TCVN-14236-2024-Quy-pham-thuc-hanh-ngan-ngua-va-giam-nhiem-asen-trong-gao

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 14236:2024
QUY PHẠM THỰC HÀNH NGĂN NGỪA VÀ GIẢM NHIỄM ASEN TRONG GẠO
Code of practice for the prevention and reduction of arsenic contamination in rice
Lời nói đầu
TCVN 14236:2024 được xây dựng trên cơ sở tham khảo CXC 77-2017 Code of practice for the prevention and reduction of arsenic contamination in rice;
TCVN 14236:2024 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F1 Ngũ cốc và đậu đỗ biên soạn, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đề nghị, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
...
...
...
Hiệu quả của các biện pháp trong tiêu chuẩn này có thể khác nhau tùy thuộc vào điều kiện môi trường địa phương (ví dụ: tính chất của đất, chế độ quản lý và nhiệt độ). Các nghiên cứu thực địa nên được tiến hành để xác định các biện pháp khả thi và hiệu quả đối với các điều kiện địa phương hoặc khu vực. Nếu có thể, các nghiên cứu thực địa nên được tiến hành trong các vụ mùa vì sự hấp thụ asen trong cây lúa rất khác nhau giữa các năm.
Cần áp dụng các biện pháp sao cho tránh được việc hạn chế nguồn cung gạo ra thị trường một cách không cần thiết.
TCVN 14236:2024 so với CXC 77-2017 có thay đổi về biên tập cụ thể như sau:
CXC 77-2017
TCVN 14236:2024
1. Introduction
Lời giới thiệu
2. Scope
1 Phạm vi áp dụng
...
...
...
2 Thuật ngữ và định nghĩa
4. Measures to prevent and reduce arsenic contamination
3 Biện pháp ngăn ngừa và giảm nhiễm asen
5. Monitoring
4 Giám sát
6. Risk communication
5 Truyền thông về nguy cơ đối với an toàn thực phẩm
QUY PHẠM THỰC HÀNH NGĂN NGỪA VÀ GIẢM NHIỄM ASEN TRONG GẠO
...
...
...
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn để ngăn ngừa và giảm nhiễm asen trong gạo, bao gồm:
- các biện pháp trực tiếp tại nguồn;
- các biện pháp xử lý trong canh tác.
Tiêu chuẩn này cũng bao gồm hướng dẫn giám sát và truyền thông về nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 10168:2013 (CAC/RCP 49-2001) Quy phạm thực hành về các biện pháp trực tiếp tại nguồn để giảm thiểu nhiễm bẩn hóa chất vào thực phẩm
3 Thuật ngữ và định nghĩa
...
...
...
3.1
Hạt thóc (paddy rice)
Hạt lúa (rice grain)
Hạt của cây lúa (loài Oryza sativa L) sau khi được tuốt, chưa bóc vỏ trấu.
3.2
Gạo lật (husked rice)
Gạo lứt (brown rice or cargo rice)
Phần còn lại của thóc sau khi đã tách bỏ hết vỏ trấu.
CHÚ THÍCH: Quá trình xay xát và xử lý có thể làm mất một phần lớp cám.
...
...
...
Gạo đã đánh bóng (polished rice)
Gạo xát (milled rice)
Gạo trắng (white rice)
Gạo lật sau khi xát tách bỏ một phần hoặc toàn bộ cám và phôi trong quá trình xay xát.
3.4
Asen (arsenic)
Một á kim, có thể có trong môi trường, có mặt tự nhiên và từ hoạt động của con người.
CHÚ THÍCH: Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ “asen” đề cập đến asen vô cơ và asen hữu cơ.
3.5
...
...
...
Hợp chất asen có chứa cacbon, bao gồm axit monomethylarsonic và axit dimethylarsinic.
3.6
Asen vô cơ (inorganic arsenic)
Hợp chất asen không chứa cacbon.
CHÚ THÍCH: Asenit (As(lll)) và asenat (As(V)) là các hợp chất asen vô cơ thường được tìm thấy trong gạo. Asen vô cơ được coi là dạng asen độc hại trong gạo.
3.7
Trạng thái ngập úng (flooded condition)
Trạng thái ruộng lúa bị ngập hoặc bị nước bao phủ trong quá trình sinh trưởng.
3.8
...
...
...
Trạng thái ruộng trồng lúa thoát nước tốt, không bị ngập úng hoặc không bão hòa nước.
3.9
Biện pháp điều tiết nước ngập khô xen kẽ/Trạng thái “ngập khô xen kẽ” (intermittent ponding)
Một loạt các biện pháp quản lý nước khả thi, trong đó ruộng lúa luân phiên ở trong tình trạng ngập nước và hiểu khí/không ngập nước.
4 Biện pháp ngăn ngừa và giảm nhiễm asen
4.1 Asen vô cơ là dạng asen độc nhất trong gạo. Các biện pháp để giảm mức asen (ví dụ: sinh trưởng hiếu khí) có thể ảnh hưởng khác nhau đến asen vô cơ và hữu cơ. Mục tiêu quan trọng nhất là giảm mức asen vô cơ trong gạo.
4.2 Các biện pháp ngăn ngừa và giảm nhiễm asen trong gạo được khuyến nghị đặc biệt ở những vùng bị ô nhiễm nặng. Các cơ quan kiểm soát thực phẩm hoặc cơ quan có liên quan có thể xem xét ưu tiên thực hiện các biện pháp tại 4.3. Các biện pháp tại 4.4 có thể được thực hiện nếu cần.
4.3 Biện pháp xử lý trực tiếp tại nguồn
4.3.1 Nguồn asen trong môi trường có thể là:
...
...
...
- các nguồn nhân tạo, bao gồm khí thải từ các ngành công nghiệp, đặc biệt là từ khai thác và luyện kim loại màu, đốt nhiên liệu hóa thạch, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chứa asen và xử lý gỗ bằng đồng crom asenat (CCA). Trong môi trường trồng lúa, việc sử dụng chất cải tạo đất và phân bón bị nhiễm asen với nồng độ đáng kể cũng là nguồn phát sinh asen1).
4.3.2 Các cơ quan kiểm soát thực phẩm hoặc cơ quan có liên quan nên xem xét việc thực hiện các biện pháp trực tiếp tại nguồn nêu trong TCVN 10168:2013 (CAC/RCP 49-2001). Cụ thể, cần xem xét các biện pháp trong các lĩnh vực sau:
a) Nước tưới:
- Nhận biết nước tưới có nồng độ asen cao.
- Giảm asen từ nước tưới có nồng độ asen cao.
- Tránh sử dụng nước tưới có nồng độ asen cao trong canh tác lúa.
b) Đồng lúa:
- Nhận biết những cánh đồng có nồng độ asen trong đất cao và/hoặc sản xuất lúa có nồng độ asen vô cơ cao.
c) Nhận biết và Kiểm soát các nguồn asen tiềm ẩn :
...
...
...
- Nguyên vật liệu dùng trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, chất cải tạo đất và phân bón.
- Chất thải (ví dụ: gỗ được xử lý bằng đồng crom asenat).
4.4 Biện pháp xử lý trong canh tác
4.4.1 Các cơ sở sản xuất gạo cần được tập huấn về các biện pháp thực hành để ngăn ngừa và giảm nồng độ asen trong gạo. Các chương trình tập huấn có thể bao gồm:
- Thông báo và phổ biến tài liệu hướng dẫn kỹ thuật canh tác nhằm giảm asen trong lúa.
- Tổ chức các lớp tập huấn nông dân.
4.4.2 Trạng thái hiếu khí hoặc trạng thái “ngập khô xen kẽ” trong quá trình sản xuất lúa, thay vì trạng thái ngập nước, có thể làm giảm nồng độ asen trong khi có khả năng làm tăng nồng độ cadimi trong gạo. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đất hiếu khí làm giảm sự hấp thụ asen so với đất ngập nước ngay cả khi có lượng asen cao trong đất. Trạng thái “ngập khô xen kẽ” cũng có thể làm giảm khả năng hấp thụ asen của cây trồng so với đất ngập nước.
4.4.3 Tuy nhiên, nếu nồng độ cadimi trong gạo liên quan đến một khu vực địa lý, thì cơ quan quản lý nguy cơ cần đảm bảo rằng việc thực hiện các biện pháp kiểm soát asen sẽ không làm tăng nồng độ cadimi trong gạo đến mức không an toàn2). Nếu thích hợp, cơ quan quản lý nguy cơ có thể xem xét thực hiện các biện pháp trực tiếp tại nguồn để giảm cadimi trong đất, nước hoặc phân bón được sử dụng cho sản xuất lúa gạo3).
4.4.4 Cũng cần lưu ý rằng việc thực hiện các trạng thái hiếu khí hoặc trạng thái “ngập khô xen kẽ” có thể làm giảm sản lượng lúa ở một số khu vực và có thể không được thực hành tốt ở tất cả các khu vực. Sinh trưởng hiếu khí cũng có thể phải được cân bằng với việc canh tác ngập nước để kiểm soát có dại hoặc kiểm soát nhiệt độ ở những khu vực lạnh hơn.
...
...
...
5 Giám sát
5.1 Hiệu lực của các biện pháp giảm mức asen cần được giám sát bằng cách xác định nồng độ asen vô cơ trong gạo.
5.2 Nếu đất nông nghiệp hoặc nước ngầm được sử dụng để trồng lúa bị ô nhiễm rộng bởi các nguồn tự nhiên, nguồn không xác định hoặc các hoạt động trước đó thì cũng có thể cần giám sát nồng độ asen trong đất và/hoặc nước tưới.
6 Truyền thông về nguy cơ đối với an toàn thực phẩm
6.1 Các cơ quan kiểm soát thực phẩm hoặc cơ quan có liên quan cần xem xét chia sẻ thông tin về nguy cơ đối với an toàn thực phẩm và lợi ích của việc tiêu thụ gạo trắng và/hoặc gạo lật giữa các bên liên quan về nồng độ asen và các thành phần dinh dưỡng, xem xét mối quan tâm về nồng độ asen và lợi ích dinh dưỡng của việc tiêu thụ gạo.
6.2 Các cơ quan kiểm soát thực phẩm hoặc cơ quan có liên quan cần xem xét chia sẻ thông tin sau đây với các nhà phân phối và người tiêu dùng và cần xem xét khuyến khích họ thực hiện các biện pháp giảm nồng độ asen trong quá trình chế biến và nấu nướng.
6.3 Gạo trắng chứa ít asen vô cơ hơn so với gạo lật, vì quá trình đánh bóng sẽ loại bỏ lớp cám chứa hầu hết asen vô cơ. Gạo lật được đánh bóng với tốc độ đánh bóng cao hơn sẽ có nồng độ asen thấp hơn. Tuy nhiên, cũng có những lợi ích liên quan đến việc tiêu thụ gạo lật.
6.4 Nồng độ asen trong gạo có thể giảm bằng cách vo gạo, áp dụng phương pháp xử lý “không cần vo”4) hoặc nấu cơm với nhiều nước sau đó chắt bớt nước.
6.5 Khi nước dùng để nấu ăn bị nhiễm asen nặng, các cơ quan kiểm soát thực phẩm hoặc cơ quan có liên quan cần thông báo cho người tiêu dùng tránh sử dụng loại nước đó để vo gạo và nấu cơm, vì gạo sẽ hấp thụ asen trong nước. Khuyến cáo người tiêu dùng nên sử dụng nước có chứa hàm lượng asen thấp hơn để vo gạo và nấu cơm.
...
...
...
1) Nhiều loại phân bón có chứa asen ở dạng vết. “Bị ô nhiễm” không nên được hiểu là tương đương với mức asen ở dạng vết.
2) Có thể sử dụng một số giống lúa ít hấp thụ cadimi, nếu có sẵn.
3) Xem TCVN 10168:2013 (CAC/RCP 49-2001).
4) Gạo "không cần vo” hay còn gọi là “Musemmai” là loại gạo đã loại bỏ hoàn toàn lớp cám còn sót lại trên bề mặt sau khi đánh bóng nên không cần vo trước khi nấu.
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/TCVN/Cong-nghe-Thuc-pham/TCVN-14236-2024-Quy-pham-thuc-hanh-ngan-ngua-va-giam-nhiem-asen-trong-gao-921550.aspx
Bài viết liên quan:
- Kết luận 128-KL/TW 2025 chủ trương công tác cán bộ
- Nghị quyết 01/2025/NQ-HĐND mức hỗ trợ từ nguồn vốn sự nghiệp xây dựng nông thôn mới Bình Phước
- Nghị quyết 02/2025/NQ-HĐND quy định chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số Bình Phước
- Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15 mới nhất
- Luật Bảo vệ môi trường 2020 số 72/2020/QH14 mới nhất áp dụng năm 2025 mới nhất
- Luật phí và lệ phí 2015 số 97/2015/QH13 áp dụng 2024 mới nhất
- Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 2008 sửa đổi 19/2008/QH12 áp dụng 2024 mới nhất
- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 năm 16/1999/QH10 áp dụng 2024 mới nhất
- QCVN-4-10-2010-BYT-Food-additives-Colours
- Luật cán bộ, công chức 2008 số 22/2008/QH12 áp dụng 2024 mới nhất
- Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 số 19/2023/QH15 áp dụng 2025
- TCVN-14248-2024-Thiet-bi-phat-tia-plasma-lanh-dung-trong-dieu-tri-vet-thuong
- TCVN-14243-2024-Thuc-an-chan-nuoi-Xac-dinh-ham-luong-ure-va-nito-amoniac
- TCVN-14234-2024-Qua-kho-Xac-dinh-do-am-Phuong-phap-say-chan-khong
- TCVN-14241-1-2024-Giong-cho-noi-Phan-1-Cho-Hmong-coc-duoi
- TCVN-14231-2024-ISO-24220-2020-Rau-muoi-chua-Cac-yeu-va-phuong-phap-thu
- TCVN-14238-2024-ISO-14864-1998-Gao-Danh-gia-thoi-gian-ho-hoa-cua-hat-gao-khi-nau
- TCVN-14235-2024-Thuc-pham-Xac-dinh-gluten-thuy-phan-trong-san-pham-len-men
- TCVN-14233-2024-Quy-pham-thuc-hanh-ve-sinh-doi-voi-qua-kho
- TCVN-14237-1-2024-ISO-712-1-2024-Ngu-coc-va-san-pham-ngu-coc-Phan-1
Tiêu chuẩn TCVN 14236:2024 về Quy phạm thực hành ngăn ngừa và giảm nhiễm asen trong gạo

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 14236:2024
QUY PHẠM THỰC HÀNH NGĂN NGỪA VÀ GIẢM NHIỄM ASEN TRONG GẠO
Code of practice for the prevention and reduction of arsenic contamination in rice
Lời nói đầu
TCVN 14236:2024 được xây dựng trên cơ sở tham khảo CXC 77-2017 Code of practice for the prevention and reduction of arsenic contamination in rice;
TCVN 14236:2024 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F1 Ngũ cốc và đậu đỗ biên soạn, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đề nghị, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
...
...
...
Hiệu quả của các biện pháp trong tiêu chuẩn này có thể khác nhau tùy thuộc vào điều kiện môi trường địa phương (ví dụ: tính chất của đất, chế độ quản lý và nhiệt độ). Các nghiên cứu thực địa nên được tiến hành để xác định các biện pháp khả thi và hiệu quả đối với các điều kiện địa phương hoặc khu vực. Nếu có thể, các nghiên cứu thực địa nên được tiến hành trong các vụ mùa vì sự hấp thụ asen trong cây lúa rất khác nhau giữa các năm.
Cần áp dụng các biện pháp sao cho tránh được việc hạn chế nguồn cung gạo ra thị trường một cách không cần thiết.
TCVN 14236:2024 so với CXC 77-2017 có thay đổi về biên tập cụ thể như sau:
CXC 77-2017
TCVN 14236:2024
1. Introduction
Lời giới thiệu
2. Scope
1 Phạm vi áp dụng
...
...
...
2 Thuật ngữ và định nghĩa
4. Measures to prevent and reduce arsenic contamination
3 Biện pháp ngăn ngừa và giảm nhiễm asen
5. Monitoring
4 Giám sát
6. Risk communication
5 Truyền thông về nguy cơ đối với an toàn thực phẩm
QUY PHẠM THỰC HÀNH NGĂN NGỪA VÀ GIẢM NHIỄM ASEN TRONG GẠO
...
...
...
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn để ngăn ngừa và giảm nhiễm asen trong gạo, bao gồm:
- các biện pháp trực tiếp tại nguồn;
- các biện pháp xử lý trong canh tác.
Tiêu chuẩn này cũng bao gồm hướng dẫn giám sát và truyền thông về nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 10168:2013 (CAC/RCP 49-2001) Quy phạm thực hành về các biện pháp trực tiếp tại nguồn để giảm thiểu nhiễm bẩn hóa chất vào thực phẩm
3 Thuật ngữ và định nghĩa
...
...
...
3.1
Hạt thóc (paddy rice)
Hạt lúa (rice grain)
Hạt của cây lúa (loài Oryza sativa L) sau khi được tuốt, chưa bóc vỏ trấu.
3.2
Gạo lật (husked rice)
Gạo lứt (brown rice or cargo rice)
Phần còn lại của thóc sau khi đã tách bỏ hết vỏ trấu.
CHÚ THÍCH: Quá trình xay xát và xử lý có thể làm mất một phần lớp cám.
...
...
...
Gạo đã đánh bóng (polished rice)
Gạo xát (milled rice)
Gạo trắng (white rice)
Gạo lật sau khi xát tách bỏ một phần hoặc toàn bộ cám và phôi trong quá trình xay xát.
3.4
Asen (arsenic)
Một á kim, có thể có trong môi trường, có mặt tự nhiên và từ hoạt động của con người.
CHÚ THÍCH: Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ “asen” đề cập đến asen vô cơ và asen hữu cơ.
3.5
...
...
...
Hợp chất asen có chứa cacbon, bao gồm axit monomethylarsonic và axit dimethylarsinic.
3.6
Asen vô cơ (inorganic arsenic)
Hợp chất asen không chứa cacbon.
CHÚ THÍCH: Asenit (As(lll)) và asenat (As(V)) là các hợp chất asen vô cơ thường được tìm thấy trong gạo. Asen vô cơ được coi là dạng asen độc hại trong gạo.
3.7
Trạng thái ngập úng (flooded condition)
Trạng thái ruộng lúa bị ngập hoặc bị nước bao phủ trong quá trình sinh trưởng.
3.8
...
...
...
Trạng thái ruộng trồng lúa thoát nước tốt, không bị ngập úng hoặc không bão hòa nước.
3.9
Biện pháp điều tiết nước ngập khô xen kẽ/Trạng thái “ngập khô xen kẽ” (intermittent ponding)
Một loạt các biện pháp quản lý nước khả thi, trong đó ruộng lúa luân phiên ở trong tình trạng ngập nước và hiểu khí/không ngập nước.
4 Biện pháp ngăn ngừa và giảm nhiễm asen
4.1 Asen vô cơ là dạng asen độc nhất trong gạo. Các biện pháp để giảm mức asen (ví dụ: sinh trưởng hiếu khí) có thể ảnh hưởng khác nhau đến asen vô cơ và hữu cơ. Mục tiêu quan trọng nhất là giảm mức asen vô cơ trong gạo.
4.2 Các biện pháp ngăn ngừa và giảm nhiễm asen trong gạo được khuyến nghị đặc biệt ở những vùng bị ô nhiễm nặng. Các cơ quan kiểm soát thực phẩm hoặc cơ quan có liên quan có thể xem xét ưu tiên thực hiện các biện pháp tại 4.3. Các biện pháp tại 4.4 có thể được thực hiện nếu cần.
4.3 Biện pháp xử lý trực tiếp tại nguồn
4.3.1 Nguồn asen trong môi trường có thể là:
...
...
...
- các nguồn nhân tạo, bao gồm khí thải từ các ngành công nghiệp, đặc biệt là từ khai thác và luyện kim loại màu, đốt nhiên liệu hóa thạch, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chứa asen và xử lý gỗ bằng đồng crom asenat (CCA). Trong môi trường trồng lúa, việc sử dụng chất cải tạo đất và phân bón bị nhiễm asen với nồng độ đáng kể cũng là nguồn phát sinh asen1).
4.3.2 Các cơ quan kiểm soát thực phẩm hoặc cơ quan có liên quan nên xem xét việc thực hiện các biện pháp trực tiếp tại nguồn nêu trong TCVN 10168:2013 (CAC/RCP 49-2001). Cụ thể, cần xem xét các biện pháp trong các lĩnh vực sau:
a) Nước tưới:
- Nhận biết nước tưới có nồng độ asen cao.
- Giảm asen từ nước tưới có nồng độ asen cao.
- Tránh sử dụng nước tưới có nồng độ asen cao trong canh tác lúa.
b) Đồng lúa:
- Nhận biết những cánh đồng có nồng độ asen trong đất cao và/hoặc sản xuất lúa có nồng độ asen vô cơ cao.
c) Nhận biết và Kiểm soát các nguồn asen tiềm ẩn :
...
...
...
- Nguyên vật liệu dùng trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, chất cải tạo đất và phân bón.
- Chất thải (ví dụ: gỗ được xử lý bằng đồng crom asenat).
4.4 Biện pháp xử lý trong canh tác
4.4.1 Các cơ sở sản xuất gạo cần được tập huấn về các biện pháp thực hành để ngăn ngừa và giảm nồng độ asen trong gạo. Các chương trình tập huấn có thể bao gồm:
- Thông báo và phổ biến tài liệu hướng dẫn kỹ thuật canh tác nhằm giảm asen trong lúa.
- Tổ chức các lớp tập huấn nông dân.
4.4.2 Trạng thái hiếu khí hoặc trạng thái “ngập khô xen kẽ” trong quá trình sản xuất lúa, thay vì trạng thái ngập nước, có thể làm giảm nồng độ asen trong khi có khả năng làm tăng nồng độ cadimi trong gạo. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đất hiếu khí làm giảm sự hấp thụ asen so với đất ngập nước ngay cả khi có lượng asen cao trong đất. Trạng thái “ngập khô xen kẽ” cũng có thể làm giảm khả năng hấp thụ asen của cây trồng so với đất ngập nước.
4.4.3 Tuy nhiên, nếu nồng độ cadimi trong gạo liên quan đến một khu vực địa lý, thì cơ quan quản lý nguy cơ cần đảm bảo rằng việc thực hiện các biện pháp kiểm soát asen sẽ không làm tăng nồng độ cadimi trong gạo đến mức không an toàn2). Nếu thích hợp, cơ quan quản lý nguy cơ có thể xem xét thực hiện các biện pháp trực tiếp tại nguồn để giảm cadimi trong đất, nước hoặc phân bón được sử dụng cho sản xuất lúa gạo3).
4.4.4 Cũng cần lưu ý rằng việc thực hiện các trạng thái hiếu khí hoặc trạng thái “ngập khô xen kẽ” có thể làm giảm sản lượng lúa ở một số khu vực và có thể không được thực hành tốt ở tất cả các khu vực. Sinh trưởng hiếu khí cũng có thể phải được cân bằng với việc canh tác ngập nước để kiểm soát có dại hoặc kiểm soát nhiệt độ ở những khu vực lạnh hơn.
...
...
...
5 Giám sát
5.1 Hiệu lực của các biện pháp giảm mức asen cần được giám sát bằng cách xác định nồng độ asen vô cơ trong gạo.
5.2 Nếu đất nông nghiệp hoặc nước ngầm được sử dụng để trồng lúa bị ô nhiễm rộng bởi các nguồn tự nhiên, nguồn không xác định hoặc các hoạt động trước đó thì cũng có thể cần giám sát nồng độ asen trong đất và/hoặc nước tưới.
6 Truyền thông về nguy cơ đối với an toàn thực phẩm
6.1 Các cơ quan kiểm soát thực phẩm hoặc cơ quan có liên quan cần xem xét chia sẻ thông tin về nguy cơ đối với an toàn thực phẩm và lợi ích của việc tiêu thụ gạo trắng và/hoặc gạo lật giữa các bên liên quan về nồng độ asen và các thành phần dinh dưỡng, xem xét mối quan tâm về nồng độ asen và lợi ích dinh dưỡng của việc tiêu thụ gạo.
6.2 Các cơ quan kiểm soát thực phẩm hoặc cơ quan có liên quan cần xem xét chia sẻ thông tin sau đây với các nhà phân phối và người tiêu dùng và cần xem xét khuyến khích họ thực hiện các biện pháp giảm nồng độ asen trong quá trình chế biến và nấu nướng.
6.3 Gạo trắng chứa ít asen vô cơ hơn so với gạo lật, vì quá trình đánh bóng sẽ loại bỏ lớp cám chứa hầu hết asen vô cơ. Gạo lật được đánh bóng với tốc độ đánh bóng cao hơn sẽ có nồng độ asen thấp hơn. Tuy nhiên, cũng có những lợi ích liên quan đến việc tiêu thụ gạo lật.
6.4 Nồng độ asen trong gạo có thể giảm bằng cách vo gạo, áp dụng phương pháp xử lý “không cần vo”4) hoặc nấu cơm với nhiều nước sau đó chắt bớt nước.
6.5 Khi nước dùng để nấu ăn bị nhiễm asen nặng, các cơ quan kiểm soát thực phẩm hoặc cơ quan có liên quan cần thông báo cho người tiêu dùng tránh sử dụng loại nước đó để vo gạo và nấu cơm, vì gạo sẽ hấp thụ asen trong nước. Khuyến cáo người tiêu dùng nên sử dụng nước có chứa hàm lượng asen thấp hơn để vo gạo và nấu cơm.
...
...
...
1) Nhiều loại phân bón có chứa asen ở dạng vết. “Bị ô nhiễm” không nên được hiểu là tương đương với mức asen ở dạng vết.
2) Có thể sử dụng một số giống lúa ít hấp thụ cadimi, nếu có sẵn.
3) Xem TCVN 10168:2013 (CAC/RCP 49-2001).
4) Gạo "không cần vo” hay còn gọi là “Musemmai” là loại gạo đã loại bỏ hoàn toàn lớp cám còn sót lại trên bề mặt sau khi đánh bóng nên không cần vo trước khi nấu.
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/TCVN/Cong-nghe-Thuc-pham/TCVN-14236-2024-Quy-pham-thuc-hanh-ngan-ngua-va-giam-nhiem-asen-trong-gao-921550.aspx
Bài viết liên quan:
- Tiêu chuẩn TCVN 14263:2024 mô tả mã khối MKV
- Tiêu chuẩn TCVN 14241-2:2024 về Giống chó Sông Mã
- Tiêu chuẩn TCVN 14223-2:2024 về Yêu cầu an toàn thiết bị lưu giữ ngoài nhà máy sản xuất, gia công kính phẳng
- Tiêu chuẩn TCVN 14223-3:2024 về Yêu cầu an toàn đối với Máy cắt kính
- Tiêu chuẩn TCVN 14213-1:2024 về Yêu cầu thiết kế thi công Tường Barrette
- Tiêu chuẩn TCVN 14212:2024 Thiết kế, thi công và nghiệm thu đối với móng cần trục tháp
- Tiêu chuẩn TCVN 13954:2024 về Thử nghiệm phản ứng với lửa để xác định tốc độ mất khối lượng của mẫu có bề mặt phẳng
- Tiêu chuẩn TCVN 13522-2:2024 về xác định tính lan truyền lửa tại mức thông lượng nhiệt 25kW/m2
- Tiêu chuẩn TCVN 12197:2024 về Mã hóa có xác thực
- Tiêu chuẩn TCVN 14213-2:2024 về Yêu cầu kỹ thuật thi công tường Barrette
- Tiêu chuẩn TCVN 12783:2019 xác định tổng hàm lượng brom và iot bằng phương pháp phổ phát xạ quang plasma cặp cảm ứng
- Tiêu chuẩn TCVN 8064:2024 về Nhiên liệu điêzen 5 % Este metyl axit béo (DO B5)
- Tiêu chuẩn TCVN 8063:2024 về Xăng không chì pha 5 % Etanol (Xăng E5)
- Tiêu chuẩn TCVN 5740:2023 về Vòi đẩy chữa cháy
- Tiêu chuẩn TCVN 14262:2024 Định lượng Lactobacillus plantarum/Lactobacillus acidophilus bằng kỹ thuật đếm khuẩn lạc
- Tiêu chuẩn TCVN 14203:2024 về yêu cầu đối với mẫu tiêu bản côn trùng
- Tiêu chuẩn TCVN 14223-1:2024 về Thiết bị lưu giữ, xếp dỡ và vận chuyển trong nhà máy
- Tiêu chuẩn TCVN 13957:2024 về Yêu cầu thiết kế, thi công và nghiệm thu đối với Tuy nen kỹ thuật
- Tiêu chuẩn TCVN 9994:2024 về Quy phạm thực hành vệ sinh đối với rau quả tươi
- Tiêu chuẩn TCVN 14190-1:2024 về Khung tiêu chí và phương pháp luận đánh giá an toàn hệ thống sinh trắc học