các quy tắc cú pháp và các quy tắc về từ vựng nhằm vào các yếu tố cấu thành (như là; các ký tự cho phép), dạng thức và các xem xét khác.
Các cấu trúc dữ liệu có thể được gán nhiều tên gọi và một tên gọi có thể được định danh khi được ưu tiên. Thông thường, mỗi tên được ấn định để sử dụng trong ngữ cảnh mà nó được tạo ra.
Các thẻ định danh và hệ ký hiệu có ý nghĩa đối với việc tham chiếu lại các cấu trúc dữ liệu đối với việc quản lý và trao đổi siêu dữ liệu.Một RA ký hiệu một định danh duy nhất cho mỗi cấu trúc dữ liệu, duy nhất trong nội dung sổ đăng ký. Vì vậy, các định danh được ký hiệu cho các cấu trúc dữ liệu để sử dụng một cách rõ ràng các cấu trúc dữ liệu.
...
...
...
TCVN 7789-6, Việc đăng ký, cung cấp hướng dẫn sử dụng một ứng dụng đăng ký có thể đăng ký một cấu trúc dữ liệu với một RA và việc ấn định các định danh duy nhất cho mỗi cấu trúc dữ liệu. Duy trì các mục được quản trị đã được đăng ký cũng như được quy định trong tài liệu này. Việc đăng ký chủ yếu nhằm vào việc định danh, chất lượng và truy lại nguồn gốc của siêu dữ liệu trong một MDR.
Một thẻ định danh của mục được quản trị được hình thành bởi kết hợp của định danh RA, định danh duy nhất này được ấn định cho mục được quản trị một RA và phiên bản đó. Mỗi sổ đăng ký được duy trì bởi một RA mà các cấu trúc dữ liệu phụ thuộc về lôgic và chức năng. Ví dụ, các cấu trúc dữ liệu liên quan đến vấn đề hóa học gần như nên được đăng ký với tổ chức sản xuất hóa chất có thẩm quyền đăng ký.
Việc đăng ký là phức tạp hơn một chỉ dẫn đơn giản cho dù một mục siêu dữ liệu có được đăng ký hay không. Mặc dù nó gợi nên một đòi hỏi là chỉ có siêu dữ liệu "hoàn hảo" mới có thể được đăng ký, điều này là không thực tế. Vì vậy, việc cải thiện chất lượng của các mục được quản trị việc chia thành các mức khác nhau được gọi là trạng thái quản trị. Ngoài ra, Có các mức trạng thái đối với việc quản trị giữa mỗi mức chất lượng này. Nói tóm lại, các mức trạng thái này được gọi là trạng thái quản trị. Chúng chỉ ra một giai đoạn trong chu kỳ đăng ký để đạt được hiện tại đối với một mục được quản trị.
Nguồn gốc của siêu dữ liệu và chuỗi trách nhiệm được quản lý trong một MDR. Nhiệm vụ và vai trò của tổ chức đăng ký có thẩm quyền, người quản lý dữ liệu của tổ chức, tổ chức có trách nhiệm và tổ chức đệ trình được mô tả. Một khung cơ cấu cho một quá trình đăng ký được sử dụng trong một MDR được cung cấp.
Việc đăng ký vừa là quá trình vừa là mục tiêu. Việc ấn định một định danh, trạng thái chất lượng, trạng thái chu kỳ và mô tả nguồn gốc là các mục tiêu. Các quy tắc để các mục tiêu được hoàn thành là quá trình đó.
8.2. Các nguyên tắc cơ sở áp dụng TCVN 7789
Mỗi phần của TCVN 7789 trợ giúp trong một khía cạnh khác nhau của việc tạo, tổ chức và đăng ký siêu dữ liệu; mỗi phần nên được sử dụng chung với các phần khác. TCVN 7789-1 thiết lập các mối quan hệ giữa các phần và đưa ra các hướng dẫn sử dụng chúng một cách tổng thể. TCVN 7789-3 quy định các mục siêu dữ liệu một ứng dụng đăng ký phải cung cấp cho mỗi đối tượng được đăng ký. Các đặc điểm chi tiết của mỗi thuộc tính cơ sở là được cho trước. Do sự quan trọng của chúng trong việc quản trị siêu dữ liệu mô tả các cấu trúc dữ liệu, có ba thuộc tính (tên, định nghĩa và định danh) đưa ra các xử lý đặc biệt và mở rộng trong hai tài liệu. TCVN 7789-4 phải tiếp theo khi xây dựng cấu trúc các định nghĩa dữ liệu. Định danh và đặt tên phải tiếp theo các nguyên tắc nêu ra trong TCVN 7789-5. TCVN 7789-2 quy định một tập các thuộc tính sử dụng trong việc đăng ký và quản trị các lược đồ phân loại và các thành phần của chúng. Các mục siêu dữ liệu được đăng ký như các mục đăng ký và được quản trị như các mục được quản trị trong một MDR. TCVN 7789-6 cung cấp hướng dẫn về các thủ tục này.
9. Sự phù hợp
Không có chuẩn mực về sự phù hợp cụ thể nào đối với tiêu chuẩn này. Nó là một khung cơ cấu để nối các phần khác nhau của tập tiêu chuẩn TCVN 7789 với nhau. Như vậy, sự phù hợp không là một vấn đề của tiêu chuẩn này. Mỗi một phần của tiêu chuẩn TCVN 7789 có mục sự phù hợp của chính nó.
...
...
...
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa
3.1. Định nghĩa các cấu trúc mô hình hoá
3.2. Các thuật ngữ chung được sử dụng trong tiêu chuẩn này
3.3. Danh sách thuật ngữ theo bảng chữ cái được sử dụng trong siêu mô hình
3.4. Các thuật ngữ đặc tả được sử dụng trong tiêu chuẩn này
...
...
...
5. Lý thuyết về thuật ngữ học
6. Siêu dữ liệu
6.1. Khái niệm
6.2. Mô hình cơ sở về phần tử dữ liệu
6.3. Phần tử dữ liệu trong quản lý và trao đổi dữ liệu
6.4. Mô hình cơ sở của miền giá trị
6.5. Lược đồ phân loại cơ sở
7. Sổ đăng ký siêu dữ liệu
7.1. Khái quát
...
...
...
7.3. Cơ sở đăng ký
8. Khái quát về bộ tiêu chuẩn TCVN 7789
8.1. Giới thiệu các phần
8.2. Các nguyên tắc cơ sở áp dụng TCVN 7789
9. Sự phù hợp
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/TCVN/Linh-vuc-khac/TCVN-7789-1-2007-Cong-nghe-thong-tin-So-dang-ky-sieu-du-lieu-Phan-1-Khung-co-cau-910912.aspx
Bài viết liên quan:
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2703:2013 Nhiên liệu động cơ đánh lửa – Xác định trị số octan nghiên cứu
- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 104:2007 về đường đô thị - yêu cầu thiết kế
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8168-1:2009 Tre - Xác định các chỉ tiêu cơ lý - Yêu cầu kỹ thuật
- Tiêu chuẩn TCVN 13910-1:2024 về yêu cầu đối với định nghĩa dữ liệu ITS
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8755:2024 về Giống cây lâm nghiệp - Cây trội
- Tiêu chuẩn TCVN 8685-46:2024 về Quy trình kiểm nghiệm Vắc xin nhược độc phòng bệnh thiếu máu truyền nhiễm ở gà
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8685-45:2024 về Quy trình kiểm nghiệm Vắc xin vô hoạt phòng bệnh Parvo ở lợn nái
- Tiêu chuẩn TCVN 8685-44:2024 về Quy trình kiểm nghiệm vắc xin vô hoạt phòng bệnh phù ở lợn do E.coli
- Tiêu chuẩn TCVN 13983:2024 về Yêu cầu thiết kế Chiếu sáng tự nhiên trong nhà ở và công trình công cộng
- Tiêu chuẩn TCVN 8400-57:2024 về Quy trình chẩn đoán Bệnh Glasser ở lợn
- Tiêu chuẩn TCVN 13982:2024 về Yêu cầu thiết kế và vận hành nhà vệ sinh công cộng trong đô thị
- Tiêu chuẩn TCVN 13910-2:2024 về Quản lý đăng ký khái niệm dữ liệu ITS trung tâm
- Tiêu chuẩn TCVN 13979:2024 về Thức ăn hỗn hợp cho cá chim vây vàng
- Tiêu chuẩn TCVN 13910-3:2024 về gán mã định danh đối tượng cho các khái niệm dữ liệu ITS
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13607-7:2024 về Giống cà phê
- Tiêu chuẩn TCVN 13607-5:2024 về sản xuất giống bưởi
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13607-4:2024 về sản xuất giống cam
- Tiêu chuẩn TCVN 13381-6:2024 về Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống cà phê
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11278:2015 về lắp đặt Kho chứa LNG có sức chứa đến 200 tấn
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7789-5:2007 Công nghệ thông tin - Sổ đăng ký siêu dữ liệu - Phần 5: đặt tên