Kế hoạch 227/KH-UBND 2024 triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển đô thị thông minh Sơn La
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 227/KH-UBND |
Sơn La, ngày 13 tháng 11 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA NĂM 2024 - 2025
Căn cứ Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 3250/QĐ-UBND ngày 30/12/2019 của UBND tỉnh ban hành Đề án xây dựng Đô thị thông minh tỉnh Sơn La giai đoạn 2020 - 2025;
Căn cứ Công văn số 5722/BXD-PTĐT ngày 08/10/2024 của Bộ Xây dựng về việc triển khai các nhiệm vụ trọng tâm về phát triển đô thị thông minh,
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 368/TTr-SXD ngày 28/10/2024, Báo cáo số 623/BC-SXD ngày 25/10/2024; kết quả biểu quyết của Thành viên UBND tỉnh tại Báo cáo số 531/BC-VPUB ngày 12/11/2024 của Văn phòng UBND tỉnh, UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai các nhiệm vụ trọng tâm về phát triển đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Phát triển đô thị thông minh bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La hướng đến tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, phát huy các tiềm năng và lợi thế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực; nâng cao chất lượng cuộc sống; đảm bảo tạo điều kiện đối với các tổ chức, cá nhân, người dân tham gia hiệu quả nghiên cứu, đầu tư, xây dựng, quản lý phát triển đô thị thông minh; cung cấp thông tin, số liệu để nhận biết, có giải phát phòng ngừa hạn chế các rủi ro và nguy cơ có thể xảy ra; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và các dịch vụ đô thị.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018; Quyết định số 3250/QĐ-UBND ngày 30/12/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành Đề án xây dựng Đô thị thông minh tỉnh Sơn La giai đoạn 2020 - 2025.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về phát triển đô thị thông minh bền vững; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực hướng tới phát triển đô thị thông minh bền vững.
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 - 2025.
- Cơ quan chủ trì: Sở Xây dựng.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố.
2. Chủ động rà soát các vấn đề trọng tâm, trọng điểm của ngành, địa phương để thực hiện công tác phát triển đô thị thông minh bền vững năm 2024-2025. Thực hiện phát triển đô thị thông minh một cách tổng thể, có quan hệ chặt chẽ với nhau, có sự ưu tiên đầu tư đảm bảo hiệu quả của nguồn lực. Huy động xã hội hóa các nội dung về đầu tư xây dựng các dự án, hạng mục phát triển đô thị thông minh để giảm bớt áp lực cho ngân sách Nhà nước và huy động sự tham gia tích cực của tất cả các cấp, các ngành, chính quyền, doanh nghiệp và người dân…, người dân phải được tham gia ngay từ đầu trong quá trình quy hoạch, thiết kế, xây dựng Đề án đô thị thông minh bền vững.
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 - 2025.
- Cơ quan thực hiện: Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố.
3. Đẩy mạnh áp dụng hệ thống thông tin địa lý GIS để quản lý và thực hiện quy hoạch; Tăng cường chú trọng công tác quy hoạch đô thị thông minh, lồng ghép nội dung phát triển đô thị thông minh bền vững vào trong các đồ án quy hoạch xây dựng và các chương trình, đề án, dự án phát triển đô thị; Gắn kết chặt chẽ quá trình chuyển đổi số với phát triển đô thị thông minh bền vững.
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 - 2025.
- Cơ quan chủ trì: Sở Xây dựng; UBND các huyện, thành phố; Các cơ quan được giao tổ chức lập quy hoạch.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố.
4. Tăng cường phối hợp, liên thông, đa ngành để phát triển hạ tầng dữ liệu không gian đô thị, các dữ liệu về đất đai, môi trường, đô thị, xây dựng và các dữ liệu khác trên nền GIS, để phục vụ nhiều nhiệm vụ khác nhau như xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, cải cách hành chính, trung tâm điều hành Thành phố thông minh… Xây dựng kho dữ liệu dùng chung và nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu cấp tỉnh phục vụ cho cả chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh. Thu hút, bồi dưỡng các chuyên gia phân tích dữ liệu để khai thác dữ liệu được chia sẻ hiệu quả.
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 - 2025.
- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan triển khai áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, hướng dẫn về phát triển đô thị thông minh bền vững theo hướng dẫn của các Bộ, ngành đến các địa phương, đô thị thực hiện thí điểm.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan hướng dẫn các địa phương lồng ghép nội dung phát triển đô thị thông minh bền vững vào trong các đồ án quy hoạch xây dựng và các chương trình, đề án, dự án phát triển đô thị.
- Duy trì, nâng cấp, quản lý, triển khai có hiệu quả hệ thống thông tin địa lý GIS để quản lý và thực hiện quy hoạch trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
- Là đơn vị đầu mối, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung, nhiệm vụ được giao theo Quyết định số 3250/QĐ-UBND ngày 30/12/2019 của UBND tỉnh ban hành Đề án xây dựng Đô thị thông minh tỉnh Sơn La giai đoạn 2020 - 2025. Định kỳ (trước ngày 15/12 hàng năm) tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả triển khai thực hiện Đề án.
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành có liên quan hướng dẫn các địa phương triển khai áp dụng khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh.
- Duy trì, cập nhật Kiến trúc chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số của tỉnh bảo đảm phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.
- Thực hiện rà soát, xoá các vùng lõm sóng trên địa bàn, bảo đảm tốc độ mạng viễn thông di động; rà soát, có kế hoạch phát triển mạng băng rộng cố định đến các bản chưa kết nối cáp quang.
- Triển khai Trung tâm tích hợp dữ liệu tập trung để hình thành kho dữ liệu số tỉnh Sơn La.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan duy trì hiệu quả các Hệ thống dùng chung của tỉnh như: Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến 3 cấp từ tỉnh đến huyện, xã; Hệ thống truyền hình trực tuyến phiên tòa; Hệ thống Cổng thông tin điện tử; Hệ thống quản lý văn bản và điều hành; Hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II của tỉnh;... đảm bảo các ứng dụng hoạt động ổn định, được khai thác thường xuyên, liên tục, phục vụ hiệu quả cho quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp.
- Khai thác, vận hành Trung tâm Điều hành thông minh (IOC) tập trung, thống nhất của tỉnh Sơn La, phục vụ hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia tỉnh Sơn La.
- Tích hợp, kết nối cơ sở dữ liệu, phát triển mối quan hệ tương tác giữa Hệ thống giám sát, điều hành thông minh và các Hệ thống thông tin dùng chung, chuyên ngành.
- Nghiên cứu triển khai, xây dựng nền tảng bản đồ số tỉnh Sơn La, áp dụng chung cho các ứng dụng dùng chung của tỉnh, phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.
3. Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về phát triển đô thị thông minh bền vững; tham mưu tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực hướng tới phát triển đô thị thông minh bền vững.
- Tăng cường phối hợp trong triển khai thực hiện công tác quy hoạch đô thị thông minh; gắn kết chặt chẽ quá trình chuyển đổi số với phát triển đô thị thông minh bền vững.
- Rà soát triển khai kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ theo Quyết định số 3250/QĐ-UBND ngày 30/12/2019 của UBND tỉnh ban hành Đề án xây dựng Đô thị thông minh tỉnh Sơn La giai đoạn 2020 - 2025. Định kỳ (trước ngày 10/12 hàng năm) tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án, gửi Sở Thông tin và truyền thông để tổng hợp chung.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị quan kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Xây dựng) để xem xét, chỉ đạo./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Ke-hoach-227-KH-UBND-2024-trien-khai-nhiem-vu-trong-tam-phat-trien-do-thi-thong-minh-Son-La-631552.aspx
Bài viết liên quan:
- Kế hoạch 195/KH-UBND 2021 quản lý thành phố đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID Cần Thơ
- Kế hoạch 238/KH-UBND 2024 kiểm kê đất đai lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất Cần Thơ
- Kế hoạch 142/KH-UBND 2024 kiểm kê đất đai Cần Thơ
- Kế hoạch 214/KH-UBND 2024 thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW đẩy mạnh công nghiệp hóa Quảng Ngãi
- Kế hoạch 2837/KH-UBND 2024 Đề án phát triển khoa học trong nông nghiệp Tây Ninh đến 2030
- Kế hoạch 4223/KH-UBND 2024 Nâng cao công tác thi hành án dân sự bản án thương mại Bình Thuận
- Kế hoạch 287/KH-UBND 2024 đào tạo bồi dưỡng nhà giáo cán bộ quản lý giáo dục mầm non Vũng Tàu
- Kế hoạch 2208/KH-UBND 2021 xét nghiệm SARS-CoV-2 thí sinh tham gia tốt nghiệp phổ thông Hồ Chí Minh
- Kế hoạch 12447/KH-UBND 2024 tuyên truyền về chuyển đổi số và Đề án 06 Khánh Hòa
- Kế hoạch 06/KH-UBND 2024 Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư phục vụ chuyển đổi số Trà Vinh
- Kế hoạch 332/KH-UBND 2024 thực hiện Quyết định 816/QĐ-BTTTT Đồng Nai
- Kế hoạch 337/KH-UBND 2024 thực hiện Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã Đồng Nai
- Kế hoạch 334/KH-UBND 2024 Hỗ trợ nâng cao năng lực ngoại ngữ cho thanh thiếu nhi Đồng Nai
- Kế hoạch 50/KH-UBND 2022 thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU chuyển đổi số Trà Vinh đến 2025
- Kế hoạch 340/KH-UBND 2024 thực hiện Chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn Đồng Nai
- Kế hoạch 11252/KH-UBND 2023 nâng cao chỉ số chuyển đổi số DTI Khánh Hòa
- Kế hoạch 2449/KH-UBND 2022 cải thiện Chỉ số hiệu quả quản trị Hành chính công cấp tỉnh Hồ Chí Minh
- Kế hoạch 308/KH-UBND 2022 thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia Tiền Giang
- Kế hoạch 198/KH-TTCP 2024 đánh giá công tác phòng chống tham nhũng tỉnh trực thuộc trung ương 2023
- Kế hoạch 439/KH-UBND 2022 nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến Bắc Kạn