TCVN-14248-2024-Thiet-bi-phat-tia-plasma-lanh-dung-trong-dieu-tri-vet-thuong

TCVN-14248-2024-Thiet-bi-phat-tia-plasma-lanh-dung-trong-dieu-tri-vet-thuong

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 14248:2024

THIẾT BỊ PHÁT TIA PLASMA LẠNH DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG

Cold plasma generator used in wound treatment

Lời nói đầu

TCVN 14248:2024 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 210 Quản lý chất lượng trang thiết bị y tế biên soạn, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đề nghị, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

Lời giới thiệu

Trong vật lý, plasma được coi là trạng thái thứ tư của vật chất bên cạnh các trạng thái rắn, lỏng và khí được mô tả đầu tiên vào năm 1879 bởi nhà hóa học và vật lý người Anh William Crookes. Thuật ngữ "plasma" xuất phát từ tiếng Hy Lạp và được giới thiệu vào năm 1928 bởi Irving Langmuir, là một hỗn hợp nhiều thành phần của khí bị ion hóa gồm các điện tích dương và âm cân bằng và không kết hợp với nhau.

...

...

...

Việc kháng kháng sinh ngày càng gia tăng gây ra mối quan ngại về điều trị nhiễm khuẩn trong tương lai. Trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, vấn đề kháng thuốc đã trở nên báo động. Gánh nặng về chi phí điều trị do các bệnh nhiễm khuẩn gây ra khá lớn do việc thay thế các kháng sinh cũ bằng các kháng sinh mới, đắt tiền.

Trước tình trạng kháng kháng sinh của vi sinh vật ngày càng gia tăng gây khó khăn trong điều trị bệnh, bên cạnh việc đào tạo, tuyên truyền sử dụng kháng sinh đúng cách, phát triển thuốc mới, việc nghiên cứu những ứng dụng có khả năng diệt vi sinh vật để hỗ trợ hay thay thế một phần cho điều trị kháng sinh là rất quan trọng. Trong đó, nghiên cứu ứng dụng plasma trong diệt khuẩn rất đáng được quan tâm, trong những năm gần đây ứng dụng này đã phát triển rất mạnh trên thế giới.

Trong các tiêu chí mô tả đặc tính đối với việc sử dụng nguồn plasma dùng cho y tế, ngoài các đặc tính vật lý, nghiên cứu về hiệu quả sinh học đối với vi sinh vật hoặc tế bào người là rất quan trọng. Khi thực hiện các thí nghiệm mô tả đặc tính, phải cẩn thận để đảm bảo tuân thủ các điều kiện thực tế (ví dụ: nhiệt độ môi trường, độ ẩm, khoảng cách từ plasma nhìn thấy được đến mục tiêu). Các quy định thử nghiệm thường được áp dụng cho nhiều nguồn plasma áp suất khí quyển lạnh, theo đó các điều kiện xử lý liên quan đến việc xử lý nguồn tương ứng phải được áp dụng và ghi lại một cách chi tiết.

 

THIẾT BỊ PHÁT TIA PLASMA LẠNH DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG

Cold plasma generator used in the wound treatment

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định đặc tính, phương pháp thử, ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản đối với thiết bị phát tia plasma lạnh dùng trong điều trị vết thương.

2  Tài liệu viện dẫn

...

...

...

TCVN 7303-1 (IEC 60601-1) Thiết bị điện y tế - Phần 1: Yêu cầu chung về an toàn cơ bản và tính năng thiết yếu

TCVN 6178 (ISO 6777) Chất lượng nước - Xác định nitrit - phương pháp trắc phổ hấp thụ phân tử

TCVN 6180:1996 (ISO 7890-3:1988) Chất lượng nước - Xác định nitrat - Phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic

TCVN 6492 (ISO 10523) Chất lượng nước - Xác định pH

IEC 62353:2014 Medical electrical equipment - Recurrent test and test after repair of medical electrical equipment (Thiết bị điện y tế - Kiểm tra định kỳ và kiểm tra sau sửa chữa thiết bị điện y tế)

3  Thuật ngữ, định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.

3.1

Plasma (Plasma)

...

...

...

3.2

Plasma áp suất khí quyển (Atmospheric pressure plasma)

Plasma hình thành dưới áp suất khí quyển (101 325 Pa).

3.3

Plasma lạnh (cold plasma)

Plasma không nhiệt

Sự kết hợp của ion, electron, nguyên tử trung tính...cấu thành plasma không sinh ra nhiệt. Plasma lạnh chỉ tồn tại ở ngưỡng nhiệt độ phòng thông thường.

3.4

Tia plasma (plasma jet)

...

...

...

3.5

Điện áp danh định (của thiết bị) ((rated voltage(of equipment))

Điện áp cung cấp được nhà chế tạo ấn định.

3.6

Điện áp làm việc đỉnh (peak working voltage)

Giá trị điện áp đỉnh cao nhất hoặc giá trị điện áp một chiều, bao gồm cả các xung đnh lặp sinh ra trong thiết bị điện nhưng không bao gồm các quá độ bên ngoài.

4  Yêu cầu kỹ thuật

4.1  Yêu cầu kỹ thuật về thông số vật lý

Thiết bị phát tia plasma lạnh phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về thông số vật lý quy định trong Bảng 1.

...

...

...

Tia plasma lạnh được phát ra từ thiết bị phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định trong Bảng 2.

Bảng 1 - Thông số vật lý của thiết bị phát tia plasma lạnh

Tên chỉ tiêu

Yêu cầu

Phương pháp thử

1. Điện áp làm việc đỉnh cấp cho điện cực plasma, kV

Theo công bố của nhà sản xuất

5.1.1

2. Công suất tiêu thụ của một đầu phát plasma, w

...

...

...

5.1.2

3. Dòng rò

 

5.1.3

3.1. Dòng điện rò xuống đất, mA, max.

 

 

- trạng thái bình thường

5

...

...

...

- trạng thái lỗi đơn

10

 

3.2. Dòng điện chạm, μA, max.

 

 

- trạng thái bình thường

100

 

...

...

...

500

 

3.3. Dòng rò tới bệnh nhân

Theo quy định tại Bảng 3 và Bảng 4 của TCVN 7303-1 (IEC 60601-1)

 

4. Áp suất nguồn khí (coi áp suất không khí là 0 bar), bar, max.

1

5.1.4

Bảng 2 - Yêu cầu kỹ thuật đối với tia plasma lạnh

...

...

...

Mức

Phương pháp thử

1. Nhiệt độ tia plasma lạnh tại vùng chịu tác động, °C, max.

40 °C

5.2.1

2. Cường độ bức xạ UV, μW/cm2

50 ± 10 %

5.2.2

3. Đánh giá hiệu quả diệt khuẩn, %, min.

...

...

...

5.2.3

- Vi khuẩn

99

 

- Nấm

95

 

5  Phương pháp thử

5.1  Quy định chung

...

...

...

5.2  Phương pháp xác định các thông số vật lý

5.1.1  Điện áp làm việc đỉnh cấp cho điện cực plasma

Đo điện áp làm việc đỉnh cấp cho điện cực plasma: Đo điện áp làm việc đỉnh tại 2 đầu cáp nguồn cho điện cực Plasma khi thiết bị hoạt động ở điện áp danh định.

5.1.2 Công suất tiêu thụ của một đu phát tia plasma lạnh

Đo công suất tiêu thụ của điện cực plasma khi thiết bị hoạt động ở điện áp danh định theo 4.11 quy định tại TCVN 7303-1 (IEC 60601-1).

5.1.3  Dòng điện rò

Đo dòng điện rò theo 8.7 quy định tại TCVN 7303-1 (IEC 60601-1).

5.1.4  Áp suất nguồn khí

Sử dụng áp kế để đo áp suất nguồn khí.

...

...

...

5.2.1  Nhiệt độ của tia plasma lạnh tại vùng chịu tác động

Một thông số quan trọng để mô tả các nguồn plasma áp suất khí quyển là thông số “nhiệt độ”. Phương pháp đo phải được điều chỉnh phù hợp với hình dạng tương ứng của tia plasma. Trong trường hợp tia plasma (xem Hình 1), nhiệt độ của plasma phải được xác định theo chiều dài của vùng hiệu quả nhìn thấy được từ đầu ra của nguồn plasma đến điểm cuối của vùng hiệu quả nhìn thấy được. Khu vực cần kiểm tra phải được quét theo trục theo từng bước 1 mm bằng đầu đo nhiệt độ.

Thực hiện phép đo với các điều kiện quy định dưới đây:

- Khoảng cách đo từ đầu phát plasma đến bề mặt đo:

5 mm

- Nhiệt độ phòng:

25 °C ± 2 °C

- Độ m tương đối môi trường:

60 % - 70 %

...

...

...

0,1 °C

CHÚ DẪN:

1  nguồn plasma

2  đầu đo nhiệt độ

Hình 1 - Ví dụ về bố trí thử nghiệm đo nhiệt độ tia plasma lạnh

5.2.2  Cường độ bức xạ UV

Sử dụng thiết bị quang phổ phù hợp, cường độ bức xạ UV phải được đo trong các dải sau: UV-A (320 nm đến 400 nm), UV-B (280 nm đến 320 nm) và UV-C (200 nm đến 280 nm). Bố trí thử nghiệm được thể hiện trong Hình 2, với khoảng cách đo từ đầu phát tia plasma lạnh đến bề mặt đo là 5 mm.

...

...

...

1. nguồn plasma

2. thủy tinh thạch anh

3. dây dẫn ánh sáng

4. máy quang phổ

Hình 2 - Ví dụ về bố trí thử nghiệm đo bức xạ quang của tia plasma lạnh

5.2.3  Đánh giá hiệu quả diệt khuẩn

Đánh giá hiệu quả diệt khuẩn của tia plasma theo Phụ lục A và tham khảo đánh giá bổ sung trong Phụ lục B.

5.3  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo kết quả thử nghiệm là kết quả trung bình của các phép thử.

...

...

...

6.1  Ghi nhãn

Thiết bị phát tia plasma được ghi nhãn theo quy định hiện hành và phải có ít nhất các thông tin sau:

- Viện dẫn tiêu chuẩn này, nghĩa là TCVN 14248:2024;

- Tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối;

- Điện áp danh định của thiết bị;

- Ngày sản xuất thiết bị;

- Số lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu thiết bị;

- Số lô hoặc số sê ri của thiết bị;

- Thông tin cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, cơ sở bảo hành: Có thể được thể hiện trực tiếp trên nhãn trang thiết bị y tế hoặc ghi rõ hướng dẫn tra cứu các thông tin này trên nhãn trang thiết bị y tế.

...

...

...

- Bao gói phủ kín bề mặt ngoài của thiết bị bằng băng keo PE, không để lại keo trên bề mặt

- Thiết bị được bảo quản trong thùng gỗ, khung nhôm, bọc vỏ xốp chống nước, chống va đập

- Thùng chứa thiết bị phải có chất hút m silicagel.

- Thiết bị được bảo quản trong phòng điều kiện độ ẩm ≤ 85 %, nhiệt độ ≤ 40 °C.

6.3  Vận chuyển

Vận chuyển thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

 

Phụ lục A

(Quy định)

...

...

...

A.1  Vi sinh vật

Tiêu chí hiệu suất bắt buộc đối với nguồn plasma y tế là sự bất hoạt hoặc tiêu diệt vi sinh vật. Với mục đích này, trong các thí nghiệm phải sử dụng năm 05 loài vi sinh vật sau:

- Staphylococcus vàng (Tụ cầu vàng) (Vi khuẩn gram dương),

- Staphylococcus cholermidis (Tụ cầu khuẩn cholermidis) (Vi khuẩn gram dương),

- Escherichia coli K-12 (Vi khuẩn gram âm),

- Pseudomonas aeruginosa (Trực khuẩn mủ xanh) (Vi khuẩn gram âm) và

- Candida albicans (nấm thuộc nhóm Candida).

Đây là những vi sinh vật thuộc nhóm nguy cơ 1 và nguy cơ 2 nằm trong Danh mục vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm theo nhóm nguy cơ và cấp độ an toàn sinh học phù hợp kỹ thuật xét nghiệm được quy định tại Thông tư số 41/2016/TT-BYT ngày 14/11/2016 (Thông tư ban hành Danh mục vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm theo nhóm nguy cơ và cấp độ an toàn sinh học phù hợp kỹ thuật xét nghiệm.)

A.2  Phương pháp thử nghiệm

...

...

...

A.2.2  Phương pháp thử nghiệm 1

Xác định ảnh hưởng của việc xử lý bằng plasma đến khả năng sinh sản rõ ràng của vi sinh vật trong môi trường ẩm ướt (bề mặt môi trường dinh dưỡng) trong ống nghiệm. Để có thể kiểm tra cả nguồn plasma hình điểm và nguồn plasma phẳng/phẳng, thường cần phải có một phương pháp xử lý cố định, tức là không cần di chuyển nguồn plasma. Trong từng trường hợp riêng lẻ, kích thước của mục tiêu cần xử lý (ví dụ: đĩa thạch dinh dưỡng) phải được điều chỉnh theo kích thước của vùng hoạt động của nguồn plasma. Việc xử lý đúng giờ và phụ thuộc vào thời gian trên đĩa Petri là một thử nghiệm có độ tái lập cao và dễ sử dụng. Trong quá trình thử nghiệm, kích thước của vùng ức chế được xác định liên quan đến thời gian xử lý. Quy trình thử nghiệm sau đây được giải thích cho tia plasma. Đối với các dạng hình học plasma khác, tiến hành tùy theo khả năng kỹ thuật và nếu cần, điều chỉnh thời gian xử lý. Tất cả những sai lệch so với hướng dẫn thử nghiệm phải được ghi lại.

- Ly tâm huyền phù vi sinh vật cũ 24 h (vi khuẩn) hoặc 48 h (nấm) (8,0 g trong 5 min);

- Loại bỏ phần nổi phía trên không có tế bào và hòa lại phần vi sinh vật trong dung dịch nước muối sinh lý (NaCl [0,145 mol/L]);

- Chuẩn bị huyền phù vi sinh vật (≈ 105 CFU/mL);

- Đổ 100 μL huyền phù vi sinh vật lên các đĩa thạch CASO (casein peptone bột đậu nành peptone agar) (0 90 mm);

- Xử lý plasma tại chỗ trong 1 min, 2 min, 3 min, 4 min và 5 min;

- Ủ trong 24 h ở 37 °C (vi khuẩn) hoặc 48 h ở 30 °C (nấm);

CHÚ THÍCH: Tùy theo hướng dẫn của nhà sản xuất, có thể ủ nấm ở nhiệt độ 37 °C

...

...

...

2 mL huyền phù vi sinh vật chưa được xử lý đóng vai trò làm mẫu đối chứng, được pha loãng, đổ đĩa, ủ và đánh giá quang học theo cách tương tự như các mẫu được xử lý bằng plasma.

A.2.3  Phương pháp thử nghiệm 2

Số lượng vi sinh vật có khả năng sinh sản được xác định trong ống nghiệm sau khi huyền phù vi sinh vật lỏng được xử lý bề mặt bằng nguồn plasma áp suất khí quyển. Các tế bào sống sót được xác định bởi sự hình thành khuẩn lạc (đơn vị hình thành khuẩn lạc [CFU]) trên các đĩa thạch dinh dưỡng. Quy trình thử nghiệm và thời gian xử lý được trình bày dưới đây đối với thiết bị phát tia plasma. Đối với các dạng hình học plasma khác, tiến hành tùy theo khả năng kỹ thuật và nếu cần, điều chỉnh thời gian xử lý. Tất cả những sai lệch so với hướng dẫn thử nghiệm phải được ghi lại.

- Ly tâm huyền phù vi sinh vật cũ 24 h (vi khuẩn) hoặc 48 h (nấm) (8,0 g trong 5 min);

- Loại bỏ phần nổi phía trên không có tế bào và hòa lại cặn tế bào bằng dung dịch nước muối sinh lý (NaCl [0,145 mol/L]);

- Pha chế huyền phù vi sinh vật (≈ 105 CFU/mL) trong dung dịch nước muối sinh lý;

- Xử lý điểm huyền phù vi sinh vật (5 mL) thích ứng với nguồn plasma tương ứng trong 1 min, 2 min, 3 min, 4 min và 5 min trên đĩa Petri (ø 35 mm). Trong quá trình xử lý plasma, huyền phù vi sinh vật phải được giữ chuyển động liên tục với tốc độ quay 50 min-1;

- Xác định lượng dịch mất đi trong thời gian xử lý và bù đắp tương ứng bằng dung dịch muối sinh lý;

- Pha loãng huyền phù vi sinh vật đã xử lý và cấy trên đĩa thạch dinh dưỡng CASONa (tối đa 5 min sau khi xử lý plasma);

...

...

...

CHÚ THÍCH: Tùy theo hướng dẫn của nhà sản xuất, có thể ủ nấm ở nhiệt độ 37 °C

- Xác định CFU trên đĩa thạch CASO và tính CFU/ml.

2 mL huyền phù vi sinh vật chưa được xử lý đóng vai trò là đối chứng âm tính, được pha loãng, đ đĩa, ủ và đánh giá theo cách tương tự như các mẫu được xử lý bằng plasma.

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Đánh giá hiệu quả diệt khuẩn bổ sung của tia plasma

B.1  Kiểm tra sức sống của tế bào nuôi cấy sau khi xử lý bằng plasma

Một tiêu chí hiệu suất sinh học quan trọng khác đối với nguồn plasma là ảnh hưởng đến các tế bào quan trọng của con người. Nếu việc điều trị vi sinh vật quan tâm nhiều hơn đến việc làm bất hoạt/ tiêu diệt chúng thì việc thử nghiệm tác động lên tế bào người là rất quan trọng nhằm giảm thiểu các tác dụng phụ không mong muốn, cần lưu ý rằng phương pháp thử nghiệm này luôn có thể phát hiện được một mức độ độc tế bào nhất định. Thử nghiệm ex-vivo hoặc in-vivo có thể tạo ra các kết quả khác nhau do cấu trúc mô còn nguyên vẹn (không có tác dụng độc hại). Do tập trung vào các phương pháp điều trị bằng plasma y sinh, các tế bào da là đối tượng kiểm tra phù hợp. Dòng tế bào phát triển bám dính biến đổi virus được sử dụng để mô tả tác động của plasma lên tế bào người. Dòng tế bào này phải là nguyên bào sợi da loại hoang dã bất tử.

...

...

...

Kiểm tra sức sống của tế bào sau khi xử lý bằng plasma bằng thử nghiệm MTT/MTS:

- Rửa các nguyên bào sợi bám dính 2 lần bằng 1x PBS (dung dịch muối đệm phosphat, pH 7,4) và tách khỏi đáy bình nuôi cấy tế bào (ví dụ: dùng 1x trypsin-EDTA);

- Dừng phản ứng enzyme (trypsin) bằng môi trường dinh dưỡng (DMEM high glucose với L-glutamine; với 10 % huyết thanh thai bê [FKS] và 1 % penicillin/streptomycin) và cho huyền phù tế bào vào lọ vô trùng;

- Cho vào ống ly tâm, ly tâm ở tốc độ 123 g trong 5 min và loại bỏ phần nổi phía trên;

- Hòa lại tế bào trong môi trường dinh dưỡng (DMEM high glucose với L-glutamine; với 10 % FCS và 1 % penicillin/streptomycin), gieo (250.000 tế bào/đĩa) vào đĩa nuôi cấy tế bào vô trùng (ø 35 mm) và để tế bào bám dính qua đêm (ủ ở 37 °C và 5,0 % CO2);

- Rửa tế bào 2 lần với 1x PBS;

- Thêm 1 mL 1x PBS;

- Xử lý plasma hình điểm thích ứng với nguồn plasma tương ứng trong 10 s, 30 s, 60 s, 90 s và 180 s trên bề mặt chất lỏng. Trong quá trình xử lý plasma, đĩa nuôi cấy tế bào phải được giữ chuyển động liên tục với tốc độ quay 50 min-1;

- Đổ đầy các đĩa nuôi cấy tế bào ngay sau khi xử lý bằng plasma (tối đa 5 min sau khi xử lý bằng plasma) với 3 mL môi trường dinh dưỡng (DMEM high glucose với L-glutamine; với 1 % penicillin/streptomycin và tăng hàm lượng huyết thanh thai nhi [FKS] khoảng 13 %) và ủ trong 48 h (37 °C và 5,0 % CO2);

...

...

...

- Áp dụng phép thử MTT hoặc MTS trên đĩa nuôi cấy tế bào (điều chỉnh lượng dung dịch phản ứng theo thể tích đĩa nuôi cấy tế bào);

- Sau thời gian ủ thích hợp, chuyển hỗn hợp từ đĩa nuôi cấy tế bào sang đĩa 96 giếng;

- Xác định độ hấp thụ ở bước sóng tương ứng trên máy đo quang sau khi hiệu chuẩn thích hợp.

Sự hấp thụ được xác định tương quan với lượng muối tetrazolium chỉ có thể được chuyển hóa thành formazan bởi các tế bào quan trọng, có nghĩa là lượng tế bào quan trọng (và không quan trọng) có thể được xác định gián tiếp dựa trên sự tuyệt chủng.

Đối với đối chứng âm tính, ngoại trừ việc không tiến hành xử lý bằng plasma, phải tuân theo quy trình tương tự đối với các mẫu đo. Các tế bào được xử lý bằng hydro peroxide (H2O2) thay vì plasma đóng vai trò kiểm soát dương tính. Với mục đích này, dung dịch H2O2 0,00025 % trong 1x PBS đã được chuẩn bị. Sau đó, tế bào được với dung dịch H2O2 trong 10 s, 30 s, 60 s, 90 s và 180 s ở nhiệt độ phòng. Sau đó thêm 3 mL môi trường nuôi cấy tươi (DMEM high glucose với L-glutamine; với 1 % penicillin/streptomycin và tăng hàm lượng huyết thanh thai nhi [FKS] lên khoảng 13 %) và ủ trong 48 h (37 °C và 5,0 % CO2). Sau đó, thử nghiệm MTT hoặc MTS phải được thực hiện như mô tả ở trên.

B.2  Phát hiện các loại hóa chất trong cht lỏng

Các sản phẩm cuối cùng là nitrit (NO2-) và nitrat (NO3-) có thể được phát hiện trong quá trình xử lý plasma (trong số các loại khác) là đại diện cho sự hình thành các loại nitơ phản ứng (RNS, RONS) hydro peroxide (H2O2) là đại diện cho sự hình thành của các loại oxy phản ứng (ROS). Việc phát hiện các sản phẩm hóa học này cung cấp hướng dẫn về “khả năng phản ứng hóa học” của phương pháp xử lý bằng plasma. Các sản phẩm được đề cập có thể dễ dàng được phát hiện và định lượng bằng phương pháp trắc quang trong dung dịch nước. Việc định lương sản phẩm phải được thực hiện sau khi xử lý plasma điểm (1 min, 2 min, 3 min, 4 min và 5 min hoặc điều chỉnh theo thời gian bất hoạt của vi sinh vật) của nước (xử lý bề mặt). Để đảm bo quá trình xử lý bằng plasma đồng nhất nhất có thể, nước được xử lý phải được giữ chuyển động liên tục trong quá trình xử lý ở tốc độ quay 50 min-1 bằng thiết bị lắc thích hợp. Các thử nghiệm phát hiện có sẵn trên thị trường có th được sử dụng để phân tích. Các phản ứng sau đây được đưa ra làm ví dụ:

- NO2-: Các ion nitrit tạo thành muối diazonium trong dung dịch axit với axit sulfanilic. Sau đó, chất này phản ứng với N-(1-naphthyl)-ethylenediamine dihydrochloride để tạo thành thuốc nhuộm azo màu đỏ tím, có thể được xác định bằng phương pháp trắc quang theo TCVN 6178 (ISO 6777).

- NO3-: Các ion nitrat cùng với 2,6-dimethylphenol (DMP) tạo thành 4-nitro-2,6-dimethylphenol, có thể định lượng bằng phương pháp trắc quang theo TCVN 6180 (ISO 7890-3) hoặc DIN 38405-9.

...

...

...

Với sự trợ giúp của natri azide, bất kỳ nitrit nào cũng có thể được hình thành trong dung dịch xử lý bằng plasma đều bị khử thành nitơ phân tử và do đó được loại bỏ khỏi dung dịch phản ứng một cách hiệu quả.

Ngoài ra, các phương pháp khác (ví dụ: phương pháp sắc ký) cũng có th được sử dụng để phát hiện và định lượng các chất phản ứng. Đ tránh kết quả không chính xác, các mẫu cần kiểm tra phải được phân tích trong vòng 5 min sau khi xử lý plasma.

B.3  Xác định giá trị pH

Sử dụng thiết bị đo pH có bán trên thị trường, phải đo đường cong pH trong nước (2 mL) trong đĩa Petri theo TCVN 6492 (ISO 10523) sau khi xử lý plasma điềm. Trong từng trường hợp riêng lẻ, kích thước của mục tiêu cần xử lý (đĩa Petri) phải được điều chỉnh theo kích thước của vùng hoạt động của nguồn plasma. Giá trị pH phải được xác định sau mỗi 1 min, 2 min, 3 min, 4 min và 5 min trong thời gian xử lý plasma (hoặc điều chỉnh theo thời gian bất hoạt của vi sinh vật). Để tránh kết quả không chính xác, các mẫu cần kiểm tra phải được phân tích trong vòng 5 min sau khi xử lý plasma.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1 ] DI N SPEC 91315:2014-06 General requirements for plasma sources in medicine (Yêu cầu chung đối với nguồn plasma trong y tế)

[2] TCVN 7303-1:2009 (IEC 60601-1:2005) Thiết bị điện y tế - Phần 1: Yêu cầu chung về an toàn cơ bản và tính năng thiết yếu

[3] TCVN 7326-1:2003 (IEC 60950-1:2001) Thiết bị công nghệ thông tin - An toàn - Phần 1: Yêu cầu chung

...

...

...

[5] Quyết định 898/QĐ-BYT ngày 15/3/2017 Hướng dẫn quy trình kỹ thuật hỗ trợ điều trị vết thương bằng máy PlasmaMed

[6] DIN 38405-9 German Standard methods for examination of water, waste water and sludge - Anions (group D) - Part 9: Spectrometric determination of nitrate (D 9) [Phương pháp tiêu chuẩn của Đức đ kiểm tra nước, nước thải và bùn - Anion (nhóm D) - Phần 9: Xác định nitrat (D 9) bằng phép đo phổ]

[7] DIN 38409-15 German Standard methods for the examination of water, waste water and sludge; general measures of effects and substances (group H); determination of hydrogen peroxide and its adducts (H 15) [Phương pháp tiêu chuẩn của Đức để kiểm tra nước, nước thải và bùn; các biện pháp chung về tác động và các chất (nhóm H); xác định hydro peroxide và các chất cộng hợp của nó (H 15)]

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/TCVN/Linh-vuc-khac/TCVN-14248-2024-Thiet-bi-phat-tia-plasma-lanh-dung-trong-dieu-tri-vet-thuong-921567.aspx


Bài viết liên quan:

Tiêu chuẩn TCVN 14248:2024 về Thiết bị phát tia plasma lạnh dùng trong điều trị vết thương

Tiêu chuẩn TCVN 14248:2024 về Thiết bị phát tia plasma lạnh dùng trong điều trị vết thương

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 14248:2024

THIẾT BỊ PHÁT TIA PLASMA LẠNH DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG

Cold plasma generator used in wound treatment

Lời nói đầu

TCVN 14248:2024 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 210 Quản lý chất lượng trang thiết bị y tế biên soạn, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đề nghị, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

Lời giới thiệu

Trong vật lý, plasma được coi là trạng thái thứ tư của vật chất bên cạnh các trạng thái rắn, lỏng và khí được mô tả đầu tiên vào năm 1879 bởi nhà hóa học và vật lý người Anh William Crookes. Thuật ngữ "plasma" xuất phát từ tiếng Hy Lạp và được giới thiệu vào năm 1928 bởi Irving Langmuir, là một hỗn hợp nhiều thành phần của khí bị ion hóa gồm các điện tích dương và âm cân bằng và không kết hợp với nhau.

...

...

...

Việc kháng kháng sinh ngày càng gia tăng gây ra mối quan ngại về điều trị nhiễm khuẩn trong tương lai. Trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, vấn đề kháng thuốc đã trở nên báo động. Gánh nặng về chi phí điều trị do các bệnh nhiễm khuẩn gây ra khá lớn do việc thay thế các kháng sinh cũ bằng các kháng sinh mới, đắt tiền.

Trước tình trạng kháng kháng sinh của vi sinh vật ngày càng gia tăng gây khó khăn trong điều trị bệnh, bên cạnh việc đào tạo, tuyên truyền sử dụng kháng sinh đúng cách, phát triển thuốc mới, việc nghiên cứu những ứng dụng có khả năng diệt vi sinh vật để hỗ trợ hay thay thế một phần cho điều trị kháng sinh là rất quan trọng. Trong đó, nghiên cứu ứng dụng plasma trong diệt khuẩn rất đáng được quan tâm, trong những năm gần đây ứng dụng này đã phát triển rất mạnh trên thế giới.

Trong các tiêu chí mô tả đặc tính đối với việc sử dụng nguồn plasma dùng cho y tế, ngoài các đặc tính vật lý, nghiên cứu về hiệu quả sinh học đối với vi sinh vật hoặc tế bào người là rất quan trọng. Khi thực hiện các thí nghiệm mô tả đặc tính, phải cẩn thận để đảm bảo tuân thủ các điều kiện thực tế (ví dụ: nhiệt độ môi trường, độ ẩm, khoảng cách từ plasma nhìn thấy được đến mục tiêu). Các quy định thử nghiệm thường được áp dụng cho nhiều nguồn plasma áp suất khí quyển lạnh, theo đó các điều kiện xử lý liên quan đến việc xử lý nguồn tương ứng phải được áp dụng và ghi lại một cách chi tiết.

 

THIẾT BỊ PHÁT TIA PLASMA LẠNH DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG

Cold plasma generator used in the wound treatment

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định đặc tính, phương pháp thử, ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản đối với thiết bị phát tia plasma lạnh dùng trong điều trị vết thương.

2  Tài liệu viện dẫn

...

...

...

TCVN 7303-1 (IEC 60601-1) Thiết bị điện y tế - Phần 1: Yêu cầu chung về an toàn cơ bản và tính năng thiết yếu

TCVN 6178 (ISO 6777) Chất lượng nước - Xác định nitrit - phương pháp trắc phổ hấp thụ phân tử

TCVN 6180:1996 (ISO 7890-3:1988) Chất lượng nước - Xác định nitrat - Phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic

TCVN 6492 (ISO 10523) Chất lượng nước - Xác định pH

IEC 62353:2014 Medical electrical equipment - Recurrent test and test after repair of medical electrical equipment (Thiết bị điện y tế - Kiểm tra định kỳ và kiểm tra sau sửa chữa thiết bị điện y tế)

3  Thuật ngữ, định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.

3.1

Plasma (Plasma)

...

...

...

3.2

Plasma áp suất khí quyển (Atmospheric pressure plasma)

Plasma hình thành dưới áp suất khí quyển (101 325 Pa).

3.3

Plasma lạnh (cold plasma)

Plasma không nhiệt

Sự kết hợp của ion, electron, nguyên tử trung tính...cấu thành plasma không sinh ra nhiệt. Plasma lạnh chỉ tồn tại ở ngưỡng nhiệt độ phòng thông thường.

3.4

Tia plasma (plasma jet)

...

...

...

3.5

Điện áp danh định (của thiết bị) ((rated voltage(of equipment))

Điện áp cung cấp được nhà chế tạo ấn định.

3.6

Điện áp làm việc đỉnh (peak working voltage)

Giá trị điện áp đỉnh cao nhất hoặc giá trị điện áp một chiều, bao gồm cả các xung đnh lặp sinh ra trong thiết bị điện nhưng không bao gồm các quá độ bên ngoài.

4  Yêu cầu kỹ thuật

4.1  Yêu cầu kỹ thuật về thông số vật lý

Thiết bị phát tia plasma lạnh phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về thông số vật lý quy định trong Bảng 1.

...

...

...

Tia plasma lạnh được phát ra từ thiết bị phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định trong Bảng 2.

Bảng 1 - Thông số vật lý của thiết bị phát tia plasma lạnh

Tên chỉ tiêu

Yêu cầu

Phương pháp thử

1. Điện áp làm việc đỉnh cấp cho điện cực plasma, kV

Theo công bố của nhà sản xuất

5.1.1

2. Công suất tiêu thụ của một đầu phát plasma, w

...

...

...

5.1.2

3. Dòng rò

 

5.1.3

3.1. Dòng điện rò xuống đất, mA, max.

 

 

- trạng thái bình thường

5

...

...

...

- trạng thái lỗi đơn

10

 

3.2. Dòng điện chạm, μA, max.

 

 

- trạng thái bình thường

100

 

...

...

...

500

 

3.3. Dòng rò tới bệnh nhân

Theo quy định tại Bảng 3 và Bảng 4 của TCVN 7303-1 (IEC 60601-1)

 

4. Áp suất nguồn khí (coi áp suất không khí là 0 bar), bar, max.

1

5.1.4

Bảng 2 - Yêu cầu kỹ thuật đối với tia plasma lạnh

...

...

...

Mức

Phương pháp thử

1. Nhiệt độ tia plasma lạnh tại vùng chịu tác động, °C, max.

40 °C

5.2.1

2. Cường độ bức xạ UV, μW/cm2

50 ± 10 %

5.2.2

3. Đánh giá hiệu quả diệt khuẩn, %, min.

...

...

...

5.2.3

- Vi khuẩn

99

 

- Nấm

95

 

5  Phương pháp thử

5.1  Quy định chung

...

...

...

5.2  Phương pháp xác định các thông số vật lý

5.1.1  Điện áp làm việc đỉnh cấp cho điện cực plasma

Đo điện áp làm việc đỉnh cấp cho điện cực plasma: Đo điện áp làm việc đỉnh tại 2 đầu cáp nguồn cho điện cực Plasma khi thiết bị hoạt động ở điện áp danh định.

5.1.2 Công suất tiêu thụ của một đu phát tia plasma lạnh

Đo công suất tiêu thụ của điện cực plasma khi thiết bị hoạt động ở điện áp danh định theo 4.11 quy định tại TCVN 7303-1 (IEC 60601-1).

5.1.3  Dòng điện rò

Đo dòng điện rò theo 8.7 quy định tại TCVN 7303-1 (IEC 60601-1).

5.1.4  Áp suất nguồn khí

Sử dụng áp kế để đo áp suất nguồn khí.

...

...

...

5.2.1  Nhiệt độ của tia plasma lạnh tại vùng chịu tác động

Một thông số quan trọng để mô tả các nguồn plasma áp suất khí quyển là thông số “nhiệt độ”. Phương pháp đo phải được điều chỉnh phù hợp với hình dạng tương ứng của tia plasma. Trong trường hợp tia plasma (xem Hình 1), nhiệt độ của plasma phải được xác định theo chiều dài của vùng hiệu quả nhìn thấy được từ đầu ra của nguồn plasma đến điểm cuối của vùng hiệu quả nhìn thấy được. Khu vực cần kiểm tra phải được quét theo trục theo từng bước 1 mm bằng đầu đo nhiệt độ.

Thực hiện phép đo với các điều kiện quy định dưới đây:

- Khoảng cách đo từ đầu phát plasma đến bề mặt đo:

5 mm

- Nhiệt độ phòng:

25 °C ± 2 °C

- Độ m tương đối môi trường:

60 % - 70 %

...

...

...

0,1 °C

CHÚ DẪN:

1  nguồn plasma

2  đầu đo nhiệt độ

Hình 1 - Ví dụ về bố trí thử nghiệm đo nhiệt độ tia plasma lạnh

5.2.2  Cường độ bức xạ UV

Sử dụng thiết bị quang phổ phù hợp, cường độ bức xạ UV phải được đo trong các dải sau: UV-A (320 nm đến 400 nm), UV-B (280 nm đến 320 nm) và UV-C (200 nm đến 280 nm). Bố trí thử nghiệm được thể hiện trong Hình 2, với khoảng cách đo từ đầu phát tia plasma lạnh đến bề mặt đo là 5 mm.

...

...

...

1. nguồn plasma

2. thủy tinh thạch anh

3. dây dẫn ánh sáng

4. máy quang phổ

Hình 2 - Ví dụ về bố trí thử nghiệm đo bức xạ quang của tia plasma lạnh

5.2.3  Đánh giá hiệu quả diệt khuẩn

Đánh giá hiệu quả diệt khuẩn của tia plasma theo Phụ lục A và tham khảo đánh giá bổ sung trong Phụ lục B.

5.3  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo kết quả thử nghiệm là kết quả trung bình của các phép thử.

...

...

...

6.1  Ghi nhãn

Thiết bị phát tia plasma được ghi nhãn theo quy định hiện hành và phải có ít nhất các thông tin sau:

- Viện dẫn tiêu chuẩn này, nghĩa là TCVN 14248:2024;

- Tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối;

- Điện áp danh định của thiết bị;

- Ngày sản xuất thiết bị;

- Số lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu thiết bị;

- Số lô hoặc số sê ri của thiết bị;

- Thông tin cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, cơ sở bảo hành: Có thể được thể hiện trực tiếp trên nhãn trang thiết bị y tế hoặc ghi rõ hướng dẫn tra cứu các thông tin này trên nhãn trang thiết bị y tế.

...

...

...

- Bao gói phủ kín bề mặt ngoài của thiết bị bằng băng keo PE, không để lại keo trên bề mặt

- Thiết bị được bảo quản trong thùng gỗ, khung nhôm, bọc vỏ xốp chống nước, chống va đập

- Thùng chứa thiết bị phải có chất hút m silicagel.

- Thiết bị được bảo quản trong phòng điều kiện độ ẩm ≤ 85 %, nhiệt độ ≤ 40 °C.

6.3  Vận chuyển

Vận chuyển thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

 

Phụ lục A

(Quy định)

...

...

...

A.1  Vi sinh vật

Tiêu chí hiệu suất bắt buộc đối với nguồn plasma y tế là sự bất hoạt hoặc tiêu diệt vi sinh vật. Với mục đích này, trong các thí nghiệm phải sử dụng năm 05 loài vi sinh vật sau:

- Staphylococcus vàng (Tụ cầu vàng) (Vi khuẩn gram dương),

- Staphylococcus cholermidis (Tụ cầu khuẩn cholermidis) (Vi khuẩn gram dương),

- Escherichia coli K-12 (Vi khuẩn gram âm),

- Pseudomonas aeruginosa (Trực khuẩn mủ xanh) (Vi khuẩn gram âm) và

- Candida albicans (nấm thuộc nhóm Candida).

Đây là những vi sinh vật thuộc nhóm nguy cơ 1 và nguy cơ 2 nằm trong Danh mục vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm theo nhóm nguy cơ và cấp độ an toàn sinh học phù hợp kỹ thuật xét nghiệm được quy định tại Thông tư số 41/2016/TT-BYT ngày 14/11/2016 (Thông tư ban hành Danh mục vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm theo nhóm nguy cơ và cấp độ an toàn sinh học phù hợp kỹ thuật xét nghiệm.)

A.2  Phương pháp thử nghiệm

...

...

...

A.2.2  Phương pháp thử nghiệm 1

Xác định ảnh hưởng của việc xử lý bằng plasma đến khả năng sinh sản rõ ràng của vi sinh vật trong môi trường ẩm ướt (bề mặt môi trường dinh dưỡng) trong ống nghiệm. Để có thể kiểm tra cả nguồn plasma hình điểm và nguồn plasma phẳng/phẳng, thường cần phải có một phương pháp xử lý cố định, tức là không cần di chuyển nguồn plasma. Trong từng trường hợp riêng lẻ, kích thước của mục tiêu cần xử lý (ví dụ: đĩa thạch dinh dưỡng) phải được điều chỉnh theo kích thước của vùng hoạt động của nguồn plasma. Việc xử lý đúng giờ và phụ thuộc vào thời gian trên đĩa Petri là một thử nghiệm có độ tái lập cao và dễ sử dụng. Trong quá trình thử nghiệm, kích thước của vùng ức chế được xác định liên quan đến thời gian xử lý. Quy trình thử nghiệm sau đây được giải thích cho tia plasma. Đối với các dạng hình học plasma khác, tiến hành tùy theo khả năng kỹ thuật và nếu cần, điều chỉnh thời gian xử lý. Tất cả những sai lệch so với hướng dẫn thử nghiệm phải được ghi lại.

- Ly tâm huyền phù vi sinh vật cũ 24 h (vi khuẩn) hoặc 48 h (nấm) (8,0 g trong 5 min);

- Loại bỏ phần nổi phía trên không có tế bào và hòa lại phần vi sinh vật trong dung dịch nước muối sinh lý (NaCl [0,145 mol/L]);

- Chuẩn bị huyền phù vi sinh vật (≈ 105 CFU/mL);

- Đổ 100 μL huyền phù vi sinh vật lên các đĩa thạch CASO (casein peptone bột đậu nành peptone agar) (0 90 mm);

- Xử lý plasma tại chỗ trong 1 min, 2 min, 3 min, 4 min và 5 min;

- Ủ trong 24 h ở 37 °C (vi khuẩn) hoặc 48 h ở 30 °C (nấm);

CHÚ THÍCH: Tùy theo hướng dẫn của nhà sản xuất, có thể ủ nấm ở nhiệt độ 37 °C

...

...

...

2 mL huyền phù vi sinh vật chưa được xử lý đóng vai trò làm mẫu đối chứng, được pha loãng, đổ đĩa, ủ và đánh giá quang học theo cách tương tự như các mẫu được xử lý bằng plasma.

A.2.3  Phương pháp thử nghiệm 2

Số lượng vi sinh vật có khả năng sinh sản được xác định trong ống nghiệm sau khi huyền phù vi sinh vật lỏng được xử lý bề mặt bằng nguồn plasma áp suất khí quyển. Các tế bào sống sót được xác định bởi sự hình thành khuẩn lạc (đơn vị hình thành khuẩn lạc [CFU]) trên các đĩa thạch dinh dưỡng. Quy trình thử nghiệm và thời gian xử lý được trình bày dưới đây đối với thiết bị phát tia plasma. Đối với các dạng hình học plasma khác, tiến hành tùy theo khả năng kỹ thuật và nếu cần, điều chỉnh thời gian xử lý. Tất cả những sai lệch so với hướng dẫn thử nghiệm phải được ghi lại.

- Ly tâm huyền phù vi sinh vật cũ 24 h (vi khuẩn) hoặc 48 h (nấm) (8,0 g trong 5 min);

- Loại bỏ phần nổi phía trên không có tế bào và hòa lại cặn tế bào bằng dung dịch nước muối sinh lý (NaCl [0,145 mol/L]);

- Pha chế huyền phù vi sinh vật (≈ 105 CFU/mL) trong dung dịch nước muối sinh lý;

- Xử lý điểm huyền phù vi sinh vật (5 mL) thích ứng với nguồn plasma tương ứng trong 1 min, 2 min, 3 min, 4 min và 5 min trên đĩa Petri (ø 35 mm). Trong quá trình xử lý plasma, huyền phù vi sinh vật phải được giữ chuyển động liên tục với tốc độ quay 50 min-1;

- Xác định lượng dịch mất đi trong thời gian xử lý và bù đắp tương ứng bằng dung dịch muối sinh lý;

- Pha loãng huyền phù vi sinh vật đã xử lý và cấy trên đĩa thạch dinh dưỡng CASONa (tối đa 5 min sau khi xử lý plasma);

...

...

...

CHÚ THÍCH: Tùy theo hướng dẫn của nhà sản xuất, có thể ủ nấm ở nhiệt độ 37 °C

- Xác định CFU trên đĩa thạch CASO và tính CFU/ml.

2 mL huyền phù vi sinh vật chưa được xử lý đóng vai trò là đối chứng âm tính, được pha loãng, đ đĩa, ủ và đánh giá theo cách tương tự như các mẫu được xử lý bằng plasma.

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Đánh giá hiệu quả diệt khuẩn bổ sung của tia plasma

B.1  Kiểm tra sức sống của tế bào nuôi cấy sau khi xử lý bằng plasma

Một tiêu chí hiệu suất sinh học quan trọng khác đối với nguồn plasma là ảnh hưởng đến các tế bào quan trọng của con người. Nếu việc điều trị vi sinh vật quan tâm nhiều hơn đến việc làm bất hoạt/ tiêu diệt chúng thì việc thử nghiệm tác động lên tế bào người là rất quan trọng nhằm giảm thiểu các tác dụng phụ không mong muốn, cần lưu ý rằng phương pháp thử nghiệm này luôn có thể phát hiện được một mức độ độc tế bào nhất định. Thử nghiệm ex-vivo hoặc in-vivo có thể tạo ra các kết quả khác nhau do cấu trúc mô còn nguyên vẹn (không có tác dụng độc hại). Do tập trung vào các phương pháp điều trị bằng plasma y sinh, các tế bào da là đối tượng kiểm tra phù hợp. Dòng tế bào phát triển bám dính biến đổi virus được sử dụng để mô tả tác động của plasma lên tế bào người. Dòng tế bào này phải là nguyên bào sợi da loại hoang dã bất tử.

...

...

...

Kiểm tra sức sống của tế bào sau khi xử lý bằng plasma bằng thử nghiệm MTT/MTS:

- Rửa các nguyên bào sợi bám dính 2 lần bằng 1x PBS (dung dịch muối đệm phosphat, pH 7,4) và tách khỏi đáy bình nuôi cấy tế bào (ví dụ: dùng 1x trypsin-EDTA);

- Dừng phản ứng enzyme (trypsin) bằng môi trường dinh dưỡng (DMEM high glucose với L-glutamine; với 10 % huyết thanh thai bê [FKS] và 1 % penicillin/streptomycin) và cho huyền phù tế bào vào lọ vô trùng;

- Cho vào ống ly tâm, ly tâm ở tốc độ 123 g trong 5 min và loại bỏ phần nổi phía trên;

- Hòa lại tế bào trong môi trường dinh dưỡng (DMEM high glucose với L-glutamine; với 10 % FCS và 1 % penicillin/streptomycin), gieo (250.000 tế bào/đĩa) vào đĩa nuôi cấy tế bào vô trùng (ø 35 mm) và để tế bào bám dính qua đêm (ủ ở 37 °C và 5,0 % CO2);

- Rửa tế bào 2 lần với 1x PBS;

- Thêm 1 mL 1x PBS;

- Xử lý plasma hình điểm thích ứng với nguồn plasma tương ứng trong 10 s, 30 s, 60 s, 90 s và 180 s trên bề mặt chất lỏng. Trong quá trình xử lý plasma, đĩa nuôi cấy tế bào phải được giữ chuyển động liên tục với tốc độ quay 50 min-1;

- Đổ đầy các đĩa nuôi cấy tế bào ngay sau khi xử lý bằng plasma (tối đa 5 min sau khi xử lý bằng plasma) với 3 mL môi trường dinh dưỡng (DMEM high glucose với L-glutamine; với 1 % penicillin/streptomycin và tăng hàm lượng huyết thanh thai nhi [FKS] khoảng 13 %) và ủ trong 48 h (37 °C và 5,0 % CO2);

...

...

...

- Áp dụng phép thử MTT hoặc MTS trên đĩa nuôi cấy tế bào (điều chỉnh lượng dung dịch phản ứng theo thể tích đĩa nuôi cấy tế bào);

- Sau thời gian ủ thích hợp, chuyển hỗn hợp từ đĩa nuôi cấy tế bào sang đĩa 96 giếng;

- Xác định độ hấp thụ ở bước sóng tương ứng trên máy đo quang sau khi hiệu chuẩn thích hợp.

Sự hấp thụ được xác định tương quan với lượng muối tetrazolium chỉ có thể được chuyển hóa thành formazan bởi các tế bào quan trọng, có nghĩa là lượng tế bào quan trọng (và không quan trọng) có thể được xác định gián tiếp dựa trên sự tuyệt chủng.

Đối với đối chứng âm tính, ngoại trừ việc không tiến hành xử lý bằng plasma, phải tuân theo quy trình tương tự đối với các mẫu đo. Các tế bào được xử lý bằng hydro peroxide (H2O2) thay vì plasma đóng vai trò kiểm soát dương tính. Với mục đích này, dung dịch H2O2 0,00025 % trong 1x PBS đã được chuẩn bị. Sau đó, tế bào được với dung dịch H2O2 trong 10 s, 30 s, 60 s, 90 s và 180 s ở nhiệt độ phòng. Sau đó thêm 3 mL môi trường nuôi cấy tươi (DMEM high glucose với L-glutamine; với 1 % penicillin/streptomycin và tăng hàm lượng huyết thanh thai nhi [FKS] lên khoảng 13 %) và ủ trong 48 h (37 °C và 5,0 % CO2). Sau đó, thử nghiệm MTT hoặc MTS phải được thực hiện như mô tả ở trên.

B.2  Phát hiện các loại hóa chất trong cht lỏng

Các sản phẩm cuối cùng là nitrit (NO2-) và nitrat (NO3-) có thể được phát hiện trong quá trình xử lý plasma (trong số các loại khác) là đại diện cho sự hình thành các loại nitơ phản ứng (RNS, RONS) hydro peroxide (H2O2) là đại diện cho sự hình thành của các loại oxy phản ứng (ROS). Việc phát hiện các sản phẩm hóa học này cung cấp hướng dẫn về “khả năng phản ứng hóa học” của phương pháp xử lý bằng plasma. Các sản phẩm được đề cập có thể dễ dàng được phát hiện và định lượng bằng phương pháp trắc quang trong dung dịch nước. Việc định lương sản phẩm phải được thực hiện sau khi xử lý plasma điểm (1 min, 2 min, 3 min, 4 min và 5 min hoặc điều chỉnh theo thời gian bất hoạt của vi sinh vật) của nước (xử lý bề mặt). Để đảm bo quá trình xử lý bằng plasma đồng nhất nhất có thể, nước được xử lý phải được giữ chuyển động liên tục trong quá trình xử lý ở tốc độ quay 50 min-1 bằng thiết bị lắc thích hợp. Các thử nghiệm phát hiện có sẵn trên thị trường có th được sử dụng để phân tích. Các phản ứng sau đây được đưa ra làm ví dụ:

- NO2-: Các ion nitrit tạo thành muối diazonium trong dung dịch axit với axit sulfanilic. Sau đó, chất này phản ứng với N-(1-naphthyl)-ethylenediamine dihydrochloride để tạo thành thuốc nhuộm azo màu đỏ tím, có thể được xác định bằng phương pháp trắc quang theo TCVN 6178 (ISO 6777).

- NO3-: Các ion nitrat cùng với 2,6-dimethylphenol (DMP) tạo thành 4-nitro-2,6-dimethylphenol, có thể định lượng bằng phương pháp trắc quang theo TCVN 6180 (ISO 7890-3) hoặc DIN 38405-9.

...

...

...

Với sự trợ giúp của natri azide, bất kỳ nitrit nào cũng có thể được hình thành trong dung dịch xử lý bằng plasma đều bị khử thành nitơ phân tử và do đó được loại bỏ khỏi dung dịch phản ứng một cách hiệu quả.

Ngoài ra, các phương pháp khác (ví dụ: phương pháp sắc ký) cũng có th được sử dụng để phát hiện và định lượng các chất phản ứng. Đ tránh kết quả không chính xác, các mẫu cần kiểm tra phải được phân tích trong vòng 5 min sau khi xử lý plasma.

B.3  Xác định giá trị pH

Sử dụng thiết bị đo pH có bán trên thị trường, phải đo đường cong pH trong nước (2 mL) trong đĩa Petri theo TCVN 6492 (ISO 10523) sau khi xử lý plasma điềm. Trong từng trường hợp riêng lẻ, kích thước của mục tiêu cần xử lý (đĩa Petri) phải được điều chỉnh theo kích thước của vùng hoạt động của nguồn plasma. Giá trị pH phải được xác định sau mỗi 1 min, 2 min, 3 min, 4 min và 5 min trong thời gian xử lý plasma (hoặc điều chỉnh theo thời gian bất hoạt của vi sinh vật). Để tránh kết quả không chính xác, các mẫu cần kiểm tra phải được phân tích trong vòng 5 min sau khi xử lý plasma.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1 ] DI N SPEC 91315:2014-06 General requirements for plasma sources in medicine (Yêu cầu chung đối với nguồn plasma trong y tế)

[2] TCVN 7303-1:2009 (IEC 60601-1:2005) Thiết bị điện y tế - Phần 1: Yêu cầu chung về an toàn cơ bản và tính năng thiết yếu

[3] TCVN 7326-1:2003 (IEC 60950-1:2001) Thiết bị công nghệ thông tin - An toàn - Phần 1: Yêu cầu chung

...

...

...

[5] Quyết định 898/QĐ-BYT ngày 15/3/2017 Hướng dẫn quy trình kỹ thuật hỗ trợ điều trị vết thương bằng máy PlasmaMed

[6] DIN 38405-9 German Standard methods for examination of water, waste water and sludge - Anions (group D) - Part 9: Spectrometric determination of nitrate (D 9) [Phương pháp tiêu chuẩn của Đức đ kiểm tra nước, nước thải và bùn - Anion (nhóm D) - Phần 9: Xác định nitrat (D 9) bằng phép đo phổ]

[7] DIN 38409-15 German Standard methods for the examination of water, waste water and sludge; general measures of effects and substances (group H); determination of hydrogen peroxide and its adducts (H 15) [Phương pháp tiêu chuẩn của Đức để kiểm tra nước, nước thải và bùn; các biện pháp chung về tác động và các chất (nhóm H); xác định hydro peroxide và các chất cộng hợp của nó (H 15)]

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/TCVN/Linh-vuc-khac/TCVN-14248-2024-Thiet-bi-phat-tia-plasma-lanh-dung-trong-dieu-tri-vet-thuong-921567.aspx


Bài viết liên quan: