Quy chuẩn quốc gia QCVN 02:2012/BTNMT về lò đốt chất thải rắn y tế
TT |
Thông số |
Đơn vị |
Giá trị yêu cầu |
1 |
Nhiệt độ vùng đốt sơ cấp |
°C |
³ 650 |
2 |
Nhiệt độ vùng đốt thứ cấp |
°C |
³ 1.050 |
3 |
Thời gian lưu cháy trong vùng đốt thứ cấp |
s |
³ 2 |
4 |
Lượng oxy dư (đo tại điểm lấy mẫu) |
% |
6 - 15 |
5 |
Nhiệt độ bên ngoài vỏ lò (hoặc lớp chắn cách ly nhiệt) |
°C |
£ 60 |
6 |
Nhiệt độ khí thải ra môi trường (đo tại điểm lấy mẫu) |
°C |
£ 180 |
2.1.5. Không được trộn không khí bên ngoài vào để pha loãng khí thải kể từ điểm ra của vùng đốt thứ cấp đến vị trí có độ cao 02 (hai) m tính từ điểm lấy mẫu khí thải trên ống khói.
2.1.6. Lò đốt CTRYT phải có hệ thống xử lý khí thải với quy trình hoạt động bao gồm các công đoạn chính sau:
a) Giải nhiệt (hạ nhanh nhiệt độ) khí thải nhưng không được sử dụng biện pháp trộn trực tiếp không khí bên ngoài vào dòng khí thải để làm mát;
b) Xử lý bụi (khô hoặc ướt);
c) Xử lý các thành phần độc hại trong khí thải (như hấp thụ, hấp phụ).
Một số công đoạn nêu trên được thực hiện kết hợp đồng thời trong một thiết bị hoặc một công đoạn được thực hiện tại nhiều hơn một thiết bị trong hệ thống xử lý khí thải.
2.2. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải lò đốt chất thải rắn y tế
Trong quá trình hoạt động bình thường, giá trị các thông số ô nhiễm trong khí thải lò đốt CTRYT khi thải ra môi trường không được vượt quá các giá trị quy định tại Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2: Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải
...
...
...
Thông số ô nhiễm
Đơn vị
Giá trị tối đa cho phép
A
B
1
Bụi tổng
mg/Nm3
150
...
...
...
2
Axít clohydric, HCI
mg/Nm3
50
50
3
Cacbon monoxyt, CO
tng/Nm3
350
...
...
...
4
Lưu huỳnh dioxyt, SO2
mg/Nm3
300
300
5
Nitơ oxyt, NOx (tính theo NO2)
mg/Nm3
500
...
...
...
6
Thủy ngân và hợp chất tính theo thủy ngân, Hg
mg/Nm3
0,5
0,5
7
Cadmi và hợp chất tính theo Cadmi, Cd
mg/Nm3
0,2
...
...
...
8
Chì và các hợp chất tính theo chì, Pb
mg/Nm3
1,5
1,2
10
Tổng đioxin/furan, PCDD/PCDF
ngTEQ/Nm3
2,3
...
...
...
Trong đó:
- Cột A áp dụng đối với lò đốt CTRYT tại cơ sở xử lý CTRYT tập trung theo quy hoạch (không nằm trong khuôn viên cơ sở y tế);
- Cột B áp dụng đối với lò đốt CTRYT được lắp đặt trong khuôn viên của cơ sở y tế.
3. QUY ĐỊNH VỀ VẬN HÀNH, ỨNG PHÓ SỰ CỐ VÀ GIÁM SÁT
3.1. Vận hành lò đốt chất thải rắn y tế
3.1.1. Phải xây dựng và thực hiện quy trình vận hành an toàn lò đốt CTRYT, trong đó lưu ý các nội dung sau:
a) Trừ trường hợp lò đốt CTRYT có quy trình hoạt động đặc biệt do nhà sản xuất quy định và được xem xét cụ thể bởi cơ quan cấp phép, quy trình khởi động lò đốt CTRYT phải theo trình tự như sau:
- Bước 1: Khởi động hệ thống xử lý khí thải;
- Bước 2: Khởi động và sấy nóng tất cả các vùng đốt. Chỉ được nạp một số loại chất thải không nguy hại có nhiệt trị lớn (như chất thải sinh khối) để thay thế, bổ sung nhiên liệu truyền thống sau khi sử dụng nhiên liệu truyền thống để sấy nóng vùng đốt sơ cấp lên nhiệt độ trên 300 (ba trăm) °C và vùng đốt thứ cấp lên nhiệt độ trên 800 (tám trăm) °C. Các loại chất thải không nguy hại sử dụng trong quá trình khởi động này phải được xác định và ghi rõ trong quy trình;
...
...
...
b) Quy trình kết thúc hoạt động lò đốt CTRYT phải được thực hiện theo trình tự sau:
- Bước 1: Ngừng nạp chất thải. Tiếp tục đảo trộn chất thải còn lại trong vùng đốt sơ cấp và cấp nhiên liệu (nếu cần thiết) cho đến khi chất thải cháy hoàn toàn;
- Bước 2: Ngừng cấp nhiên liệu vào vùng đốt sơ cấp sau khi chất thải đã cháy hoàn toàn (không còn dấu hiệu cháy);
- Bước 3: Ngừng cấp nhiên liệu vào vùng đốt thứ cấp sau khi không còn khói trong vùng đốt sơ cấp và không còn khí thải qua ống khói;
- Bước 4: Ngừng hệ thống xử lý khí thải và kết thúc toàn bộ hoạt động của lò đốt khi nhiệt độ vùng đốt sơ cấp xuống dưới 300 (ba trăm) °C.
3.1.2. Chất thải trước khi được nạp vào lò đốt CTRYT phải được kiểm soát để không ảnh hưởng đến việc vận hành bình thường của lò đốt, tránh nạp các chất thải không có khả năng xử lý bằng lò đốt.
3.1.3. Không được phép thiêu đốt: Chất thải phóng xạ; chất thải dễ nổ; chất thải có nhựa PVC; nước thải; chất thải có tính chất ăn mòn hoặc có chứa thủy ngân, chì, cadimi, các chất halogen hữu cơ vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.
3.1.4. Phải lập nhật ký vận hành lò đốt CTRYT, trong đó ghi rõ số lượng chất thải được thiêu đốt, thời gian thực hiện và tên người vận hành.
3.2. Quản lý chất thải phát sinh từ lò đốt chất thải rắn y tế
...
...
...
3.2.2. Tro xỉ, bụi, bùn thải và các chất thải rắn khác phát sinh từ quá trình vận hành lò đốt CTRYT phải được phân định, phân loại theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT để có biện pháp quản lý phù hợp theo quy định.
3.3. Phòng ngừa và ứng phó sự cố
3.3.1. Phải xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ theo quy định về phòng cháy, chữa cháy dưới sự hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý về công tác phòng cháy, chữa cháy.
3.3.2. Phải xây dựng và thực hiện các phương án dự phòng và ứng phó đối với các sự cố khác theo quy định về quản lý chất thải y tế, quản lý chất thải nguy hại và các quy định có liên quan.
3.3.3. Ngoài cơ chế ngắt bằng tay, các vùng đốt phải có cơ chế tự động ngắt khi hoạt động bất thường hoặc có sự cố.
3.3.4. Hệ thống xử lý khí thải lò đốt CTRYT phải có van xả tắt (by-pass) để xả khí thải trực tiếp ra ống khói mà không qua hệ thống xử lý khí thải khi có sự cố. Van xả tắt phải có cần điều khiển bằng tay hoặc tự động ở độ cao vừa với người đứng, đảm bảo thao tác thuận lợi, kịp thời ngay khi có sự cố mà không phải trèo lên lò đốt. Phải ngừng nạp chất thải ngay sau khi sử dụng van xả tắt. Chỉ được vận hành lại sau khi đã khắc phục sự cố hoàn toàn. Van xả tắt phải có niêm phong của cơ quan cấp phép để tránh sử dụng tùy tiện và phải thông báo trong vòng 48 (bốn mươi tám) giờ sau khi phá niêm phong để cơ quan cấp phép niêm phong lại.
3.4. Giám sát lò đốt chất thải rắn y tế
3.4.1. Lò đốt CTRYT phải lắp thiết bị giám sát tự động, liên tục để đo và ghi lại thông số nhiệt độ trong các vùng đốt, nhiệt độ khí thải sau hệ thống xử lý khí thải.
3.4.2. Phải bố trí máy ghi hình (camera) hoặc cửa sổ quan sát trực tiếp để quan sát quá trình thiêu đốt chất thải trong vùng đốt sơ cấp với đường kính hoặc độ rộng mỗi chiều tối thiểu 05 (năm) cm.
...
...
...
3.4.4. Việc giám sát tự động, liên tục đối với một số thông số nhất định trong khí thải và việc lấy mẫu giám sát đối với đioxin/furan chỉ phải thực hiện trong một số trường hợp đặc biệt theo yêu cầu cụ thể của cơ quan cấp phép.
4. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
4.1. Phương pháp xác định các thông số ô nhiễm trong khí thải lò đốt CTRYT thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia dưới đây:
- TCVN 5977:2009 - Phát thải nguồn tĩnh - Xác định nồng độ khối lượng bụi bằng phương pháp thủ công;
- TCVN 6750:2000 - Sự phát thải của nguồn tĩnh - Xác định nồng độ khối lượng lưu huỳnh điôxit - Phương pháp sắc ký khí ion;
- TCVN 7172:2002 - Sự phát thải của nguồn tĩnh - Xác định nồng độ khối lượng nitơ oxit - Phương pháp trắc quang dùng naphtyletylendiamin;
- TCVN 7242:2003 - Lò đốt chất thải rắn y tế - Phương pháp xác định nồng độ cacbon monoxit (CO) trong khí thải;
- TCVN 7244:2003 - Lò đốt chất thải rắn y tế - Phương pháp xác định nồng độ axit clohydric (HCI) trong khí thải;
- TCVN 7557-1:2005 - Lò đốt chất thải rắn y tế - Xác định kim loại nặng trong khí thải - Phần 1: Quy định chung;
...
...
...
- TCVN 7557-3:2005 - Lò đốt chất thải rắn y tế - Xác định kim loại nặng trong khí thải - Phần 3: Phương pháp xác định nồng độ cadimi và chì bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa và không ngọn lửa;
- TCVN 7556-3:2005 - Lò đốt chất thải rắn y tế - Xác định nồng độ khối lượng PCDD/PCDF - Phần 3: Định tính và định lượng.
4.2. Các tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn được chấp nhận để xác định nồng độ của các thông số ô nhiễm trong khí thải lò đốt CTRYT hoặc khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia.
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Quy chuẩn này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2013 và áp dụng thay thế QCVN 02:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế.
5.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng lò đốt CTRYT trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tuân thủ đầy đủ các quy định tại Quy chuẩn này, trừ trường hợp lò đốt CTRYT đã chính thức hoạt động trước ngày 01 tháng 3 năm 2013 thì được tạm thời miễn áp dụng một số quy định (trừ Mục 2.2) tại Quy chuẩn này cho đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2016 nếu các quy định đó đòi hỏi phải nâng cấp, cải tạo, điều chỉnh, bổ sung về thiết kế, cấu tạo, thiết bị, vật liệu so với hiện trạng.
5.3. Trong thời gian chưa có Quy chuẩn riêng, khí thải lò hỏa táng phải tuân thủ quy định tại cột A Bảng 2 Mục 2.2 Quy chuẩn này, không áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6560:1999 (6560:2005) - Chất lượng không khí - Khí thải lò đốt chất thải rắn y tế theo hướng dẫn tại Mục 2 Phần X Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2009 của Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng.
5.4. Trường hợp các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn trong Quy chuẩn này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.
5.5. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này./.
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/TCVN/Tai-nguyen-Moi-truong/QCVN-02-2012-BTNMT-lo-dot-chat-thai-ran-y-te-906620.aspx
Bài viết liên quan:
- Quy chuẩn QCVN 100:2024/BTTTT về Tương thích điện từ đối với thiết bị vô tuyến di động mặt đất
- Quy chuẩn Quốc gia QCVN 01-83:2011/BNNPTNT bệnh động vật yêu cầu chung lấy mẫu bệnh phẩm
- Quy chuẩn quốc gia QCVN 100:2015/BTTTT về Tương thích điện từ đối với thiết bị trung kế vô tuyến mặt đất (TETRA)
- Quy chuẩn quốc gia QCVN 18:2022/BTTTT về Tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến điện
- Quy chuẩn quốc gia QCVN 97:2015/BTTTT về máy thu trực canh gọi chọn số trên tàu biển MF, MF/HF và VHP
- Quy chuẩn quốc gia QCVN 96:2015/BTTTT về tương thích điện từ đối với thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dải tần từ 9 kHz đến 40 GHz
- Quy chuẩn quốc gia QCVN 95:2015/BTTTT về thiết bị nhận dạng vô tuyến (RFID) băng tần từ 866 MHz đến 868 MHz
- Quy chuẩn QCVN 05A:2020/BCT/SĐ1:2024 về An toàn trong sản xuất hóa chất nguy hiểm
- Quy chuẩn Quốc gia QCVN 01-78:2011/BNNPTNT chỉ tiêu vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi
- Quy chuẩn quốc gia QCVN 01-119:2012/BNNPTNT điều tra phát hiện sinh vật hại trên cây ăn quả có múi
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05:2023/BTNMT về Chất lượng không khí
- Quy chuẩn quốc gia QCVN 01-141:2013/BNNPTNT về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật
- Quy chuẩn quốc gia QCVN 72:2014/BGTVT về phân cấp và chế tạo phao neo, phao tín hiệu
- Quy chuẩn quốc gia QCVN 20:2019/BKHCN/SĐ1:2021 về Thép không gỉ
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20:2019/BKHCN về Thép không gỉ
- Quy chuẩn quốc gia QCVN 08:2023/BTNMT về Chất lượng nước mặt
- Quy chuẩn Quốc gia QCVN 01-80:2011/BNNPTNT cơ sở nuôi trồng thủy sản thương phẩm điều kiện vệ sinh
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2019/BYT về Bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc
- Quy chuẩn quốc gia QCVN 01-165:2014/BNNPTNT về Quy trình giám định cỏ ma ký sinh thuộc chi Striga
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 67:2018/BGTVT về Thiết bị chịu áp lực trên phương tiện giao thông vận tải